Người yêu cũ ngã giá “một đêm” để giữ lại cơ ngơi cho chồng sắp cưới
Nhưng trớ trêu thay, khi tôi đến, điều tôi nhận được không phải một lời khước từ, cũng chẳng phải một cái gật đầu đồng ý mà một sự trao đổi ái oán.
Tôi năm nay 28 tuổi, hiện là nhân viên của một ngân hàng ngoài quốc doanh. Chồng sắp cưới là một tiểu thương, làm chủ một cửa hàng kinh doanh đồ điện tử. Chúng tôi dự định sang năm tới, khi cả hai ổn định kinh tế, công việc sẽ tổ chức đám cưới. Chính vì vậy, suốt ngày anh lao vào công việc để kiếm thêm thu nhập, mong mang đến cho tôi cuộc sống “dễ thở” sau hôn nhân. Và tôi cũng dồn hết số tiền tiết kiệm suốt mấy năm đi làm cho anh làm vốn kinh doanh. Điều này cũng trở thành một gánh nặng, và áp lực khiến anh phải cẩn trọng, nỗ lực hơn trong công việc.
Mọi chuyện buôn bán của chồng sắp cưới vẫn tương đối ổn, lợi nhuận mang lại từ việc anh “đánh” đồ điện tử từ Trung Quốc vào nội địa bán đã mang đến cho chúng tôi một số tiền tiết kiệm tương đối. Khỏi phải nói, hai chúng tôi vui mừng biết chừng nào, và hơn hết, bản thân tôi thấy tự hào và tin tưởng tuyệt đối vào chồng sắp cưới của mình. Nếu mọi chuyện êm xuôi, không có biến cố gì thì từ giờ đến hết năm chúng tôi sẽ có đủ tiền làm đám cưới và mua một ngôi nhà nhỏ cho cuộc sống sau này. Nhưng hiện giờ, mọi chuyện làm ăn của anh đang không thuận lợi, và e rằng có thể mất hết toàn bộ cơ ngơi. Chúng tôi hoang mang, lo lắng, sợ mất hết vốn và hơn hết, sợ rằng chồng sắp cưới của tôi có thể sẽ dính dáng đến pháp luật.
Do thấy thị trường cuối năm có nhu cầu lớn về nguồn hàng mà anh đang bán lâu nay nên chồng sắp cưới nói với tôi dốc toàn bộ vốn liếng của mình để “đánh” chuyến hàng lớn. Nếu thuận lợi, chúng tôi sẽ có một số vốn khá khẩm, gấp nhiều lần hiện tại. Do thấy nguồn lợi lớn hơn nữa đó cũng là công việc lâu nay anh vẫn làm nên tôi yên tâm, ủng hộ quyết định của anh. Nhưng thật không may cho chúng tôi, chuyến hàng của anh thiếu hóa đơn đỏ và xuất xứ nên bị hải quan giữ lại, nếu chúng tôi không xuất trình được giấy tờ hợp lệ, toàn bộ nguồn hàng sẽ bị tịch thu và chồng sắp cưới của tôi sẽ bị khép vào tội buôn lậu. Chỉ nghe đến việc anh sẽ bị dính dáng đến pháp luật thôi, tôi đã sợ chẳng đứng nổi rồi.
Điều tôi nhận được là một lời ngã giá ghê tởm
Tôi hoang mang, lo lắng, xin nghỉ làm để cùng anh đi tận Quảng Ninh để xin hàng. Cũng trong chuyến đi này, tôi gặp lại T người đã theo đuổi tôi suốt 4 năm đại học nhưng chẳng được tôi để mắt đến. Rồi ra trường tôi đi theo ngành học còn T được bố mẹ xin vào hải quan, nhận công tác tại cửa khẩu. Ngay khi gặp lại và biết T hiện đang là trưởng một bộ phận ở cơ quan này, lòng tôi khấp khởi vui mừng, vì nếu nhiệt tình, T không những có thể giúp chồng sắp cưới của tôi thoát vụ này mà còn giữ được số hàng của mình. Tôi và người yêu hẹn gặp T, nhờ vả anh giúp chuyện này. Ban đầu, T nói khó khăn, nhưng sẽ cố gắng tìm hiểu xem sao, có gì sẽ thông báo lại. Nghe được câu nói này của người cũ, tôi như mở cờ trong bụng và khấp khởi, hồi hộp chờ kết quả của anh ta.
Video đang HOT
Sau ba ngày, T nói đang công tác ở Hà Nội, muốn gặp riêng tôi nói chuyện về việc của chồng sắp cưới. chẳng mảy may nghi ngờ, tôi gặp anh ta và đặt biết bao nhiêu kỳ vọng vào cuộc gặp này. Nhưng trớ trêu thay, khi tôi đến, điều tôi nhận được không phải một lời khước từ, cũng chẳng phải một cái gật đầu đồng ý mà một sự trao đổi ái oán. Có trong mơ tôi cũng không thể tưởng tượng, T lại có thể trơ tráo, ghê tởm đến mức vậy.
Ban đầu, mới gặp lại tôi T hỏi về lý do trước đây tôi từ chối anh ta nhưng tôi chỉ đổ lỗi cho duyên phận chưa đến, chứ không nói sự thật lòng tôi chẳng rung động gì với anh ta cả. Rồi T cũng kể về cuộc đời mình, trước giờ T chỉ thích một mình tôi, chưa hề có rung động với bất kỳ cô gái nào khác. Anh nói nếu như thời gian quay trở lại, chắc chắn anh sẽ không để tôi từ chối anh dễ dàng đến vậy. T nói mọi chuyện với thái độ nhã nhặn, bình thường khiến tôi chỉ cho đó là một thứ tình cảm cao cả, sâu sắc mà anh dành cho tôi. Nhưng khi anh nói đến chuyện của chồng sắp cưới thì tôi mới nhận ra, trong lời nói, hành động của anh ta đều có nhưng giã tâm, mục đích nhất định. Anh ta cũng phân tích, chỉ ra những điều chồng sắp cưới của tôi có thể gặp phải nếu không được giải quyết êm đẹp. Những điều đó tôi biết rõ và tôi còn biết khả năng giải quyết nằm trong tầm tay T. Tôi nói muốn nhờ anh giúp và đồng ý với mọi yêu cầu anh đưa ra, với bất cứ “giá” nào tôi cũng cân nhắc và trả lời ngay. Anh hiểu ý tôi và cười khẩy nói “em nghĩ anh cần tiền sao. Nếu cần tiền và muốn giải quyết với em bằng tiền thì anh không đến gặp đâu”. Tôi hơi ngại vì anh đọc vị được suy nghĩ của mình. Tôi khẩn thiết xin anh giúp đỡ.
Trầm ngâm hồi lâu anh nói “chuyện này khó với người không biết và rất dễ với anh. Anh hoàn toàn giúp được, chỉ là em có muốn giúp chồng sắp cưới của mình không thôi”. Trước sự vòng vo, rào đón của anh, tôi hiểu, việc của chồng tôi không thể giải quyết bằng tiền mà nó cần một thứ gì khác. Tôi mạnh dạn hỏi thì cũng nhận được câu trả lời thẳng thắn của anh “một đêm tình cảm với anh thì anh sẽ giúp chồng sắp cưới của em không chỉ lấy lại được hàng mà còn trắng án và không mất đồng nào”.
Tôi khá bất ngờ và sốc vì đề nghị đó của anh. Trong mơ tôi không nghĩ người như T lại nói với tôi điều khiếm nhã như vậy. Tôi sững người hồi lâu về đề nghị ấy. Sự choáng váng, bất ngờ và hoảng hốt của tôi khiến T thích thú cười vang, tiếng cười của anh làm tôi lạnh gáy, rùng mình, anh lặp lại “đơn giản đúng không? Em chẳng mất gì mà trái lại được rất nhiều. Vì anh quá yêu em, ước ao được cùng em chỉ 1 lần nên anh mới đề nghị vậy. Tất nhiên em có thể từ chối và anh cũng có thể từ chối việc em nhờ. Chẳng ai trách ai được đúng không?” rồi anh nói còn ở lại thêm 1 hôm nữa, tôi chỉ có 1 ngày để suy nghĩ, nếu không quyết định thì chẳng còn cách nào cứu chồng sắp cưới của mình.
Tôi ra về lòng đầy băn khoăn, trăn trở. Bỏ qua hết sự trơ trẽn, bệnh hoạn của T, tôi nghĩ nếu mình từ chối thì chồng sắp cưới và tôi sẽ mất toàn bộ cơ ngơi và gặp không ít rắc rối với pháp luật. Còn nếu tôi gật đầu sẽ cứu được sự nghiệp, cuộc đời chồng mình nhưng tôi lại tự hủy hoại đi danh phẩm, đạo đức của chính mình. Rồi chồng tôi có tha thứ và chấp nhận tôi không nếu mọi chuyện đến tai anh và liệu anh có đánh đổi người phụ nữ của mình để cứu cơ ngơi, sự nghiệp không? Hay khi mọi chuyện vỡ lở, mọi đau đớn, tủi nhục, dày vò lại bủa vây, bao lấy cuộc sống của tôi. Và liệu, một người có đạo đức, suy nghĩ bệnh hoạn như T có giữ lời hứa giúp đỡ nếu tôi gật đầu đồng ý không? Đầu tôi đang lẩn quất cả trăm nghìn câu hỏi, nghĩ mãi chẳng ra được phải làm thế nào cho phải. Tôi chỉ biết một điều mình đang hoang mang, lo sợ về tất cả. Hết hôm nay thôi, dù muốn hay không tôi cũng phải đưa cho T câu trả lời của mình. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Theo Tintuc
Thưa chồng, muốn "dạy" vợ phải dùng đúng "võ"
Đàn bà chúng tôi mong được chồng mình "dạy" lắm, nếu bài học của các anh giúp chúng tôi tốt lên, hay lên, có thể sống ấm êm hạnh phúc... Nhưng khốn nỗi, có mấy anh trên đời biết cách "dạy" vợ đâu.
"Dạy vợ" không phải là đánh đập hay giày vò - thưa chồng! (Ảnh MH)
Chị bạn tôi vừa kết thúc cuộc hôn nhân sau nửa năm đau đớn. Lấy nhau qua mai mối, anh chồng chị lộ rõ bản chất vũ phu, gia trưởng ngay trong những ngày đầu tiên. Gã đánh đập chị chán còn chửi bới lăng mạ chị. Mỗi khi chị lên tiếng phản ứng, gã đều ba hoa về cái chức phận "dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về" của các ông chồng. Gã nghĩ, gã có quyền "dạy vợ", nghĩa là đánh vợ bất cứ khi nào gã muốn, chửi vợ bất cứ khi nào máu sĩ diện rởm trong người hắn nổi lên, quát tháo ầm ĩ bất cứ khi nào trong hắn có men say và đi chơi triền miên, thâu đêm suốt sáng mặc kệ vợ đau bụng quằn quại vì chứng đau dạ dày do stress gây ra.
Chị bạn ấy đã kiên quyết dừng lại cuộc hôn nhân u ám không một lời đôi co. Trái với suy nghĩ của chị, gã vẫn cố tình níu kéo và tảng lờ đi các giấy gọi của tòa, gã lảm nhảm suốt ngày các "bài ca dạy vợ", về đạo nghĩa, bổn phận vợ chồng. Hóa ra cái người đàn ông vênh vang ích kỷ ấy, nhỏ nhen cố chấp và sẵn sàng dùng chân tay với vợ ấy cũng chỉ là một kẻ yếu thế và sợ mất. Vậy mà gã luôn hành xử như gã là ông chủ, chị là đày tớ mới thuê về...
Sóng gió đi qua, trong một lần chị em gặp nhau, ngồi cạnh tôi, chị bảo giá như gã chồng (mà khi ấy đã là chồng cũ) của chị đủ tự trọng để "dạy vợ" một cách đàng hoàng thì hôn nhân đã không đổ vỡ. Chị mong anh ta hiểu "dạy vợ" cần xuất phát từ sự tôn trọng và mong muốn hôn nhân tốt đẹp, chứ không phải ba cái trò quát tháo đánh đập.
Tôi hơi bất ngờ về điều chị nói: "Em tưởng chị tân tiến, học hành giỏi giang như vậy, hóa ra lại là người mong được chồng "dạy bảo" ư?". Chị gật đầu, mắt ngấn lệ. Chị bảo, gã đã sai lầm trong tư tưởng. Gã đưa ra những yêu cầu khắt khe với người phụ nữ của mình, rằng chị phải đẹp, phải khéo, phải luôn làm gã vui. Gã "dạy" chị phải cư xử ôn hòa trong khi bản thân gã lại thích thì dùng chân tay với vợ... Gã mải "dạy" vợ mà quên tự ngẫm về đạo lý làm chồng. Trầm ngâm hồi lâu, chị thở dài: "Trên đời có mấy ông biết dạy vợ"?
Nghe chuyện chị, tôi lại nhớ câu thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: "Quân tử có thương thì đóng cọc". Câu thơ ấy chua chát đã đành, còn có cái gì mơ mộng, nữ tính, hài hước và đong đưa vô cùng. Ai cũng biết Xuân Hương mạnh mẽ và cá tính, bà đủ thông thái và sắc sảo đến nỗi làm vô khối đàn ông bẽ mặt. Nhưng ít ai thấu được cho thân phận đàn bà dù cá tính đến đâu, dù chán nản hoài nghi cuộc đời đến mức độ nào, cũng chỉ mong được dịu dàng, bé bỏng; mong được người đàn ông rắn rỏi, mạnh mẽ yêu thương mình. Yêu dứt khoát, yêu dữ dội, mãnh liệt nhưng chân thành. Để người đàn bà được nương tựa hoàn toàn, được che chở hoàn toàn, được hân hoan hoàn toàn trong vòng tay chồng. Nói vui là "đóng cọc" thế thôi nhưng người đàn ông ấy phải đủ mạnh mẽ và sâu sắc. Phải đủ tri thức, tầm nhìn và sự chân thành mới có thể làm cho người đàn bà tự nguyện trở về im lặng và hi sinh.
Có mấy người đàn ông trên đời thực lòng quan tâm và bao dung với người vợ của mình? (Ảnh MH)
Người ta cứ mất công tranh cãi với nhau về chuyện đàn bà thời nay có nên hi sinh nữa hay không? Có nên nhường nhịn người chồng nữa hay không. Tôi thì nghĩ, bản năng phụ nữ sinh ra đã là để hi sinh và nhường nhịn cả rồi. Đừng nhìn những người đàn bà cá tính, sắc sảo mà nghĩ họ không bao giờ khuất phục. Vấn đề chỉ là người đàn ông của họ có đáng cho họ cúi đầu nhẫn nhịn hay không. Có đáng cho họ hi sinh suốt những tháng năm cuộc đời ý nghĩa hay không. Có "dạy" được họ từ thủa "bơ vơ mới về" thực sự hay không, hay chỉ biết rao giảng những lời sáo rỗng bằng cái tâm ích kỷ, nhỏ nhen...
Thực, đàn bà chúng tôi mong được chồng mình dạy. Mong được sống với chồng mà cảm thấy mở mang, được chăm sóc an lành. Mong được thấy người chồng mình mẫu mực làm gương cho các con. Mong được thấy mình dù cá tính đến đâu, vẫn chỉ bé nhỏ trong vòng tay anh. Mong được sống trong khuôn phép nhà chồng với tất cả sự an toàn, hạnh phúc, vị tha... Mong được thấy mình ngày một hay lên, đẹp lên, trở thành người phụ nữ của gia đình, đằm thắm, mặn mà.
Nhưng khổ nỗi có mấy người đàn ông biết cách dạy vợ đâu. Họ cứ ngỡ lên tiếng quát tháo, cho vài cái "bạt tai' là dạy vợ... Nhưng khốn nỗi có biết đâu, dạy vợ xong thì gia đình cũng tan nát rồi!
Theo Tamsugiadinh
Ghê tởm khi biết chồng đi quan hệ với "gái gọi" Nghĩ đến cảnh chồng mình lăng nhăng với "gái gọi" tôi lại cảm thấy ghê tởm, mất hết cảm xúc... Tôi năm nay 26 tuổi, tình yêu đến với chồng từ khi còn đi làm công nhân ở khu công nghiệp. Do tôi chỉ học xong trung cấp chưa thể tìm được việc theo ngành học nên đành làm công nhân kiếm sống....