Người yêu đòi chia tay khi đã ‘no xôi chán chè’
Liệu tôi nên chia tay với anh hay nhẫn nhịn mà quay lại năn nỉ làm lành với anh đây?
Tôi năm nay 28 tuổi, cái tuổi đã không còn gọi là trẻ trung để thỏa sức yêu đương hay chọn độc thân làm lý tưởng sống. Lẽ ra cái tuổi này thì đã “yên bề gia thất”, mặc dù bố mẹ, họ hàng cũng giục nhiều lắm nhưng vì chờ đợi người yêu đang đi du học nên tôi lúc nào cũng phải tìm đủ mọi cách để kéo dài thời gian với mọi người trong gia đình.
Tôi và anh quen nhau đã được 3 năm, cũng đã gặp mặt gia đình hai bên, bố mẹ anh có vẻ cũng khá hài lòng nên xem tôi như con cái trong nhà.
Khi yêu, anh cũng thề non hẹn biển nhiều lắm, hứa sẽ lấy tôi làm vợ sau khi anh từ nước ngoài về. Vì tin tưởng, cộng thêm lúc yêu mọi thứ hình như chỉ toàn màu hồng nên tôi như một con thiêu thân trao hết tình yêu và thể xác cho anh mặc dù tôi thuộc tuýp người cổ hủ.
Vì yêu xa nên cũng có nhiều khó khăn, những hiểu lầm, những giận dỗi, ghen tuông không phải ngày một, ngày hai có thể gỡ bỏ dễ dàng được. Anh rất hay ghen, anh ghen từ bạn bè thân thiết đến cả những anh trai chơi với tôi từ ngày bé. Lúc đầu anh tỏ vẻ giận dỗi, khuyên tôi đừng gần gũi quá với đàn ông, sau dần anh trở nên cáu bẳn, nóng tính mỗi khi tôi đi tụ họp với bạn.
Tôi không biết mình nên làm gì lúc này
Dần dà anh bắt tôi tuyệt giao hết với những bạn bè xung quanh, kể cả con gái. Anh gọi đó là những “mầm mống” ngăn cách tình yêu của chúng tôi. Anh thậm chí còn chê bạn thân của tôi là xấu gái, không có não hay như chê anh bạn tôi chơi từ năm lớp 8 là kém cỏi, dốt nát, đến cả em gái tôi anh cũng chê vô duyên. Tôi lúc đầu cũng giải thích, nhưng anh đều gạt phăng và bảo nếu không như thế thì chia tay. Vì yêu anh, nghĩ đã trao hết cho anh rồi, còn gì phải tiếc nuối nên tôi đành nhẫn nhịn, hạn chế nói chuyện và gặp gỡ mọi người.
Do gia đình anh cũng có điều kiện, từ khi đi du học anh có về nhà 2 lần. Mỗi lần anh về, chúng tôi “quan hệ” rất nhiều lần. Có những lần tôi cảm thấy như anh là một tên biến thái khi hỏi tôi những vấn đề vô cùng kinh tởm (điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến). Mỗi lần “quan hệ” với anh, anh như một tên cầm thú bắt tôi làm đủ mọi tư thế để thỏa mãn.
Bạn bè tôi cũng biết được tính anh như thế nên thông cảm cho tôi, nhưng những người chơi thân thiết đều khuyên tôi nên suy nghĩ kỹ về mối quan hệ này, họ đánh giá anh không được tốt lắm sau mấy lần gặp gỡ. Tôi cũng nghĩ họ hoàn toàn có lý nhưng không hiểu sao bản thân vẫn không thể từ bỏ được. Có thể tôi đã yêu anh quá nhiều.
Lần này anh muốn chia tay với tôi chỉ vì tôi đi chơi về muộn. Tôi đi với bạn về lúc 11 giờ đêm, tôi đã gọi điện báo cáo đầy đủ với anh, thậm chí bắt bạn tôi phải nói to để anh nghe thấy tiếng con gái kẻo lại hiểu lầm tôi đi với anh nào. Thế nhưng, anh không tiếc lời mắng chửi tôi, cho tôi là loại con gái lăng loàn, hám trai, thèm hơi trai đủ kiểu.
Tôi cảm thấy bị xúc phạm nên đã đồng ý chia tay. Vậy nhưng, hiện giờ tôi lại thấy hẫng hụt, nghĩ đến con số 28 tuổi mà không khỏi rùng mình, ông bà nội ngoại ai cũng hối tôi cưới chồng, coi đám cưới của tôi như một ước nguyện trong đời. Nhưng nếu lần này chia tay với anh thì đến bao giờ tôi mới có mối tình khác và cưới chồng được? Nghĩ đến chuyện tôi đã trao cái “ngàn vàng” cho anh rồi, liệu sau này còn có ai chấp nhận tôi hay không? Tôi cảm thấy băn khoăn vô cùng và không biết phải làm gì lúc này.
Theo VNE
Video đang HOT
Đã tính toán kỹ việc "Tăng tuổi làm, giảm lương hưu"?
" Việc thực hiện lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian làm việc của người lao động đã tính tới yếu tố về sức khỏe, khả năng làm việc và giảm thiểu tác động đối với thị trường lao động, cơ hội việc làm của người lao động trẻ".
Bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã Hội (Bộ LĐTB&XH) đã khẳng định như vậy khi trao đổi TS về dự thảo luật BHXH sửa đổi sắp trình Quốc hội xung quanh việc tăng tuổi nghỉ hưu và thay đổi cách tính BHXH.
Bà Trần Thị Thúy Nga
Luật BHXH sửa đổi chuẩn bị trình Quốc hội vào tháng 5 này, từ năm 2015, lương hưu của khu vực nhà nước sẽ lấy mức bình quân đóng BHXH của cả quá trình đóng, thay vì 10 năm cuối cùng của quãng đời làm việc như hiện nay, bà có thể cho biết xuất phát từ đâu mà có đề xuất này?
Cùng với lộ trình về cải cách chính sách tiền lương, sửa đổi quy định về mức tiền lương làm căn cứ tính đóng và hưởng BHXH, quy định trên nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng trong thực hiện chính sách BHXH, đảm bảo khả năng cân đối quỹ BHXH theo đúng nội dung đã được nêu tại các Nghị quyết của Trung ương.
Theo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội vào cuối tháng 5 tới đây, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/7/2015 trở đi (thời điểm dự kiến Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành) thì khi nghỉ hưu, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là bình quân tiền lương tháng của toàn bộ thời gian đóng BHXH.
Theo quy định điều kiện về thời gian đóng BHXH phải có đủ 20 năm trở lên, nên người sớm nhất thuộc khu vực Nhà nước nghỉ hưu từ tháng 8/2035 mới áp dụng quy định này.
Đối với những người thuộc khu vực Nhà nước đang tham gia BHXH trước thời điểm Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm, 6 năm, 8 năm hoặc 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu, tùy thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia BHXH như quy định của Luật BHXH hiện hành.
Theo dự thảo, tuổi nghỉ hưu tăng lên, nhiều người lo lắng tỷ lệ lao động trẻ ra trường sẽ thêm khó có cơ hội tìm được việc làm, trong khi càng về gia khả năng lao động và sáng tạo không thể bắt kịp với lớp trẻ nếu như phải kéo dài tuổi nghỉ hưu?
Theo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), bắt đầu từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của người lao động là cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Từ năm 2020 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của người lao động còn lại cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Riêng đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tuổi nghỉ hưu vẫn thực hiện như quy định hiện hành.
Như vậy, với lộ trình trên thì phải sau 15 năm, từ 2031 trở đi đối với khu vực hành chính sự nghiệp và từ 2035 trở đi đối với khu vực doanh nghiệp mới bắt đầu có lao động nữ nghỉ hưu ở tuổi 60.
Việc thực hiện lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian làm việc nêu trên đã tính tới yếu tố về sức khỏe, khả năng làm việc của người lao động và giảm thiểu tác động đối với thị trường lao động, cơ hội việc làm của người lao động trẻ.
Nhưng nếu nâng tuổi nghỉ hưu nhiều người cho rằng do về hưu quá già nên khi được về hưu thì ốm đau thường xuyên, trong khi lương thấp sẽ không đủ lo trang trải cho cuộc sống, thậm chí có người chưa nghỉ hưu đã chết. Vậy khi xây dựng dự thảo có tính đến thực tế này không?
Theo số liệu của Tổng cục Dân số thì tuổi thọ trung bình của Việt Nam là 73 tuổi.
Như đã nói ở trên, việc thực hiện lộ trình tăng tuổi, kéo dài thời gian làm việc của người lao động là đã tính tới yếu tố về sức khỏe, điều kiện lao động, khả năng làm việc của người lao động.
Nếu như năm 1960 tuổi thọ trung bình của người Việt Nam chỉ là 40 tuổi thì đến năm 2010 tuổi thọ của người Việt Nam đã là 73 tuổi, trong khi đó sau hơn 50 năm kể từ Điều lệ tạm thời về BHXH năm 1961 cho đến nay thì quy định về tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam là không thay đổi (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ).
Cũng theo số liệu từ kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 thì số năm trung bình còn sống được của nam ở tuổi 60 là 18,1 năm và của nữ ở tuổi 55 là 24,5 năm.
Luật Người cao tuổi Việt Nam đã quy định: người đủ 60 tuổi-là người cao tuổi (được nghỉ ngơi). Thế mà dự thảo BHXH tuổi nghỉ hưu lại là 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ. Như vậy, bắt buộc cả người cao tuổi thông thường phải làm việc là không đúng, thiếu nhân văn. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?.
Theo tôi, Luật BHXH chỉ quy định điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Thực tế theo quy định hiện nay, nhiều người lao động đã làm việc sau tuổi 60 như các nhà khoa học, những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Gần đây Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 cho phép giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ có thể làm việc tiếp từ 5 đến 10 năm sau tuổi 60.
(Ảnh minh họa)
Một độc giả phản ánh đến TS như sau: Tôi 56 tuổi là cán bộ khối hành chính sự nghiệp hoàn toàn không tán thành với nội dung tăng tuổi nghỉ hưu. Lý do kéo dài tuổi nghỉ hưu vì lo sợ vỡ quỹ BHXH là bất hợp lý. Bà đánh giá như thế nào về ý kiến của độc giả này?.
Đúng là nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH đang là thách thức đặt ra yêu cầu cần có những cải cách trong hệ thống chính sách BHXH hiện hành.
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) lần này có đề xuất kéo dài thời gian đóng BHXH đối với người lao động, tuy nhiên đây chỉ là một trong các giải pháp nhằm tiến tới đảm bảo nguyên tắc đóng- hưởng góp phần cân đối quỹ BHXH trong dài hạn.
Ngoài ra, cùng với đó là các giải pháp về mở rộng đối tượng tham gia BHXH, nâng mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo tiền lương thực tế, thay đổi công thức tính lương hưu, hạn chế đối tượng nghỉ hưu trước tuổi quy định,... cũng được quy định trong Luật BHXH (sửa đổi).
Có như vậy mới vừa đảm bảo được cân đối quỹ BHXH, vừa đảm bảo thực hiện an sinh xã hội cho người lao động trong tương lai.
Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH xuất phát từ quan hệ đóng- hưởng trong chính sách BHXH chưa đảm bảo, mức đóng chưa tương ứng với mức hưởng, cùng với đó là do tác động của già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ rất nhanh ở Việt Nam.
Hiện nay có nhiều DN nợ BHXH, trốn BHXH, đối với những đơn vị này BHXH đã có những giải pháp nào để giải quyết tình trạng này?
Để khắc phục thực trạng trên, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Ngoài việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH thì BHXH Việt Nam cần chỉ đạo BHXH các địa phương báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình nợ BHXH với UBND, với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định.
Đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, khởi kiện các đơn vị nợ đóng; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý số lao động trong các doanh nghiệp.
Nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH trong đó nâng mức xử phạt vi phạm, nâng mức lãi suất chậm đóng BHXH, đề xuất đưa vào Bộ Luật Hình sự tội danh trốn đóng BHXH để có cơ sở xử lý hình sự đối với một số hành vi vi phạm luật về BHXH.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp buộc trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp nợ BHXH để làm căn cứ cho các ngân hàng thương mại thực hiện và chỉ đạo để thực hiện một cách nghiêm túc...
Xin cám ơn bà!
Theo Vietbao
Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa đòi bồi thường? Liên quan đến vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn, đại diện Bộ Tư pháp cho biết hiện ông Chấn vẫn chưa có đơn yêu cầu bồi thường do còn đang thu thập chứng cứ... Ngày 8/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo quý I/2014. Nhiều vấn đề nóng được các nhà báo quan tâm đã được Bộ Tư...