Người yêu thường xuyên đánh tôi không thương tiếc
Nếu tôi làm gì đó khiến anh không hài lòng, cộng với việc anh đang bực tức chuyện gì thì anh liền tát tôi sưng mặt, chảy máu mồm. Rồi có lần thì đấm đá tới tấp khiến người tôi bầm dập, thâm tím.
Ảnh minh họa
Tôi và anh quen nhau được khoảng một năm rưỡi. Nói chung anh là người đào hoa, học rất giỏi, từng làm giảng viên đại học. Hiện nay anh đang phấn đấu để giành suất học bổng tiến sĩ ở Mỹ. Ngược lại với anh, tôi thì trình độ trung cấp, chẳng có gì cao sang nhưng được cái chỉn chu, đảm đang và yêu thương chăm sóc anh hơn cả bản thân.
Tôi năm nay 27 còn anh 29, tôi đã nghĩ anh sẽ là bến đỗ cuối cùng của cuộc đời. Tôi đã về nhà anh và anh cũng vậy, nhưng vì sự nghiệp của anh đang theo đuổi nên chúng tôi chưa tính chuyện cưới xin, yêu anh tôi chấp nhận chờ đợi, hy sinh. Tôi từng nghĩ nếu sau này anh thành đạt mà chúng tôi không đi chung một con đường thì lúc đó tôi cũng chấp nhận, nếu anh thành công mà bỏ tôi thì tôi vẫn chấp nhận.
Nhưng có một điều làm tôi luôn khổ sở và suy nghĩ, mặc dù rất hiểu anh nhưng tôi khó chấp nhận đó là việc anh quá nóng tính. Nếu tôi làm gì đó khiến anh không hài lòng, cộng với việc anh đang bực tức chuyện gì thì anh liền tát tôi sưng mặt, chảy máu mồm. Rồi có lần thì đấm đá tới tấp khiến người tôi bầm dập thâm tím. Có thời gian thì thường xuyên như thế, nhất là khoảng thời gian mà chúng tôi khó khăn về kinh tế.
Nói chung những lúc anh nóng lên mà tôi chịu khó nhịn thì không sao hết, nhưng tôi không phải lúc nào cũng nhịn được vì nếu tức lên là anh chửi tôi rất vô cớ, rồi đổ lỗi lên đầu tôi, mặc dù tôi hoàn toàn vô tội. Anh đã thừa nhận rằng lúc giận thì hình như trong anh có máu điên và không kìm chế được, anh yêu cầu tôi nên im lặng hoặc nghe lời anh lúc đó. Tôi đã cố gắng làm thế nhưng không phải lúc nào cũng nhịn được.
Tôi cũng là người nóng tính và có những lúc cũng điên chứ, thế là lúc đó tôi lại được một trận no đòn, anh còn dọa “đập chết tôi” nhưng lúc đó có người can nên tôi chỉ bị thâm tím bầm dập thôi. Những lúc đó tôi như bất cần và từ bỏ tất cả nhưng anh lại quay trở lại, xin lỗi, xoa thuốc cho tôi rồi bảo từ sau anh không đánh em nữa nhưng em phải đừng trêu điên anh. Và rồi những lần sau lại tiếp tục tái diễn.
Ngoài ra anh còn có nhược điểm là không biết quan tâm chăm sóc tôi, anh chỉ biết tôi phục tùng hầu hạ anh như nô tì mọi việc. Lúc anh khỏe manh hay đau ốm đều một tay tôi phục vụ anh từ A đến Z, nhưng khi tôi đau hay cần thì anh lại không ở bên. Trong cơn đau tôi nài nỉ van xin thì anh nấu cho được bát canh húp rồi bỏ đi, mặc cho tôi quằn quại và cố gắng gượng dậy mà tìm thứ gì đó bỏ vào mồm cho khỏi đắng.
Biết anh là người vô tâm, tôi chấp nhận lấy một người chồng như thế, tôi tự nhủ tự mình chăm sóc mình vậy, nhưng còn chuyện anh thường xuyên đánh đập thì không biết tôi có chấp nhận được không. Nhiều lúc tôi rất khổ tâm, tủi nhục và đau đớn, vì yêu anh tôi đã bỏ qua hết nhưng không biết nếu tiếp tục thì sau này cuộc sống vợ chồng sẽ như thế nào nếu anh vẫn tiếp tục đánh đập tôi không thương tiếc.
Tôi rất muốn được bên anh mãi mãi, được yêu thương chăm sóc anh nhưng cũng hận anh nhiều lắm. Tôi không biết phải làm sao đây, rất mong nhận được lời khuyên và ý kiến chia sẻ của tòa soạn và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Theo VNE
Tiết lộ 2 đám tang ít biết của huyền thoại Lý Tiểu Long
Tang lễ của Lý Tiểu Long được một du khách Mỹ so sánh với đám tang của Tổng thống Kennedy
Theo các tài liệu pháp y chính thức và lời kể của người thân, Lý Tiểu Long đột ngột qua đời khi 32 tuổi, vào ngày 20/7/1973. Thế nhưng, gần nửa thế kỷ, đến nay, cái chết của ngôi sao võ thuật này vẫn là một bí ẩn.
Nhân kỷ niệm 41 năm ngày mất Lý Tiểu Long, người thân của ông đã tiết lộ về hai đám tang mà người hâm mộ ít biết về huyền thoại này.
Video đang HOT
Lần thứ nhất, tang lễ được tổ chức vào 25/7/1973 tại quê nhà Hong Kong để bạn bè và người thân của ông tới viếng thăm và đưa tiễn. Lần thứ hai là một lễ tang dành cho gia đình, được tổ chức vào ngày 28/7/1973 tại Nghĩa trang Lake View, Seatle, Mỹ.
Theo đó, sau khi Lý Tiểu Long qua đời được 5 ngày, Nhà tang lễ Guangbin, Cửu Long, Hong Kong đã tổ chức nghi thức lễ tang cấp cao để từ biệt người con xuất sắc của xứ Cảng thơm. Có mặt tại tang lễ là Linda, vợ của Lý Tiểu Long cùng hai người con là Lý Quốc Hào (Brandon Lee), Lý Hương Ngưng (Shannon Lee) bay từ Mỹ về và hàng nghìn bạn bè thân hữu, người hâm mộ.
Vợ Lý Tiểu Long - Linda Lee cùng hai con trong tang lễ của chồng.
Truyền thông Hồng Kông khi đó ghi nhận, bên ngoài nhà tang lễ có khoảng 20.000 người lặng lẽ chờ đến lượt vào nói lời tiễn biệt huyền thoại họ Lý. Ngoài ra, còn có khoảng vài trăm cảnh sát đặc biệt được huy động để bảo vệ đám tang diễn ra suôn sẻ.
Linda Lee - vợ Lý Tiểu Long vô cùng xúc động trước tình cảm công chúng dành cho chồng. Cô tháo chiếc kính mát đang đeo, nước mắt thi nhau rơi và nói lời cảm tạ những người đã đến đưa tiễn chồng mình.
Cũng tại đám tang, một khách du lịch người Mỹ xúc động cho biết, trong cả đời ông, chỉ có duy nhất đám tang của cố tổng thống Mỹ Kennedy mới có thể so sánh với tang lễ của Lý Tiểu Long.
Hàng ngàn người dân Hồng Kông đổ xuống đường trước nhà tang lễ ở Cửu Long để đưa tiễn Lý Tiểu Long.
Bên trong linh đường nhà tang lễ được bài trí theo nghi thức truyền thống Trung Quốc. Đàn tế đặt ở giữa với di ảnh màu của Lý Tiểu Long. Phía trên linh đường treo 4 chữ lớn "Nghệ hải tinh trầm". Bên dưới là thi hài Lý Tiểu Long được đặt trong quan tài bằng đồng, để mở cho người đến nhìn mặt lần cuối. Ông mặc chiếc áo thời Đường màu xanh lam sẫm khi đóng vai nhân vật Trần Chân trong bộ phim võ thuật kinh điển Tinh võ môn.
Tất cả đều gợi cho người hâm mộ nhớ đến hình ảnh nhân vật Trần Chân trong Tinh võ môn đứng trước linh cữu của sư phụ, đau đớn nói lớn: "Người bị đau bao tử có chết được không, bị cảm có khiến người ta chết không? Thầy phải nói cho con biết, người rút cục bị bệnh gì mà chết?". Một sư đệ đứng cạnh Trần Chân an ủi: "Bác sĩ đã nói rõ, sư phụ vì bệnh đau dạ dày rồi chuyển thành cảm mà mất". Thế nhưng Trần Chân một mực không tin: "Sư phụ bình thường khỏe lắm, sao có thể bệnh mà chết được? Làm sao có thể chết vì bệnh được".
Và trong đám tang của Lý Tiểu Long ngày hôm đó cũng nhiều người tự hỏi: "Vì sao anh ấy chết? Anh ấy khỏe mạnh như vậy vì sao lại chết đột ngột thế? Sao có thể vậy được?".
Linh đường trong nhà tang lễ Lý Tiểu Long với 4 chữ lớn "Nghệ hải tinh trầm".
Lẫn trong đám tang của Lý Tiểu Long, có cả những người "mang ân, mang oán" với ông, nhưng tất cả đều lặng lẽ trong bầu không khí bi thương.
Ban đầu, thi hài Lý Tiểu Long và các di vật của ông dự định sẽ được mai táng và lưu giữ theo phong tục của Trung Quốc. Theo đó, huyền thoại họ Lý sẽ được chôn bên cạnh mộ phần hai thân sinh của ông. Tuy nhiên, Linda Lee mong muốn đưa thi hài chồng về Mỹ để có thể thường xuyên đến thăm viếng chồng, vì vậy, cô kiên quyết đưa thi hài Lý Tiểu Long về Mỹ và chôn cất tại thành phố quê nhà ở Seatle.
Quan tài Lý Tiểu Long tại sân bay Seatle, Hoa Kỳ.
Ngày 28/7/1973, tang lễ của Lý Tiểu Long lần thứ hai được tổ chức tại Nhà tang lễ thành phố Seatle. Có mặt tại đám tang của huyền thoại gồm các đệ tử và đồng nghiệp như Dan Lnosanto, Chuck Norris cùng hàng trăm bạn bè thân thích của Lý Tiểu Long.
So với đám tang với hàng vạn người ở Hồng Kông, không khí đám tang ở Seatle diễn ra lặng lẽ, đúng như tính cách và khát vọng về một sự "tĩnh" của Lý Tiểu Long lúc còn sống.
Quan tài Lý Tiểu Long tại Nhà tang lễ Seatle.
Nghĩa trang Lake View ở Seatle chính là nơi chôn cất thi hài Lý Tiểu Long. Đây vốn là một vùng bán sơn địa nhiều cây cối và những thảm cỏ xanh tươi tốt. Khung cảnh của nghĩa trang đẹp và yên bình dưới chân đồi Washington.
Bia mộ màu đỏ nhạt có khắc hình Lý Tiểu Long cùng tên của ông bằng tiếng Anh - Bruce Lee và tên thật Lý Chấn Phiên bẳng tiếng Trung Quốc, kèm theo thời gian sinh - tử: 27/11/1940 - 20/7/1973. Hàng chữ cuối cùng được khắc với nội dung: Người sáng lập môn võ Tiệt quyền đạo.
Phía dưới tấm bia có khắc một khối đá màu đen như cuốn sách đang mở, trang bên trái khắc hình một đạo gia thái cực quyền. Hai mặt có dòng chữ "Dĩ vô pháp vi hữu pháp, dĩ vô hạn vi hữu hạn" (lấy vô pháp thắng hữu pháp, lấy vô hạn thắng hữu hạn).
Đám tang Lý Tiểu Long tại Nhà tang lễ thành phố Seatle.
Sự ra đi của Lý Tiểu Long quá đột ngột, ông không kịp để lại bất kỳ di chúc hay lời trăn trối nào. Trong đám tang, điếu văn của Lý Tiểu Long do Linda Lee soạn thảo, đúc kết từ những mong mỏi của Lý Tiểu Long khi còn sống.
Linda Lee đứng trước mộ Lý Tiểu Long, nước mắt trào xuống hai gò má và nói: "Lý Tiểu Long luôn luôn sáng tạo, cuộc đời 32 năm của anh tràn đầy sự sáng tạo".
Một số hình ảnh đám tang Lý Tiểu Long:
Cảnh sát làm nhiệm vụ tại đám tang của Lý Tiểu Long ở Hồng Kông.
Thi hài Lý Tiểu Long được đưa tới nhà tang lễ ở Hồng Kông.
Linda Lee mặc trang phục tang truyền thống tiễn biệt chồng.
Đồ viếng tại đám tang Lý Tiểu Long.
Di ảnh Lý Tiểu Long tại Nhà tang lễ Guangbin, Hồng Kông.
Linh cữu của Lý Tiểu Long tại Nghĩa trang Lake View.
Mộ phần Lý Tiểu Long (trái) và con trai Lý Quốc Hào tại nghĩa trang Lake View.
Theo Trithuc
Ảnh hài thương tiếc Flappy Bird Chú chim ngố trong game Flappy Bird đã được các fan hiện thực hóa bằng chim thật. Flappy bird phiên bản chim thật. Nỗi hoài nghi của các fan. Fan cuồng của trò chơi Flappy Bird. Đây là con chim "gây chia rẽ"? Gương mặt khi game over. Fan cuồng. Nỗi uất ức khi "chim ngố" bị gỡ bỏ. Cái chết tức tưởi...