Người yêu đòi quan hệ,nếu không sẽ chia tay…
Em với anh ấy quen nhau 3 năm rồi chị ạ. Khi hai đứa bắt đầu quen nhau thì hai bên gia đình phải đối giữ lắm, nói là họ hàng, và tụi em đang ở đời thứ năm.
Lúc đó gia đình phản đối quá nên em đòi chia tay, anh ấy không chịu, giữ em lại bằng mọi cách, mà trước khi hai đứa yêu nhau thì anh ấy theo đuổi em ba năm chị à. Hai đứa học ở thành phố gần nhau nên chia tay không được. Hai đứa vẫn hay lén lút gặp nhau, mặc dù ba mẹ cấm. Ấy vậy mà nay đã là năm thứ ba hai đứa yêu nhau. Tìm hiểu lâu nên hai đứa yêu nhau lắm chị à. Vì quen anh ấy nên em chịu nhiều trận đòn lắm chị à. Bây giờ nghĩ lại thấy gian nan lắm.
Năm trước anh ấy về huyện làm rồi, còn em vẫn đang đi học. Không hiểu sao từ khi đi làm anh ấy thay đổi, anh đòi trinh em chị à. Em không đồng ý, đòi chia tay, anh ấy khóc lóc năn nỉ em quay lại, không đòi nữa. Vậy mà chứng nào tật ấy, anh đòi nữa chị à. Rồi hai đứa chi tay nữa, 1 tháng sau anh ấy năm nỉ quay lại nhưng có cả chuyện kia nữa. Em biết anh thương em nhiều nên mủi lòng đồng ý cho. Nhưng phải đợi sinh nhật anh ấy. Gần tới sinh nhật anh ấy rồi, em nghĩ lại, không muốn trước hôn nhân xảy ra chuyện này, quyết định nói rõ là không, anh nói không thì hai đứa chia tay.
Giờ tụi em chia tay được một tháng rồi chị à. Nhưng anh hay điện thoại hỏi thăm nói nhớ em rồi khóc. Em bảo thế thì quay lại nhưng chuyện gần gũi thì không. Anh ấy không chịu chị à, nhất quyết chia tay nếu không q.uan hệ được với em.
Em buồn lắm chị à, Em không hiểu anh ấy nghĩ gì nữa, bao nhiêu sóng gió hai đứa vượt qua không bằng màng mỏng manh đó hay sao? 1 chuyện gia đình ngăn cản, một chuyện này nữa, em phải dứt khoát luôn hay sao đây chị? Em biết hai đứa còn thương nhau lắm. Tư vấn giúp em sớm chị nhé
Trả lời:
Về vấn đề sinh lý, thì con trai ai cũng vậy, lớn lên, tiếp xúc với nhiều phương tiện thông tin người lớn thì tự nhiên sẽ mong muốn tìm tòi, sẽ có nhu cầu về t.ình d.ục để giải toả những bức bí trong cơ thể…
Về tình yêu thì khi cảm xúc yêu thương nảy nở, những đụng chạm dù rất nhẹ cũng có thể gây ra vấn đề sinh lý trên kia . Hơn nữa, những người yêu nhau luôn được muốn gần nhau hơn, gần nhau hơn nữa, gần đến không thể tách rời.
Video đang HOT
Vậy nên, sự đòi hỏi của bạn trai em thật sự là một chuyện rất bình thường, nên cũng không thể trách về việc đó được. Chỉ đáng trách là: đòi không được thì chia tay! Vẫn không cho là không quay lại. Chị đoán rằng cậu ta đang tỏ thái độ cứng rắn với em, để xem ai xiêu lòng hơn ai. Em sẽ vì quá yêu mà cho đi. Nhưng em cũng thật giỏi rồi. Cứ như vậy thôi, em đưa ra quan điểm của mình, bảo vệ bản thân mình. T.ình d.ục không có gì là xấu nhưng nếu như em không muốn thì đừng để bất kỳ hình thức nào ép được mình.
Pháp luật không cấm hai người kết hôn, nhưng có lẽ gia đình quá thân nên cấm cản. Em cứ nói hết với bạn trai đi, rằng bây giờ điều quan trọng là đấu tranh để bên nhau hay là q.uan hệ với em? Hãy hỏi cậu ta yêu em nhiều đến đâu, có thể hy sinh điều gì đó vì em không? Nếu cậu ta có, hãy hy sinh đống sinh lực dư thừa ấy vào bồn cầu toilet đi. Còn nếu không, tình yêu đó chỉ là một nhu cầu sinh lý thì ai (ngoài đường tối tối đứng đầy ra) cũng có thể đáp ứng cậu ta, không phải em. Không thuyết phục được gia đình thì q.uan hệ rồi lại ra một mớ lằng nhằng rắc rối thêm mà thôi em à
Theo VNE
Bài toán nan giải với Mỹ nếu không kích Iraq?
Yêu cầu chính thức từ chính phủ Iraq về một sự trợ giúp từ không lực Mỹ trong nỗ lực chặn đứng thế tiến công của phiến quân ISIS đang gây thêm áp lực buộc Obama phải đưa ra quyết định.
Theo BBC, đây không phải là lần đầu tiên người Iraq yêu cầu giúp đỡ và đến giờ, Washington vẫn khẳng định sẽ không tham gia.
Vũ khí viện trợ thêm đã được chuyển cho các lực lượng Iraq. Binh lính cũng đã được điều bổ sung tới tăng cường cho đội quân đang bảo vệ đại sứ quán Mỹ ở Baghdad.
Phiến quân ISIS chốt giữ ở thành phố Mosul phía bắc Iraq ngày 11/6. (Ảnh: Reuters)
Đồng thời với những việc này, chính quyền Obama cũng đang chuẩn bị cho các chiến dịch không kích nếu được yêu cầu. Tàu sân bay USS George HW Bush đã được đưa vào vị trí ở Vùng Vịnh. Đi cùng hàng không mẫu hạm này còn có một số tàu chiến khác, đặc biệt là tàu tuần dương USS Philippines Sea và tàu khu trục USS Truxton cả hai đều có thể phóng các tên lửa hành trình nhằm vào mục tiêu trên bờ.
Nếu cần thiết, không lực Mỹ có thể được tăng cường sức mạnh bằng các máy bay chiến đấu và máy bay yểm trợ vốn đã hiện diện sẵn trong khu vực.
Cùng với những chuẩn bị hữu hình này, người Mỹ còn đang cố gắng khai thác một bức tranh tình báo rõ nét về những gì đang xảy ra trên thực địa.
Tuy nhiên, BBC cho rằng sự can thiệp từ trên không của Mỹ đặt ra rất nhiều câu hỏi hóc búa:
Tấn công mục tiêu
Nếu ISIS tiến nhanh chóng về phía Baghdad, thì càng có khả năng Mỹ sẽ tiến hành chiến dịch không kích. Nhưng đây là một lực lượng di chuyển nhanh, lại chủ yếu đi trên các phương tiện nhẹ.
Trong một số tình huống, việc phân biệt giữa phiến quân và dân thường rất khó khăn. Có thể Mỹ sẽ triển khai một số lực lượng đặc biệt trên mặt đất để hợp tác với quân đội Iraq trong việc khoanh vùng và xác định mục tiêu?
Tấn công mức độ nào?
Theo các tuyên bố của chính ISIS thì lực lượng này được tổ chức tốt với một cấu trúc rõ ràng. Người Mỹ đã hiểu rõ về ISIS đến mức nào? Và họ sẽ tìm cách tấn công ban lãnh đạo của lực lượng này - có thể bằng máy bay không người lái?
Về mặt địa lý, liệu các cuộc tấn công có bị giới hạn trên lãnh thổ Iraq? Hay Lầu Năm Góc được phép nã vào cả các mục tiêu liên quan đến ISIS ở Syria?
Bối cảnh chính trị
Thủ tướng Iraq Nouri Maliki đã xây dựng một chính phủ bị xem là tham nhũng và nặng tính bè phái.
Trong khi đó, Mỹ muốn một kiểu mẫu chính trị đa đại diện hơn ở Iraq. Tuy vẫn có một số người Sunni ủng hộ chính phủ, nhưng các cuộc tấn công dữ dội của ISIS là dấu hiệu cho thấy tình trạng bất bình rộng lớn hơn ở đất nước Vùng Vịnh.
Do vậy, một chiến dịch không kích của Mỹ có vẻ làm chỗ dựa cho ông Maliki sẽ khó mà được hưởng ứng một cách tích cực.
Với tất cả những lý do trên, Tổng thống Obama đang nghiêng về quyết định "không can thiệp".
Nếu Maliki có thể ngăn chặn được các cuộc tấn công của ISIS mà không cần đến sự can thiệp của Không lực Mỹ thì sẽ tốt hơn nhiều. Nhưng nếu quân đội Iraq không thể bình ổn nổi tình hình, và nếu ISIS tiếp tục hoành hành thì Nhà Trắng có thể sẽ cảm thấy bị ép phải ra lệnh cho các máy bay chiến đấu Mỹ hành động.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet