Người yêu bắt tôi mua giày hiệu
Bạn trai bị rách giày và muốn tôi bỏ 2 triệu đồng để mua cho anh một đôi mới.
Tôi làm công việc văn phòng ở TP HCM, mỗi tháng lĩnh khoảng 8 triệu đồng tiền lương. Thi thoảng tôi nhận việc ngoài giờ, được thêm 500.000 – 700.000 đồng/tháng. Gia đình tôi không khá giả nên hàng tháng tôi đưa khoảng 4 triệu đồng tiền sinh hoạt phí cho bố mẹ.
Bạn trai tôi có mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng, nhưng đầu năm anh mua trả góp điện thoại nên mỗi tháng đều phải trích khoảng 1 triệu đồng. Do đó, thực tế anh chỉ còn khoảng 5 triệu đồng để tiêu dùng. Khi đi hẹn hò, chúng tôi thay phiên nhau trả tiền. Nhiều lúc bạn trai hết tiền, tôi phải đưa thêm để anh có tiền đi đường. Anh trách tôi đi làm đã 3 năm mà không có tiền tiết kiệm, suốt ngày chỉ biết đưa tiền cho bố mẹ. Tôi đã phải giải thích với anh rằng chi tiêu ở thành phố đắt đỏ, còn bố mẹ tôi sức yếu, lương thấp nên tôi phụ được bố mẹ ngày nào hay ngày đó. Nghe tôi nói, anh tỏ vẻ không vui.
Dạo này anh tâm sự rằng giày anh đã rách và muốn đôi giày hiệu 2 triệu đồng mà có lần tôi hứa mua vào dịp Tết. Tôi phải nói với anh rằng yêu cầu của anh không đúng lúc vì tôi chưa có tiền, 2 triệu đồng là số tiền lớn để tôi chi tiêu cho cả tháng. Tôi bắt đầu thấy mệt mỏi với mối quan hệ này nhưng không dứt ra được vì còn tình cảm. Tôi giải thích thì anh không muốn hiểu và tôi cũng không thể dừng chu cấp cho bố mẹ. Tôi nên làm gì đây?
Theo Ngôi sao
Phụ huynh Venezuela trở thành giáo viên bất đắc dĩ
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Venezuela ngày càng trở nên tồi tệ, nhiều giáo viên đã bỏ việc và rời khỏi đất nước - bất mãn vì mức lương thấp và thiếu thốn mọi thứ để dạy học.
Tình trạng này đẩy các bậc cha mẹ vào một tình huống khó khăn, theo tường thuật của thông tín viên .
Gabriela Carmona là giáo viên chủ nhiệm ở Trường tiểu học "Virgen Nia" ở Caracas.
Cô không có bằng đại học và cũng không có bằng sư phạm, mà là một bà mẹ. Cô cho biết:
"Hầu hết các thầy cô giáo đã rời bỏ đất nước và các trường học đang thiếu hụt giáo viên. Là mẹ, chúng tôi phải đảm nhận vai trò đó, vì chúng tôi lo cho con mình."
Carmona từng là giáo viên dự khuyết, dạy thay các giáo viên khác khi họ bị ốm hoặc vắng mặt.
Nhưng rồi theo thời gian, công việc này trở thành cố định, khi nhiều giáo viên nghỉ việc.
Nélida Riverol cũng bắt đầu là một giáo viên dự khuyết, nhưng giờ cô dạy lớp một. Cô nói:
"Tôi đã là giáo viên lớp một trong hai năm qua. Tôi cũng dạy lớp 4 và lớp 5, tất cả chỉ vì các thầy cô vắng mặt, một vài người trong số họ chỉ ghé qua rồi đi."
Hiệu trưởng trường Belkys German cho biết mỗi tháng có ít nhất một hoặc hai giáo viên thôi việc, một phần ra khỏi nước hoặc chuyển sang những công việc tốt hơn:
"Các bà mẹ tình nguyện mà chúng tôi có trong đội ngũ nhân viên bắt đầu từ việc dạy thay. Giáo viên không đến lớp, và họ tình nguyện làm thay. Lúc đầu, có một điều phối viên chỉ cho họ biết phải làm gì mỗi ngày."
Cha mẹ có bằng đại học cũng đang giúp đỡ, mặc dù họ không có tí kỹ năng sư phạm nào.
Fausto Romeo, chủ tịch của Hiệp hội các Viện tư nhân, cho biết: "Chúng tôi thấy các bậc cha mẹ có bằng cấp như kỹ sư hóa học, được đào tạo chuyên nghiệp, nhưng họ không biết cách dạy và phải học thêm hai năm nữa. Rất nhiều phụ huynh rất nhiệt tình và sẵn sàng giúp đỡ, nhất là trong các trường mà con em họ đang theo học."
Giáo viên ở các trường công lập Venezuela kiếm được khoảng 10 đô la mỗi tháng. Các trường tư trả lương nhiều hơn, khoảng từ 50 đến 170 đô la mỗi tháng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro, người mà phe đối lập không công nhận là tổng thống, đã công bố một chương trình khuyến khích phụ huynh và những người trưởng thành khác học làm giáo viên để giúp lấp vào những chỗ trống đó.
Theo VOA
Trả lương thấp cho binh sĩ, Nhật Bản đối mặt khủng hoảng nhân lực Mức lương thấp, chế độ đãi ngộ cho thân nhân kém hấp dẫn, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang đối mặt với khủng hoảng vì tỷ lệ nhập ngũ ngày càng thấp. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Nó không liên quan đến phần cứng thiết bị quân sự, mà là khủng...