Người yêu trăng hoa vẫn yêu mù quáng
Tôi ghê tởm anh nhưng trong lòng lại đau vô cùng vì biết đã lún quá sâu vào cuộc tình này.
Khi chưa yêu ai tôi không có mấy cái nhìn thiện cảm đối với đám con trai chỉ biết yêu đương, ăn chơi, đua đòi. Tôi thường gọi bọn họ là những gã trai “đú đởn, ăn bám, dựa hơi” và gọi những cô gái ăn chơi, sành điệu luôn bám theo những cậu con trai đó là “những đứa con gái không có lòng tự trọng”. Vậy mà cuối cùng, tôi lại yêu một người bạn trai “thay người yêu như thay áo”, không có chút chung thủy nào.
Tôi còn nhớ ngày hôm đó tôi đi ăn ăn cưới một người bạn thân. Trời mưa tầm tã, tôi không mang ô, không áo mưa vì vậy không thể về được nhà. Anh có ô tô, anh chủ động đưa tôi về. Giây phút gặp anh, vẻ bảnh bao, cộng thêm cách ăn nói nhẹ nhàng, tế nhị và rất tình cảm đã khiến tôi có chút say. Sau một vài lời từ chối lịch sự của tôi, anh hiểu ý, và ngay lúc đó cô bạn thân của tôi chạy tới: “Bạn của hai vợ chồng mình đấy, yên tâm tuyệt đối nhé!”. Tối hôm đó, lần đầu tiên hai chúng tôi chạm mặt, cũng là lần đầu tiên tôi trái tim tôi rung động trước anh. Ngồi trên xe, anh đi rất chậm, như thể anh muốn làm quãng đường đưa tôi về nhà được dài hơn. Anh hỏi về công việc của tôi, hỏi tôi và Hằng (cô bạn thân của tôi) quen biết nhau như thế nào, rồi anh trêu tôi đủ trò hài hước khiến tôi bật cười khúc khích trên xe. Chẳng mấy chốc, anh đã đưa tôi về nhà và không quên xin số điện thoại của tôi.
Từ lúc tôi cho anh số điện thoại, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau nhiều hơn. Anh hẹn tôi đi uống nước, đi ăn, đi xem phim, thậm chí cả đi dã ngoại. Lần nào anh cũng rất nhẹ nhàng, tình cảm, muốn nắm tay tôi, muốn khoác vai tôi, ôm tôi từ phía sau. Anh đã khiến tôi chìm đắm trong cuộc tình chẳng cần nghĩ đến mọi thứ xung quanh, nhưng bản thân tôi vẫn luôn tự nhắc mình không được vượt qua mọi giới hạn.
Những lần đi chơi tôi bắt đầu để ý anh có nhiều cuộc điện thoại, thậm chí anh còn dùng tới ba máy điện thoại. Lý do là anh phải giải quyết nhiều công việc nên tôi cũng không mấy bận tâm. Hôm đó, chúng tôi có một chuyến đi dã ngoại lên vườn quốc gia Ba Vì. Dưới khung cảnh lãng mạn của rừng thông, anh dựa đầu vào vai tôi và nhắm mắt ngủ thư giãn sau quãng đường dài lái xe. Thấy có tin nhắn, tôi hơi tò mò, nhẹ nhàng đọc trộm tin của anh dù biết rằng mình làm như vậy là không đúng. Mở từng tin nhắn, từng tin nhắn một, tôi như người bị sét đánh ngang tai, không thể nói gì, chỉ có những giọt nước mắt lã chã rơi.
Tại sao có những lúc tôi lại mủi lòng vì một kẻ không xứng đáng nhận được tình yêu chân thành của tôi? (Ảnh minh họa)
Những dòng tin đã khiến tôi giật mình vì người ngồi bên tôi và người nhắn tin hoàn toàn khác nhau. Một anh của tôi nhẹ nhàng, chung thủy, ngoan ngoãn bên cạnh tôi, còn một người trăng hoa, sa đọa trong những dòng tin: “Anh yêu em nhiều lắm! Tối hẹn em ở A Hotel nhé”. Điều mà tôi vô cùng sốc là đối với cô gái nào, anh cũng chọn điểm đến là khách sạn, nhà nghỉ và rồi sau khi đạt được dục vọng, anh hất bỏ người ta như thay áo. Cũng bởi anh chưa làm gì được tôi, bị tôi từ chối sau một vài lần đòi hỏi nên phải chăng anh chưa hất cẳng tôi như dễ dàng rũ bỏ những cô gái khác.
Tôi chỉ còn biết ghê tởm anh, nhưng trong lòng lại đau vô cùng vì tôi biết rằng mình đã lún quá sâu vào cuộc tình này. Anh thức dậy khi tiếng nấc nghẹn của tôi lớn dần. Khuôn mặt anh hoảng hốt, sững sờ bởi anh không ngờ tôi đã đọc hết những dòng tin đó. Tôi đã cãi nhau với anh một trận thật lớn, tát anh một cái bởi sự dối trá, lừa lọc tôi bấy lâu nay. Tôi hỏi anh: “Vì chưa đạt được em nên anh vẫn đang dụ em như dụ một con cọp trong hang đúng không? Săn em rồi, anh sẽ lại đá em như những cô gái này? Chúng ta chia tay đi, tôi thực sự ghê tởm con người anh rồi!”. Anh giải thích: “Không hẳn như em nghĩ đâu, em thực sự khác những cô gái mà anh đã từng yêu. Em không dễ dàng, em chín chắn, em là một người biết suy nghĩ. Anh yêu em để giữ em làm cô gái của cuộc đời anh, không phải là chuyện qua đường như những người con gái khác, em hiểu không? Xin em hãy cho anh một cơ hội. Anh sai rồi”. Tôi khóc rất nhiều trên xe, và không nói với anh một lời nào, mặc cho anh van xin. Tại sao tôi lại yếu đuối đến như vậy, tại sao có những lúc tôi lại mủi lòng vì một kẻ không xứng đáng nhận được tình yêu chân thành của tôi?
Sau hai ngày suy nghĩ, tôi đã gửi đến anh lời chia tay không hối tiếc: “Những ngày qua, anh như tia nắng mặt trời xóa tan không gian ảm đạm trong lòng em. Hiện tại, mọi thứ đã quay trở về theo đúng như những gì nó nên có. Cảm ơn anh dù yêu hay không yêu em thật lòng, ít ra em đã được biết thế nào là tình yêu. Thế nhưng, em không thể trao trái tim cho một người đàn ông trăng hoa. Bởi đến một lúc nào đó, người ấy cũng sẽ bỏ rơi em, chạy theo cái mới. Em mong anh hạnh phúc và tìm được một cô gái đủ để níu giữ trái tim anh”.
Tôi thấy lòng thanh thản, bình yên, bởi tôi biết rằng lời chia tay ấy sẽ làm cho tôi đau lòng nhưng tôi thấy mình có trách nhiệm với bản thân, với tương lai của mình hơn.
Theo VNE
Video đang HOT
Chơi sang làm hầm vượt sông: Hà Nội đừng đua đòi!
Nhiều ý kiến độc giả bày tỏ quan điểm, mong Hà Nội nên cân nhắc lựa chọn làm hầm hay cầu vượt sông Hồng để có quyết định đầu tư khôn ngoan hơn, sử dụng ngân sách hiệu quả hơn.
Theo đồ án quy hoạch xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050, theo đó, Hà Nội sẽ làm 15 cầu và một hầm vượt sông Hồng. Trong đó có tám cầu vượt sông Đuống, ba cầu vượt sông Đà và các cầu vượt sông Đáy.
Đề án làm hầm vượt sông Hồng đã được trình Chính phủ phê duyệt
Lập luận của nhóm tác giả này là vì mục đích giãn dân phố cổ và giải quyết tình trạng ách tắc giao thông.
Sao cứ nhắm đất vàng để quy hoạch?
Trước thông tin này, các KTS, nhà nghiên cứu khoa học liên tục lên tiếng phản đối. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, ông không tán thành phương án làm hầm vượt sông Hồng. Vì làm hầm vừa phức tạp, tốn kém, lại chưa có khảo sát thực địa kỹ càng. Để thực hiện được người ta phải khảo sát địa chất trước đó cả 1 thế kỷ.
Ông Nghiêm cũng thẳng thắn, Hà Nội đừng đưa ra mục đích giãn dân, vì hầm hay cầu ở đây chỉ có tác dụng làm cảnh chứ không có tác dụng giãn dân hay giảm tắc đường.
KTS Nguyễn Tấn Vạn cũng cho rằng nếu đưa ra lý do xây hầm đường bộ để giãn dân là không cần thiết. Vì hầm này sẽ không đạt được mục đích, có hầm không khiến người dân thích thú qua bên kia sinh sống.
Đồng tình với quan điểm này, nhiều độc giả đã lên tiếng phản hồi và cho rằng để dân phố cổ chuyển đi không khó, cái khó là phải đảm bảo nơi "an cư lạc nghiệp" thì họ sẽ đi chứ không vì có hầm hay cầu.
Độc giả Tâm chia sẻ: "Chỉ cần Hà Nội đảm bảo nơi sinh sống, ăn ở, việc làm thì người dân phố cổ sẽ chuyển đến ngay. Chuyển đi chỉ cho người ta con cá mà không cho họ cái cần thì họ sống thế nào được".
"Dân phô cô chăng muôn đi đâu ca, cac ông thich quy hoach gi thi sang bên kia sông ma quy hoach sao lai cư nhăm đât vang đê dân đi thê", độc giả Vũ gay gắt.
Vấn đề này cũng được ông Trần Hải Minh, giảng viên khoa Vận tải kinh tế - trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: Hà Nội có làm thêm hầm vượt sông Hồng, dân phố cổ cũng không đi, nghĩa là về cơ bản là không giải quyết được vấn đề.
Để giãn được dân phố cổ, Hà Nội phải hình thành nên các trung tâm rất đông dân cư, tại các trung tâm này sẽ có những hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn bán lúc đó hoạt động kinh doanh ở phố cổ mới giải quyết được.
Nợ tăng dân gánh... Lợi vì ai?
KTS Ngô Doãn Đức, đã bày tỏ nghi ngờ trước mục đích mà nhóm các tác giả này đưa ra. Ông Đức đặt lại vấn đề: "Hà Nội làm hầm vượt là vì lợi ích của ai?". Ông Đức cho rằng, về lâu dài thì chủ trương này là đúng nhưng chúng ta là nền kinh tế đi vay, nên phải có sự cân nhắc, xem xét theo thứ tự ưu tiên trước làm sao để sử dụng một cách hiệu quả nhất đồng vốn của ngân sách.
Độc giả Phạm Đình Khang dẫn chứng: "Đầu tư tràn lan, đầu tư không hiệu quả, đầu tư ngoài ngành...là những cụm từ - thuật ngữ trong các DNNN được ưa thích nhất! Báo cáo với QH hôm nào nợ chỉ có 1.350 ngàn tỉ (63tỉ USD chiếm 50% GDP), mới đây lên 1.550 ngàn tỉ.
Trong khi đó, Hà Nội cũng là một trong 40 địa phương không nộp đủ ngân sách như dự toán, thậm chí nợ công còn tăng nhanh chóng.
Một quan chức của thành phố đã dẫn chứng số liệu cho thấy, ước thu cả năm 2013 chỉ đạt hơn 120.000 tỉ đồng , tức hụt thu gần 41.000 tỉ đồng so với dự toán giao.
Trong khi đó, tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản lại tăng chóng mặt. Con số hết năm 2012, nợ đọng xây dựng cơ bản chưa đầy 1.000 tỉ đồng nhưng đến cuối năm 2013 đã lên tới trên 3.000 tỉ đồng, dù các kỳ họp HĐND đã nhiều lần cảnh báo.
Độc giả Vân ngao ngán, "có lẽ đề xuất xây hầm chỉ là mục tiêu tiêu tiền ngân sách và tăng giá đất bên Gia Lâm, Long Biên thôi. Làm cầu hiệu quả hơn nhiều so với làm hầm".
Còn độc giả Trần Nam thất vọng "kinh tế đang khó khăn chồng chất, nợ ngập đầu, vậy mà các bác vẫn cứ ngồi điều hòa để vẽ dự án nhỉ? Lợi ích khi phê duyệt và đầu tư thuộc về ai thì tất cả người dân VN đều biết".
Đó cũng là quan điểm của độc giả Quang: "Xây hầm thì tất nhiên có lợi cho những ai có chấm mút ở dự án đó rồi, dân thì lợi gì nếu cứ chia đầu dân ra để tính trả nợ thì ai cũng sẽ chẳng thấy lợi ở chỗ nào đâu. Cầu thì san sát rồi..."
Hà Nội nên đầu tư khôn ngoan hơn
Chủ trương này thực chất đã từng được đưa ra thảo luận từ trước đó 2 năm, tuy nhiên hầu hết các kiến trúc sư đều không đồng ý lựa chọn phương án xây hầm vượt qua sông Hồng vì tốn kém, phức tạp và chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, mới đây đồ án này lại được Bộ Xây dựng trình Chính phủ phê duyệt, mặc các chuyên gia tiếp tục đưa ra những ý kiến phản biện.
Về phía các độc giả, nhiều ý kiến cũng cho rằng Hà Nội nên cân nhắc, lựa chọn để sử dụng ngân sách cho hiệu quả nhất.
Độc giả Châm đưa ra lời khuyên: "Lãnh đạo TP Hà Nội nên khôn ngoan hơn trong việc dùng tiền để đầu tư phát triển thành phố. Ví dụ đầu tư vào trường học, bệnh viện có ích cho dân hơn là xây nhà vệ sinh trị giá cả tỷ bạc".
Đó cũng là ý kiến của độc giả Duy Nguyễn. Độc giả này phân tích SG người ta xây hầm Thủ Thiêm vì ngay vị trí băng sông SG là chỗ quay đầu của các tàu vào cảng SG. Dù thế nào thì Hà Nội cũng chưa nên làm vì đất nền sông Hồng yếu, quản lý còn nhiều vấn đề.
Một thực tế nữa cũng được các độc giả chỉ ra, hiện tình trạng cầu thừa, thiếu người đi như ở cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy và Thanh Trì chưa hoạt động hết công suất.
"Quá buồn, không biết xây hầm vượt sông Hồng để làm gì khi đã có quá nhiều cầu trong khi đó cầu Thăng Long thì "vá đi, vá lại". Thay vì xây hầm vượt sông, nên xây cầu khác để thay thế cho "tầng 2" ... ", độc giả Chung bày tỏ.
Theo kiến nghị của độc giả Manh Duong, Hà Nội chỉ cần thực hiện dự án "Thành Phố Sông Hồng" trước đây của Hàn Quốc thiết kế thì đã là quá đẹp rồi, thêm việc cải tạo lại các khu vực hai ven bờ sông, kè bờ và tôn cao, xây dựng các bãi bồi giữa ...
Độc giả T. Công đặt lại vấn đề: "Không biết Các " chuyên gia " lập các dự án trên có nằm trong số 30 % cắp ô không nhỉ".
"Hà Nội đừng đua đòi để làm nghèo đất nước", độc giả Nguyễn Huỳnh Duy tha thiết.
Theo Đât Việt
Khi truyền thông "hội đồng" người đồng tính Cụm từ "ca sĩ Nhật Sơn bị sát hại" khi tìm kiếm trên Google đã cho ra ngay kết quả lên tới 80 tin bài. Nhưng điều đáng nói là ở chỗ, chỉ có chừng 3% đưa ra một title bài khách quan, tập trung vào bản chất của vụ việc. 97% kết quả còn lại luôn đính kèm từ "đồng tính". Giả...