Người yêu luôn miệng hỏi: “Lương em bao nhiêu”
Quen nhau đã 4 năm, và yêu nhau được tròn một năm, nhưng trong khoảng thời gian ấy tôi đã không thể đếm được bao nhiêu lần anh hỏi tôi: Lương của em được bao nhiêu, em có được đóng bảo hiểm không?, sau này già em có lương không?.
Tôi yêu và quen anh được 4 năm
Tôi năm nay đã 27 tuổi, cái tuổi chẳng còn trẻ nữa. Ở quê tôi, bạn bè cũng đã lấy chồng và sinh con đẻ cái, tôi may mắn hơn được đi học đại học, nhưng đã ra trường được 4 năm mà tôi vẫn chưa lấy chồng. Bố mẹ tôi thì sốt ruột, nên lúc nào cũng giục cưới, mẹ tôi còn đi tìm thầy bói và đi cắt duyên âm cho tôi,…
Thấy mọi người sốt ruột và giục nhiều quá nên năm ngoái tôi cũng đã chấp nhận yêu một anh bạn hơn tôi 7 tuổi. Anh ấy là con út của một gia đình ở Hà Nội và làm về lĩnh vực xây dựng.
Anh cũng là một người đàn ông hiền lành và có thể tin tưởng được, tuy nhiên có một điều mà tôi không bao giờ hài lòng về anh đó là anh thường xuyên hỏi tôi những câu hỏi đại loại như là: Lương em cao không, bao nhiêu một tháng; hoặc em có được đóng bảo hiểm không?, sau này già có được lương không?…
Quen và yêu nhau được 4 năm rồi nhưng anh cũng chưa bao giờ dám đưa tôi đến những nhà hàng sang trọng hay các trung tâm thương mại để mua sắm, mà chỉ quanh quẩn mấy cái chợ tạm và quán cóc ven đường.
Video đang HOT
Nhưng tôi không đếm được bao nhiêu lần anh hỏi tôi về thu nhập hàng tháng
Tôi còn nhớ, có lần buổi trưa anh đến tận cơ quan để đón tôi đi ăn. Đây là lần đầu tiên tôi đi ăn trưa cùng anh, tưởng đi ăn gì hay ho, hóa ra anh đưa tôi ra ăn ở một quán bún đậu ven đường, chỗ ngồi còn chẳng có, cứ vừa ăn vừa chạy công an đuổi. Từ sau bữa đó, tôi từ chối tất cả những lời mời đi ăn của anh.
Đây cũng là lý do mà tôi tìm mọi cách để từ chối anh, dù anh đã theo tôi mấy năm nay. Và sẵn sàng cưới tôi bất cứ lúc nào, chỉ cần tôi gật đầu đồng ý. Vì tôi luôn nghĩ, anh quan tâm đến thu nhập của tôi nhiều hơn đến sức khỏe, và sở thích của tôi.
Nhưng đến giờ tôi cũng đã 27 tuổi, bố mẹ lại sốt ruột nên giục lấy chồng, tôi cũng định yêu anh rồi cưới cho xong việc. Nhưng cứ nghĩ đến những câu hỏi của anh, tôi lại thấy không thỏa mái.
Tâm sự với gia đình, bạn bè người thì nói với tôi là anh ấy hiền lành, và thẳng tính, nên mới hỏi về lương lậu để tính đến chuyện tương lai hai đứa sau này. Nhưng có người thì lại trách móc bảo đàn ông mà so đo hỏi lương phụ nữ là biểu hiện của sự ki bo, keo kiệt.
Sau này lấy về lại đo lọ nước mắm, ngắm củ dưa hành, làm vợ những người như thế sẽ rất khổ sở và khó có được hạnh phúc. Nên tốt nhất là chia tay sớm, để đỡ khổ sau này.
Mỗi người một ý kiến, mà ý kiến nào cũng có lý cả, tôi là người trong cuộc, lại nghe bằng cả 2 tai, tôi không biết nên như thế nào.
Chấp nhận về làm vợ một người suốt ngày mở mồm ra là hỏi lương của vợ được bao nhiêu tiền hay là cứ ở vậy chờ đợi cơ hội khác đến với mình.
Với tôi, điều này thật là khó khăn, nhất là trong lúc bố mẹ tôi đang sốt ruột, lúc nào cũng muốn đẩy “quả bom nổ chậm” này ra khỏi nhà càng sớm càng tốt.
Xin độc giả hãy cho tôi một lời khuyên, để tôi có thể đưa ra quyết định cho mình. Tôi xin cảm ơn.
Theo PNT
Phải đi cửa sau vì "ăn cơm trước kẻng"
Chúng em lỡ "ăn cơm trước kẻng", giờ em có thai 3 tháng. Ba mẹ chồng tương lai của em ra điều kiện hoặc là theo không hoặc là đám cưới nhưng không rước dâu, em phải về nhà chồng bằng cửa sau.
Khi em nói điều này, ba mẹ em rất giận và bắt em phải cắt đứt. Mẹ nói cứ đẻ con ra rồi mẹ phụ nuôi, không cần thứ nhà chồng chưa chi đã coi khinh mình như vậy.
Người yêu em cũng khổ tâm. Anh năn nỉ ba mẹ em chấp nhận phương án của bên nhà anh ấy để mọi chuyện êm xuôi. Thế nhưng, ba mẹ em không bằng lòng. Giờ em phải làm sao?
ngoclan...@gmail. com
Bạn gái thân mến,
Đúng là các bạn có hơi vội vàng, đã "ăn cơm trước kẻng" mà còn không biết phòng ngừa. Bây giờ chuyện lỡ rồi, phải tìm cách "gỡ rối", sao cho tốt đẹp mọi bề. Ba mẹ chồng tương lai của bạn muốn làm vậy là vì họ theo xưa, khi con dâu thất tiết trước ngày cưới thì họ sợ sẽ mang theo xui xẻo về nhà mình. Ngày nay, nhiều người suy nghĩ thoáng hơn về tình dục và hôn nhân, chuyện như vậy không còn phổ biến nữa.
Tốt nhất là các bạn nên nhờ một người lớn tuổi, có uy tín đối với 2 bên đứng ra làm "thuyết khách", vận động 2 bên cởi mở hơn một chút để chuyện trăm năm của con cái không bị ảnh hưởng; có thể tổ chức đám cưới ở nhà hàng, sau đó đôi trẻ tự đưa nhau về không cần phải đón dâu, đưa rể.
Kinh nghiệm cho thấy nếu các bậc cha mẹ nào dễ dàng, thương dâu, thương rể thì sẽ được hưởng phúc đức về sau, con cái gần gũi thương yêu, chăm lo chu đáo; chứ làm khó dễ thì vừa mất lòng sui gia vừa làm cho dâu con tủi phận. Các bạn hãy kiên trì thuyết phục cha mẹ đôi bên. Chắc chắn họ sẽ vì con cháu mà rộng lòng.
Theo VNE
Giận hờn vô lối Đang vội xem bóng đá mà em gọi điện thoại về bảo "kêu gas dùm" khiến anh rất bực mình. "Em làm gì mà gấp vậy? Lát em về gọi cũng được mà?" - anh dấm dẳn trả lời. "Gọi bây giờ để lát em về tới là có gas để kịp làm cơm, trễ rồi" - nói rồi em cúp máy. Anh...