Người yêu nhõng nhẽo cũng chưa là gì với những vị khách “trái tính trái nết” này: chắc nhân viên chỉ muốn hét lên “về hành tinh của anh/chị mà order ấy!
Để phục vụ được những vị khách thế này, hẳn nhân viên phải có sức kiềm chế ghê lắm!
Một trong những tình huống cực kỳ khó xử đối với các nhân viên làm trong nhà hàng, quán ăn… chính là lúc gặp phải những vị khách khó tính, khó chiều. Nhưng sẽ càng khó xử hơn, thậm chí là… ấm ức phát điên nếu phải tiếp những vị khách “ trái tính trái nết”. Khách hàng là thượng đế, thế nhưng khi thượng đế lại có những yêu cầu… trên trời thì sẽ phải làm thế nào nhỉ?
Mới đây, H. Ngo – một anh chàng du học sinh đang sinh sống tại Trung Quốc đã chia sẻ những tình huống mà mình gặp phải trong thời gian đi làm thêm tại quán cafe khiến ai cũng lắc đầu ngao ngán. Thương cho anh chàng một thì cảm thấy tức 10 với những vị khách khó chiều này:
#1 – Khách: Cho tao một ly grande mocha lactose free.
- Barista: Ok, nhưng sẽ không có whipped vì whipped có lactose!
- Lúc sau khách: Cho tao whipped!
- Barista: Mày nói lactose free mà, mày chắc mày uống được whipped không?
- Khách: Tao chắc mà, mày yên tâm.
Hôm Sau – khách: Hôm qua tao order đồ uống và tao bị lactose, tao sẽ report cái store này!
#2 – Khách: Tao muốn order Java chip frap.
Sau khi mình làm xong và đưa khách…
- Khách: Hồi nãy tao nói tao muốn uống Salted Caramel Frap mà?
- Barista: Dạ dạ xin lỗi, em làm lại cho chị ngay.
#3 – Cho tao một ly Cold Hot Chocolate. (???)
#4 – Khách: Cho tao 1 ly cái gì mà giống như Tim Hortons…
- Barista: Cái gì là cái gì?
- Khách: Cái đồ uống gì mà tao uống tới 2 tiếng mới xong, để tao nhớ coi.
Video đang HOT
- (Barista: Tui vẫn đang chờ…).
After 5 minutes…
- Khách: Tao vẫn ko nhớ, nhưng tao uống nó ngon, tao uống 2 tiếng, có cafe, có đá xay.
- Barista: Ah, mày muốn Frappuccino phải không?
- Khách: Không phải Frappuccino, tao muốn cái loại đó ở Tim Hortons.
- Barista: Nhưng đây là Starbucks, và nó là Frappuccino, mày vẫn muốn chứ? Còn bên kia là Iced Cap something…
- Khách: Ờ đúng rồi, tao muốn iced cap của Starbucks làm.
#5 – Khách: Cho tao một grande mint tea.
Lúc sau…
- Khách: Ê mày, cho thêm đá vô, mày không biết bỏ đá vô à?
#6 – Khách: Cho tao một ly Cafe Frappuccino nhưng đừng bỏ cafe, tao không uống được. (???).
#7 – Khách: Cho tao 1 ly medium size caramel macchiato nóng.
- Barista: Medium là size Grande này nha!
- Khách: Tao không muốn grande, tao muốn medium.
- Barista: Okay…
#8 – Cho tao 1 ly X. nóng.
Lúc sau…
- Khách: Ê tao đổi ý rồi, mày làm lại ly khác đá cho tao.
#9 – Khách: Cho tao 1 grande Peppermint Mocha.
- Barista: Đó là đồ uống mùa đông, bây giờ tụi tao không có.
- Khách: ỦA? Tuần trước tao tới mua vẫn có mà?
- Barista: Tuần này store đã hết offer đồ uống mùa đông rồi nên tụi tao cũng không có nguyên liệu để làm.
- Khách: Gì kì vậy? Rõ ràng tuần trước tao tới là có, cho tao gặp manager!
#10 – Khách: Cho tao 1 ly latte.
- Nhân viên: Mày thanh toán bằng gì? Cash hay thẻ?
- Khách: Tao trả thẻ.
- Nhân viên: Mày không có đủ tiền trong thẻ rồi!
- Khách: À vậy thôi tao không uống nữa.
- Nhân viên: Rồi ly nước sao?
- Khách: Mày bỏ nó đi.
Theo anh chàng H. Ngo chia sẻ thì đây mới chỉ là một số trong số rất nhiều những tình huống mà anh chàng gặp phải. Thế mới thấy rằng các vị khách của các cửa hàng quả thật đa dạng về độ khó tính và cũng rất phong phú về độ “trái tính trái nết”. Có những câu chuyện thế này mới thấy nghề nhân viên nhà hàng/quán ăn khó làm cỡ nào.
Không muốn hình ảnh chuyên nghiệp bị phá hủy, chị em nên học 3 cách kiểm soát cơn tức giận từ Shark Linh
"Sự tức giận là một cảm xúc khó kiểm soát nhất và hầu như ai trong chúng ta cũng khó có thể kiềm chế được nó. Khi đi làm sẽ còn khó kiểm soát nó hơn bởi vì bạn phải luôn giữ bình tĩnh để duy trì sự chuyên nghiệp của bản thân".
Tức giận là cảm xúc thường thấy nhất của mỗi cá nhân khi làm việc trong môi trường công sở. Có thể nói, công ty như một bộ máy vận hành chung mà trong đó có rất nhiều nhân viên, bộ phận buộc phải hỗ trợ lẫn nhau hay sống đời cộng sinh để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của tập thể và chính sự tương tác, "cọ xát" này lắm khi lại xảy ra mâu thuẫn, xung đột. Tức giận được sinh ra từ đây.
Tuy nhiên, mọi người đã biết rồi đấy, tức giận không hề tốt chút nào bởi nó gây hại cho tinh thần, năng suất của bản thân và thậm chí còn gây ảnh hưởng tới tiến độ làm việc của cả nhóm. Do đó, nói gì thì nói, lý do tức giận dẫu có chính đáng hay không, suy cho cùng, mỗi chúng ta phải học cách tiết chế nó nếu muốn trở thành một dân công sở chuyên nghiệp.
Xoay quanh đề tài này, mới đây, Shark Linh đã chia sẻ một bài viết khá tâm đắc trên trang fanpage với hơn 1 triệu lượt theo dõi nhằm hướng dẫn 3 cách xử lý tình huống khi tức giận tại công ty. Cụ thể, chị viết:
Shark Linh.
Sự tức giận là một cảm xúc khó kiểm soát nhất và hầu như ai trong chúng ta cũng khó có thể kiềm chế được nó. Khi đi làm sẽ còn khó kiểm soát nó hơn bởi vì bạn phải luôn giữ bình tĩnh để duy trì sự chuyên nghiệp của bản thân. Dưới đây là một số gợi ý về cách xử lý các tình huống khi bạn tức giận tại nơi làm việc.
1. Việc nào ra việc đó
Phải luôn nhớ rằng mục tiêu của mọi người khi đi làm là giúp thúc đẩy công ty phát triển. Nếu các dự án được tiến triển tốt thì nó mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Đừng đặt cái tôi quá cao khi nói đến các cuộc tranh luận liên quan đến công việc.
Khi đồng nghiệp hoặc người quản lý đưa ra ý kiến khác với bạn, có hai cách để xem xét nó. Đầu tiên nếu nhận thấy đó là những sự chỉ trích thì đây là lý do phổ biến nhất khiến mọi người tức giận trong công việc.
Nhưng một cách khác là để củng cố ý kiến của bạn bằng cách nghe những gì họ không đồng tình và giải thích tại sao họ nghĩ ý kiến của họ tốt hơn. Khi bạn nghĩ rằng đó là những lời góp ý chứ không phải là chỉ trích thì bạn sẽ cảm thấy ít tức giận hơn.
2. Dập lửa tình huống
Nếu bạn có bất đồng với ai đó tại công ty, điều đó có thể khiến bạn bực bội và dễ mất bình tĩnh. Hãy học cách rời khỏi đó một cách lịch sự để cho tình hình bớt căng thẳng. Luôn nhớ bạn đang ở nơi làm việc và phải duy trì sự chuyên nghiệp của mình.
Nổi giận và tham gia vào một cuộc tranh cãi với đồng nghiệp khác để chứng minh họ sai là thật sự không đáng. Điều đó chỉ làm bạn mất đi sự tôn trọng của các đồng nghiệp khác và, thậm chí tệ hơn là của sếp của bạn. Ví dụ như nếu bạn gặp phải bất đồng, bạn có thể nói rằng: "Tôi hiểu những gì bạn đang chia sẻ, hãy cho tôi thời gian để xem xét lại".
Nếu người đó vẫn hiếu chiến và muốn tiếp tục tranh cãi thì chính họ là người bị mất mặt với các đồng nghiệp khác. Bạn có thể nói với họ: "Chúng ta tiếp tục cuộc trò chuyện này ở thời điểm khác nhé" và sau đó hãy tìm lý do để đi chỗ khác như đi lấy ly nước hoặc vào toilet. Thời gian này sẽ cho cả hai bình tĩnh trở lại.
3. Đừng "giận cá chém thớt"
Rất khó để luôn đặt cảm xúc của bản thân sang một bên khi đi làm. Sẽ có những ngày, bạn đến công ty với tâm trạng đã buồn bực. Điều quan trọng là bạn cần xác định rõ cảm xúc của bạn ĐÃ bị như vậy sẵn rồi, đừng để đồng nghiệp là "tấm thớt" của bạn.
Vào những ngày như thế, hãy cố gắng giữ cho mình sự chuyên nghiệp và tập trung vào công việc. Nếu bạn buộc phải nói chuyện với ai đó, hãy giữ cảm xúc cho riêng mình. Nếu có thể, hãy để cuộc hội thoại diễn ra trong thời gian ngắn và ghi chú xuống những gì đã trao đổi để có thể phản hồi với họ khi đã nguội lại. Bởi vì người ta thường nói "giận quá mất khôn".
Khoe sếp giữa hàng tá câu chuyện nói xấu sếp trên MXH, nàng công sở nhận được phản ứng bất ngờ từ dân mạng Giữa hàng loạt các bài viết nói xấu sếp ra rả mỗi ngày trên MXH, có thể nói đây là một câu chuyện khoe sếp hiếm hoi. Có lẽ từ lâu lắm rồi, "nói xấu sếp" là đề tài, là thú vui được hàng loạt dân công sở yêu thích khi sử dụng mạng xã hội. Bằng chứng là trong khắp các diễn...