Người yêu tặng thứ này thì lại đòi những thứ khác
Hơn 1 năm yêu nhau, anh chủ động mua quà tặng em, rồi tìm cách đòi lại món quà trị giá tương đương để tặng bố mẹ, hay em gái của mình.
Em năm nay 25 tuổi, đã có người yêu, người yêu em định từ nay đến cuối năm chúng em sẽ làm đám cưới. Nhưng em cũng không biết có nên không, rất mong được các anh, chị tư vấn dùm.
Ảnh minh họa
Hai đứa chúng em bằng tuổi, yêu nhau được hơn 1 năm, về trình độ, gia đình, hình thức chúng em đều không có sự chênh lệch nhau nhiều, nhưng có một điều mà em không thích ở anh ấy và làm em rất suy nghĩ.
Đó là sau hơn một năm yêu nhau, ngày lễ, ngày sinh nhật, Valentine anh ấy đều tặng quà cho em, mặc dù em không đòi hỏi, cũng không gợi ý để bắt anh ấy phải mua quà.
Sợ anh ấy tốn tiến, vì anh ấy mới đi làm, thu nhập cũng không cao, lại sợ tình cảm không đi đến đâu, sợ mang nợ anh ấy, nên nhiều lần em cũng bảo anh ấy không phải mua quà cho em nữa, nhưng anh ấy vẫn mua rồi lại đòi lại bằng cách khác.
Có lần thì anh ấy đưa em về quê nhà anh chơi rồi gợi ý bảo em đi mua quà tặng những người thân trong gia đình anh, có lần thì anh lại bảo đi mua cho mẹ anh một hộp sữa Anlene, vì mẹ anh thích uống sữa.
Em nhớ, hôm em sinh nhật là ngày 4/12, anh ấy mua tặng cho em một bộ kem dưỡng da trị giá gần 1 triệu đồng, em biết giá vì chính anh ấy nói cho em, dù em không hề hỏi. Rồi hơn một tuần sau, anh ấy mời em về quê anh ấy ăn cỗ đám cưới bạn, anh khuyên em nên mua tặng mẹ anh một chiếc áo khoác, rồi bảo hai đứa cùng đi chọn.
Em cũng không muốn mua, không phải vì em tiếc tiền, nhưng em nghĩ em và anh ấy mới chỉ quen và yêu nhau chưa lâu, chưa biết mối quan hệ này có đi đến đâu không. Mà từ khi quen, nghe theo gợi ý của anh ấy, em đã mua tặng mẹ anh ấy túi xách, sữa rồi, nếu em cứ mua quà nhiều có thể bác ấy lại nghĩ em đang muốn nịnh hót, lấy lòng bác ý hay có ý gì khác.
Nhưng nếu không mua, anh ấy sẽ nói em tiếc tiền, hay tính toán hơn thiệt gì đó, nên em đành bỏ ra gần 1 triệu để mua tặng mẹ anh cái áo khoác, tương đương với số tiền anh mua tặng em bộ mỹ phẩm dưỡng da.
Video đang HOT
Không chỉ có lần đó, mà rất nhiều những lần khác trong hơn 1 năm chúng em yêu nhau, anh cứ chủ động mua quà tặng em, rồi lại tìm cách đòi lại một món quà có trị giá tương đương để cho bố mẹ, hay em gái của anh.
Em chẳng hiểu anh ấy làm như vậy để làm gì, có phải anh đang tính toán hơn thiệt khi yêu em, hay còn có ý gì khác. Chính vì điều này mà em không biết có nên tiếp tục yêu để làm đám cưới với anh hay nên dừng lại mối quan hệ này, mong các anh, chị cho em một lời khuyên.
Theo Đất Việt
Con dâu bỏ nhà theo trai, sui gia đòi lại tiền thách cưới
Trước hôm làm lễ đón dâu, cô gái bỏ nhà đi theo người yêu cũ khiến bên nhà trai tức giận đòi lại tiền thách cưới.
Theo tin từ báo Phụ nữ TP.HCM, vụ việc xảy ra tại huyện Châu Thành, Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Giảng (54 tuổi) có người bạn chí cốt tên Lưu Thanh Phát ở cùng xã. Ông Giảng có người con trai cả tên Nam.
Mỗi lần ông Phát sang chơi, Nam đều cởi mở đón tiếp lễ nghĩa, coi như cha mình. Vì thế, Nam được ông Phát hết mực yêu quý, muốn Nam thành thân với con gái của ông, tên Thanh.
Mọi thủ tục pháp lý cần thiết cho một đám cưới diễn ra đã được hoàn tất nhanh chóng, ngày cử hành hôn lễ cũng được ấn định. Theo phong tục của địa phương, trước khi muốn đưa Thanh về làm dâu trong gia đình, ông bà Giảng phải nộp 15 triệu đồng tiền thách cưới mà bố mẹ Thanh đề ra.
Thế nhưng, ngay trước hôm đón dâu. Lợi dụng lúc mọi người chuẩn bị cho đám cưới ngủ mê mệt, Thanh đã lẻn bỏ trốn theo một người con trai khác trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. Khi sự việc đã vỡ lở, đám cưới giữa Nam và Thanh buộc phải hủy.
Tưởng có được người con dâu hiền nhưng ai ngờ lại đổ bể vào phút chót khiến cho gia đình ông Giảng ngậm ngùi trong cay đắng. Nhưng điều khiến ông Giảng bực tức là việc vợ chồng người bạn thân biết rõ sự việc mà không hề hay nói cho mình biết.
Ông Giảng yêu cầu gia đình ông Phát được hoàn lại số tiền thách cưới - Ảnh minh họa
Ông Giảng yêu cầu vợ chồng thông gia phải hoàn trả số tiền 15 triệu đồng mà gia đình đã thách cưới trước đó cùng toàn bộ lễ vật trong đám ăn hỏi gồm trầu cau, bánh kẹo, gạo, rượu (trị giá 2 triệu đồng). Đề nghị này của ông Giảng không được vợ chồng người bạn chấp nhận, bởi theo họ sự việc xảy ra không ai mong muốn, bản thân vợ chồng ông Phát cũng chỉ mới biết sự việc.
Chẳng bên nào chịu bên nào nên hai người bạn thân đã xảy ra mâu thuẫn. Không làm cách nào đòi lại tiền từ bạn, vợ chồng ông Giảng đã quyết định nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để lấy lại danh tiếng cho gia đình.
Trong phiên hòa giải lần thứ nhất, ông Phát nói rằng: "Số tiền thách cưới mà vợ chồng bạn đưa cho đã chi trả toàn bộ cho việc thuê phông bạt, bát đĩa. Còn số lễ vật trong đám ăn hỏi gia đình cũng đã mang ra khao người dân trong vùng, làm quà cho các cụ cao tuổi trong khu vực...".
Trước lời trình bày đến từ người bạn, ông Giảng vẫn nhất quyết cho rằng đó là số tiền thách cưới. Theo ông Giảng, số tiền ấy với gia đình ông không lớn nhưng đó là danh dự nên cần phải đòi lại.
Mãi cho tới lần hòa giải thứ 2, thẩm phán phân tích về mối quan hệ tình cảm cao cả "vào sinh ra tử" mà cả ông Giảng và ông Phát đã có; cái được, cái mất trong tình cảm giữa hai bên gia đình khi cơ quan pháp luật vào cuộc giải quyết. Lúc đó, hai bên gia đình mới chịu nhường bước, không khởi kiện ra tòa nữa mà tự thỏa thuận với nhau.
Trước đó, báo Pháp luật TP.HCM cũng đưa tin về một vụ việc tương tự khi nhà trai "nằng nặc" vác đơn đòi kiện gia đình nhà gái trả lại sính lễ, tiền vàng.
Cụ thể, tháng 5/2012, trong lễ hỏi, ông bà cho chị Vân các lễ vật gồm 5,5 chỉ vàng 24K, 4,5 chỉ vàng 18K, một con heo quay giá 3,3 triệu đồng, 10 mâm đồ lễ và 3 triệu đồng tiền mua sắm đồ cưới. Hai bên thống nhất sẽ làm lễ cưới vào tháng 11/2012.
Bất ngờ đến tháng 8/2012, chị Vân cùng mẹ đến nói với ông bà rằng tính tình giữa chị với con trai của ông bà không hợp nên hủy đám cưới, đồng thời trả một chỉ vàng 24K và 4,5 chỉ vàng 18K.
Theo ông bà Tứ, nếu chị Vân không muốn làm con dâu thì phải cùng cha mẹ trả lại đầy đủ lễ vật cưới. Sự việc đã đem ra xã hòa giải nhưng chị Vân cùng cha mẹ vẫn không trả nên ông bà khởi kiện yêu cầu TAND huyện Chợ Lách giải quyết.
Sau khi tòa thụ lý, vì chị Vân cam kết đến ngày 30/12/2013 sẽ trả 2 chỉ vàng 24K nên ông bà Tứ đã hứa cho chị 2,5 chỉ vàng 24K còn lại và rút đơn kiện. Nhưng đến ngày hẹn, chị Vân không trả nên ông bà khởi kiện tiếp, lần này yêu cầu chị liên đới cùng cha mẹ trả đủ 4,5 chỉ vàng 24K .
Tại phiên tòa, chị Vân khai trước đây cùng con trai của ông bà Tứ đi buôn gà chung. Do lỗ vốn nên chị phải bán 2,5 chỉ vàng, sau đó đem cầm tiếp 2 chỉ vàng mà ông bà Tứ cho lấy 5 triệu đồng tiếp tục làm ăn.
Vào lúc xin hủy đám cưới, chị có trình bày với ông bà Tứ rằng chị cùng con trai ông bà đã xài hết số vàng, hiện chỉ còn biên nhận cầm vàng. Ông bà Tứ thông cảm đồng ý bỏ qua, chỉ lấy lại biên nhận cầm vàng để ông bà tự giải quyết. Vì thế, chị chỉ đồng ý trả cho 2 chỉ vàng và 2,5 triệu đồng (một nửa số tiền chị cầm 2 chỉ vàng).
Cha mẹ của chị Vân thì nói số vàng trong lễ hỏi là bên nhà trai cho chị Vân chứ không phải cho nhà gái nên không có trách nhiệm liên đới trả lại.
Con trai ông bà Tứ bảo sau đám hỏi, anh và chị Vân có sống chung nhưng anh không biết việc bán vàng cưới vì chị không nói gì với anh. Số vàng đó là của cha mẹ anh, Vân đơn phương hủy đám cưới thì phải trả lại cho cha mẹ anh.
TAND huyện Chợ Lách nhận định việc ông bà Tứ làm lễ hỏi cho con trai và cho con dâu tương lai 5,5 chỉ vàng 24K và 4,5 chỉ vàng 18K là theo phong tục để hai bên làm lễ cưới sau này. Sau khi cho vàng, giữa ông bà và chị Vân đã phát sinh quan hệ "hợp đồng tặng cho có điều kiện" theo Điều 470 Bộ luật dân sự. Cụ thể, ông bà cho chị Vân số vàng trên với điều kiện con trai ông bà và chị phải tiến tới hôn nhân sau này.
Tại các phiên hòa giải và tại tòa, chị Vân đều thừa nhận có quản lý số vàng trên, chị đã bán và cầm số vàng mà không cho con trai của ông bà Tứ biết. Nhưng sau đó chị không muốn tiến tới hôn nhân nên trả lại một chỉ vàng 24K và 4,5 chỉ vàng 18K.
Theo tòa, chị Vân khai đã bán 2,5 chỉ vàng 24K để cùng con trai ông bà Tứ buôn gà thua lỗ hết nhưng con trai ông bà không thừa nhận, chị lại không có chứng cứ chứng minh.
Về phần 2 chỉ vàng mà chị Vân khai cầm cố với giá 5 triệu đồng và giao biên nhận cho ông bà Tứ, ông bà Tứ không thừa nhận có việc này.
Tại phiên xử, ông bà Tứ chỉ yêu cầu chị Vân trả 2,5 chỉ vàng 24K và 5 triệu đồng (tiền cầm 2 chỉ vàng 24K). Do yêu cầu này thấp hơn yêu cầu khởi kiện ban đầu nên tòa chấp nhận. Tòa cũng chấp nhận việc ông bà Tứ tự nguyện rút yêu cầu buộc cha mẹ chị Vân phải liên đới cùng với con trả vàng. Theo tòa, số vàng trên nằm trong số lễ vật mà ông bà Tứ cho con dâu hụt chứ không phải cho nhà gái nên nếu ông bà Tứ không rút yêu cầu thì tòa cũng bác.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe Xin hỏi, vợ chồng tôi muốn cùng đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe có được không? Thủ tục như thế nào?Hỏi: Vợ chồng tôi có tài sản chung là một chiếc xe ôtô. Tuy nhiên, khi đăng ký xe thì chỉ đứng tên của chồng tôi trên giấy chứng nhận đăng ký xe. Nay, vợ chồng tôi muốn cùng đứng...