Người yêu cũ của vợ bị ung thư, vợ đề nghị ly hôn để được ở bên anh ta những ngày cuối đời
Tuấn lo lắng, vội gọi cho mẹ vợ hỏi liệu Hương xảy ra chuyện gì. Cuối cùng, mẹ vợ phát hiện ra thông tin: người yêu cũ của Hương bị ung thư.
Hương về nhà như người mất hồn, chồng hỏi thế nào cô vẫn giữ im lặng không nói nửa lời. Cô nhốt chặt mình trong phòng ngủ, Tuấn nghe được từng tiếng khóc nức nở vọng ra. Tuấn gọi cửa rất lâu, Hương gầm lên giận dữ từ bên trong: “Để cho em một mình”.
Tuấn sợ hãi, vội gọi cho mẹ vợ hỏi liệu có gì xảy ra với cô ấy. Bà cũng hốt hoảng, hai người liên lạc khắp nơi để tìm ra nguyên nhân. Cuối cùng, mẹ vợ phát hiện ra thông tin: người yêu cũ của Hương vừa được kết luận ung thư giai đoạn cuối, không tiếp nhận điều trị.
Tuấn lặng người đi vì bất ngờ vì thương tiếc cho một người con trai đương độ tuổi thanh xuân mà gặp phải căn bệnh quái ác. Tuấn để yên cho vợ với những cảm xúc đau xé lòng kia. Tuấn tự nhủ, ai trong hoàn cảnh của Hương cũng sẽ buồn, đau lòng hết.
Hương về nhà như người mất hồn, chồng hỏi thế nào cô vẫn giữ im lặng không nói nửa lời.
Hương phản ứng như vậy có thể hiểu được. Tối đến, cánh cửa phòng ngủ mở ra. Cô phờ phạc, hốc hác xuất hiện. Tuấn vội hỏi han, động viên, an ủi Hương. Hương không đoái hoài, dắt xe ra ngoài. Biết cô sẽ đi đến đâu, nhưng Tuấn không ngăn cản.
Video đang HOT
Đêm ấy Hương không về nhà, điện thoại không liên lạc được. Nghĩ đến vợ mình đang ở cùng với một người yêu cũ, Tuấn chạnh lòng. Nhưng hoàn cảnh của Hưng đã bi đát lắm rồi, anh nghĩ mình cần rộng lòng hơn.
Sáng hôm sau, Tuấn vào viện thăm Hưng. Bước vào phòng bệnh, Tuấn nhìn thấy Hưng đang dẫy dũa với con đau và phải tiêm móc phin. Vợ anh như người mất hồn, mắt đỏ hoe vì khóc nhiều.
Nhìn tình trạng của Hưng khiến tôi không cầm lòng được.
Tuấn định bước đi nhưng lòng anh không cho phép mình làm vậy. Tuấn tiến sát bên giường, Hưng không nói được mà phải viết ra giấy mấy chữ xin lỗi nghuệch ngoạc.
Nhìn thấy Long như vậy, bản thân Tuấn không biết mình nên làm gì, trong lòng Tuấn suy nghĩ miên man. Tuấn và Hương đến với nhau sau khi Hương phản bội Hưng vì anh nghèo. Tuấn thừa biết Hương không yêu mình, nhưng anh vẫn chấp nhận vì anh yêu cô rất nhiều.
Cả căn phòng bệnh im lặng, không ai nói với ai câu nào. Đột nhiên, Hương quỳ xuống chân Tuấn xin anh tha thứ và đề nghị ly hôn. Cô nắm tay anh khóc thành tiếng: “Anh ơi, em muốn ly hôn. Em đã có lỗi lớn với Hưng, Hưng đang bệnh nặng và khó qua khỏi, em muốn ở bên chăm sóc anh những ngày cuối đời”. Hưng chỉ khua tay phản đối rồi ra hiệu cho Hương về.
Tuấn có nên chấp thuận gợi ý của Hương là được sống vui vẻ bên Hưng những ngày cuối đời.
Tuấn không ghen với người cũ của vợ, nhưng thời gian Hưng sống không còn dài, Tuấn có nên đồng ý nguyện vọng của Hương? Tuấn chấp nhận để cho Hương chăm sóc cho Hưng những ngày cuối đời nhưng Hương không muốn, cô không cho phép bản thân mình sống hạnh phúc khi người cũ đau khổ. Tuấn không biết mình nên làm gì cho phải?
Theo Afamily
Bản lĩnh... ghen
Không ghen khi cần phải ghen. Im lặng khi cần lên tiếng mới là đàn ông thiếu bản lĩnh. Tuy nhiên, ghen cũng cần phải văn minh, lịch sự chứ không phải kiểu trút xả uất hận bằng bạo lực hay những hành động thiếu cân nhắc.
Bạn tôi, phó giám đốc một trung tâm tư vấn luật và hôn nhân - gia đình, kể câu chuyện nhói lòng. Một khách hàng nam mang đến câu hỏi liệu có nên tiếp tục tha thứ cho vợ. Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết, người yêu cũ của vợ anh ấy lại về nước và họ hẹn hò nhau ở một resort trên bãi biển. Đây đã là năm thứ tư. Bạn hỏi, sao anh không tìm chúng tôi sớm hơn mà mãi đến giờ mới hỏi. Anh ấy bảo, vì nghĩ mình mà ghen là thiếu bản lĩnh. Bạn tôi xem đây là một trong những "ca khó" bởi có tư vấn nhiều thế nào trong trường hợp này cũng thành thiếu. Một số đàn ông suy nghĩ lạ thật. Ghen mà lại là thiếu bản lĩnh ư? Ghen, cũng là một bản lĩnh đó chứ.
Tôi từng biết một người đàn ông tương tự, dù hoàn cảnh có nhiều khác biệt. Anh là chúa hay ghen. Vợ anh đi dự tiệc họp mặt bạn học cũ, ngồi cạnh các bạn nam cũng đủ khiến anh khó chịu. Khi chị nhận được bó hoa từ một đối tác nam và sếp tặng nhân dịp chị lập công lớn cho công ty, anh cũng bứt rứt không yên, cho đó là những mối nguy tiềm ẩn đe dọa hạnh phúc gia đình anh. Thậm chí, việc chị về quê một mình những dịp hiếu hỷ mà không có anh đi cùng (vì bận công việc) cũng khiến anh suy nghĩ vẩn vơ. Anh lo sợ sự có mặt của người yêu cũ cùng quê với chị - người vẫn thỉnh thoảng gửi cho chị vài dòng tin nhắn thăm hỏi và không ngại kết bạn với cả anh trên Facebook. Anh sợ khi không "quản", bướm ong sẽ vờn quanh chị.
Anh là người cẩn trọng và kỹ tính nên ít khi mời bạn bè về nhà nhậu nhẹt, vui chơi mà chỉ gặp gỡ bên ngoài, uống với nhau dăm ba ly rồi ai về nhà nấy và cảm thấy thoải mái với thói quen đó. Nhưng rồi, vào dịp giỗ đầu của bố anh, cách đây không lâu, anh có mời sếp tổng và phó tổng cùng vài đồng nghiệp thân thiết trong công ty về nhà dùng cơm. Trong bữa tiệc, anh ngờ ngợ khi thấy sếp tổng mấy lần hướng ánh nhìn về phía vợ anh và tìm cách tiếp cận riêng với chị. Anh rất hậm hực, nhưng không dám công khai thể hiện thái độ.
Sau hôm giỗ ấy, vị sếp không biết bằng cách nào đã có được số điện thoại của vợ anh, dù chị không hề cho và luôn giữ thái độ nghiêm túc, đứng đắn. Ông thường xuyên nhắn tin, gọi cho chị và lấy cớ đến nhà anh vì việc này việc khác. Anh không dám ghen, vì sợ ảnh hưởng đến tiền đồ đang trên đà phát triển rất tốt và vị trí giám đốc bộ phận mà sếp tổng đang cân nhắc đưa anh hoặc một người khác lên trong nay mai. Anh khổ sở, cảm giác bất lực vì không dám ghen, không thể ghen, dù rằng nếu ghen trong trường hợp này thì rõ ràng vợ anh chẳng hề có lỗi. Ghen, nếu có, là cách anh bảo vệ vợ mình và chính gia đình của mình.
Ảnh minh họa
Một trường hợp khác. B. là mẫu "người của xã hội" với vô vàn mối quan hệ rộng mở, đa dạng. Không ít bóng hồng vây quanh B., dù biết anh đã có gia đình. Anh thì cứ lửng lơ - không tiến đến (chí ít là không ai biết anh có tiến đến không), không từ chối, chẳng dứt khoát. Đôi lần anh khiến vợ khóc vì gây nên sóng gió, dù chưa đến mức để lại hậu quả nghiêm trọng. Vợ anh nói mãi cũng chán nên dần dần chị như trở thành một con người khác, chẳng buồn để ý đến chồng.
Lần gặp mới đây, tôi suýt không nhận ra vợ B. vì chị trẻ trung và tươi tắn đến không ngờ. Điều đáng nói là sự thay đổi của chị không chỉ ở hình thức bên ngoài mà cả tính cách và thái độ cũng không còn như xưa. Nhìn cách nói chuyện của chị với những người đàn ông xung quanh, tôi cứ ngỡ như không phải là chị. Chị của ngày xưa không như thế, mà rất "con nhà lành" - nền nã và kín đáo. Giờ chị không còn e dè mà đưa đẩy, lúng liếng như những cô gái trẻ đang ở thế chủ động tấn công. B. không dám ghen, hay nói đúng hơn là tự thấy mình không có tư cách để ghen, nên im lặng. Thay vì thay đổi bản thân để giành lại cái "quyền được ghen" thì B. lại chọn thái độ sống chung với lũ. Tôi tự hỏi, rồi hạnh phúc gia đình họ sẽ ra sao khi người vợ không thèm ghen tuông, người chồng cũng từ bỏ quyền ghen của mình?
Anh bạn tôi bảo, ghen cũng là một hình thái tích cực chứ không hề xấu, nếu người đàn ông biết tiết chế sao cho hành vi, thái độ của mình vẫn giữ được sự văn minh, lịch sự và tôn trọng những người có liên quan. Chính sự im lặng vào thời điểm cần lên tiếng mới khiến người đàn ông trở nên yếu thế và kém cỏi. Đó mới chính là đánh mất bản lĩnh.
Theo Tinmoi24
Đến thời điểm không còn lấy quyền gì để ghen, là lúc bạn nên quên người ta thực sự! Cuộc đời dài rộng, không ai yêu ai mãi được, đừng giữ mãi những hồi ức và chắp những hoài niệm không có hình hài. Hãy nhẹ nhàng buông tay, nhẹ lòng mà chấp nhận. Chúng ta đã trải qua những mối tình, ít nhiều đã từng chứng kiến những chia ly, đổ vỡ. Ngày chúng ta yêu nhau, chúng ta có quyền...