Người Ý “trị” Covid-19 bằng trò đùa
Số người nhiễm và thiệt mạng vì virus corona chủng mới ( SARS-CoV-2) gây ra dịch Covid-19 tại Ý tính đến ngày 29-2 lần lượt là 1.128 và 29 người – cao nhất tại châu Âu.
Trong khi nhiều quốc gia lân cận ban bố các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn Covid-19, không ít công dân Ý quyết định dùng Covid-19 làm trò đùa.
Tại thủ phủ kinh tế Milan, nhiều quán bar đã thay đổi thuật ngữ tiếp thị “giờ hạnh phúc” thành “khai vị virus”, theo đó giảm giá món khai vị và thức ăn nhẹ.
Trong khi đó, tại cửa hàng Gelateria Infinito ở ngoại ô Cremona, một khu vực khác thuộc vùng Lombardy có nhiều ca nhiễm virus được xác nhận, khách hàng có thể mua “bánh corona” có hình dáng tượng tự SARS-CoV-2.
“Chúng tôi biết đây là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng nỗi sợ và nỗi buồn. Điều quan trọng là giữ bình tĩnh và tuân thủ chỉ dẫn đối phó dịch” – chủ cửa hàng Gelateria Infinito khẳng định với báo Repubblica.
Bánh Corona là một trong nhiều trò đùa liên quan đến Covid-19 đang được chia sẻ rộng rãi tại Ý. Ảnh: SCMP
Tại Ý, theo báo South China Morning Post (SCMP), những trò đùa liên quan đến Covid-19 đang được chia sẻ rộng rãi. Việc dung dịch rửa tay phổ biến Amuchina tăng giá mạnh trên một số thị trường trực tiếp cũng trở thành chủ đề bông đùa của nhiều người, trong đó có một người tuyên bố đổi “5 lít Amuchina lấy 1 chiếc Audi RS5 2019″.
Trong khi đó, tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson thể hiện sự lo ngại khi nói về Covid-19. Nhà lãnh đạo 55 tuổi tuyên bố việc làm chậm tốc độ lây lan của virus hiện là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Anh, không lâu sau khi nước này có công dân đầu tiên tử vong vì virus.
Người dân hoàn toàn đúng khi lo lắng về Covid-19, Thủ tướng Johnson khẳng định.
Anh xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 31-1 nhưng đến thời điểm hiện tại, chưa có người thiệt mạng tại quốc gia này. Nạn nhân nêu trên thiệt mạng tại Nhật Bản sau khi nhiễm virus từ du thuyền Diamond Princess bị cách ly tại cảng Yokohama.
Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố phòng chống Covid-19 hiện là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Anh. Ảnh: Reuters
Trung Quốc: Thêm 35 người thiệt mạng vì Covid-19, lên 2.870 người
Trung Quốc đại lục ghi nhận 573 ca nhiễm Covid-19 mới vào ngày 29-2, tăng từ 427 ca của ngày trước đó, lên tổng số 79.826 ca. Đây là số ca nhiễm trong một ngày cao nhất trong tuần này, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 1-3.
Cùng giai đoạn, Trung Quốc ghi nhận thêm 35 ca tử vong, giảm từ 47 ca của ngày trước đó, nâng tổng số người thiệt mạng tại quốc gia này lên 2.870 người.
Theo trang thống kê số liệu Worldometers, tính đến thời điểm 7 giờ 40 phút (giờ Việt Nam), tổng số người nhiễm và thiệt mạng vì Covid-19 trên toàn thế giới lần lượt là 86.611 và 2.977 người.
Cao Lực
Theo Reuters, SCMP/Người lao động
Đánh lừa Google Maps bằng 99 chiếc smartphone: Trò đùa tốn gần 1 năm để chuẩn bị cho thấy công nghệ dù tinh vi cũng chưa chắc đã an toàn
Cú lừa Google Maps đỉnh cao của anh họa sĩ Simon Weckert cho thấy ngay cả những ứng dụng lớn, công nghệ hiện đại cũng dễ dàng bị xỏ mũi theo cách không thể đơn giản hơn.
Khoảng 1 tháng trước, Internet đã được 1 dịp thích thú trước màn chơi khăm đỉnh cao có 1 không 2 của anh họa sĩ Simon Weckert: Kéo 99 chiếc smartphone khác nhau đi lòng vòng trong thủ đô Berlin, Đức để tạo ra tình trạng tắc đường giả trên Google Maps. Chẳng cần quá nhiều kiến thức liên quan đến công nghệ, anh chàng này vẫn có thể dễ dàng xỏ mũi ứng dụng bản đồ lớn trực tuyến lớn nhất thế giới hiện nay (Độc giả có thể tìm hiểu chi tiết tại bài viết này).
Anh họa sĩ với kế hoạch đánh lừa Google Maps bằng 99 chiếc smartphone khác nhau.
Trong một buổi phỏng vấn mới đây với chuyên trang Android Authority, Simon đã có những chia sẻ thẳng thắn về ý tưởng bá đạo của mình. Nghe thì đơn giản vậy thôi nhưng thực chất anh đã phải mất 1 năm để lên kế hoạch cũng như chuẩn bị công cụ cho màn chơi khăm này: Anh phải mượn 99 chiếc điện thoại, sử dụng 99 thẻ SIM cũng như 99 tài khoản Google khác nhau, rồi lại tốn thêm thời gian, công sức đi vòng quanh Berlin nữa. Đoạn video mà anh đăng tải trên YouTube đã lập tức thu hút được sự chú ý của rất nhiều cư dân mạng. Một số người thậm chí còn tiến hành thử nghiệm tương tự ở quy mô nhỏ hơn, với khoảng 20 chiếc điện thoại, để kiểm chứng trò chơi khăm của Simon.
Simon nảy ra ý tưởng "điên rồ" này từ 1 năm trước khi thấy mọi người chen chúc nhau trong ngày Quốc tế Lao động.
Vào ngày 1/5/2019 - Ngày Quốc tế lao động, đa số người dân Berlin được nghỉ làm và đổ xô ra đường để mua sắm hoặc đi chơi cùng gia đình, bạn bè. Simon cho biết: " Tôi đã bắt gặp không ít cảnh tượng người người chen lấn nhau trên các tuyến phố, mà họ chỉ đi bộ thôi nhé. Ấy vậy mà Google Maps vẫn hiển thị cảnh báo tình trạng tắc đường ở những khu vực đó, mặc dù xung quanh tôi lúc ấy thậm chí còn chẳng có chiếc ô tô nào. Tôi thấy hiện tượng này khá thú vị và cho rằng bản thân mình cũng có thể tự tạo ra tình trạng tắc đường ảo như vậy. Tôi không cần người giúp đỡ gì cả, tôi chỉ cần thật nhiều smartphone thôi là đủ".
"Tôi không cần người giúp đỡ. Tôi chỉ cần thật nhiều smartphone là đủ".
Vậy là trong gần 1 năm trời, Simon đã cất công hỏi mượn đủ 99 chiếc smartphone khác nhau để chuẩn bị cho cú lừa vĩ đại của mình. Ban đầu, anh có đề nghị hợp tác với 1 số cửa hàng di động, nhưng không một ai đồng ý tham gia trò đùa vô thưởng vô phạt này cả. Và kể cả có mua máy 2nd-hand đi nữa, anh cũng cần phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ chút nào có 99 thiết bị khác nhau.
Cuối cùng, Simon đã thuyết phục thành công 1 số bạn bè của mình cho anh mượn điện thoại trong vòng 1 ngày, bao gồm cả thẻ SIM và tài khoản Google của họ. Số còn lại đến từ các dịch vụ cho thuê smartphone, chuyên cung cấp máy cho các công ty, các hội nghị sử dụng tạm thời trong thời gian ngắn hạn. Và đương nhiên, cả 99 chiếc điện thoại này đều được sạc đầy pin trước khi màn chơi khăm chính thức diễn ra (nghĩ đến hóa đơn tiền điện cuối tháng thôi cũng đủ đau đầu rồi).
Lập tức bắt tay vào thực hiện kế hoạch mà không cần thử nghiệm trước.
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi mọi công cụ cần thiết, Simon đã lập tức tiến hành trò đùa của mình. 99 chiếc smartphone, tất cả đều truy cập vào Google Maps, được xếp gọn gàng trong chiếc xe kéo mini và chu du khắp ngõ ngách của Berlin. Simon cho biết anh không cần tiến hành thử nghiệm gì hết, mọi chuyện diễn ra rất tự nhiên và thuận lợi.
Ngoài ra, anh chàng họa sĩ này cũng chủ đích chọn chiếc xe kéo màu đỏ ngay từ đầu, vì nó tạo cho anh cảm giác trẻ con, tinh nghịch - đúng với tính chất của trò chơi khăm lần này. Anh chia sẻ: " Tất cả mọi người khi nhìn vào ý tưởng của tôi đều có thể hiểu ngay lập tức: 1 gã ất ơ nào đó sử dụng 99 chiếc smartphone khác nhau để "hủy diệt" 1 gã khổng lồ làng công nghệ".
" Trò đùa của tôi có 2 lớp nghĩa: 1 lớp nghĩa liên quan đến công nghệ, sự tiện lợi mà Google Maps mang đến cho người dùng. Lớp nghĩa còn lại là sự đối lập giữa 1 cá nhân nhỏ bé (chính là tôi) và 1 công ty lớn như Google, cho thấy 1 hành động ích kỉ của tôi cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ thống của họ. Trò đùa này được tiến hành một cách đơn giản, dễ tiếp cận với đại đa số khán giả và cũng không có gì khó hiểu cả".
Simon tiến hành trò đùa của mình ngay khi có thể mà không cần thử nghiệm gì trước.
Simon tiếp tục cho biết: " Thế nhưng, hiểu một cách sâu rộng hơn, chỉ cần một vài thủ thuật hack đơn giản, nhỏ lẻ cũng có thể đánh sập của một hệ thống máy tính phức tạp. Ví dụ như dự án A Chaos Computer Club được ra mắt tại sự kiện 36C3 vào năm ngoái ấy: 1 hệ thống dữ liệu chăm sóc sức khỏe lớn như vậy mà cũng dễ dàng bị qua mặt khi hacker giả dạng làm bác sĩ, qua đó tiếp cận và mở khóa hồ sơ bệnh nhân một cách cực kì dễ dàng. Các lập trình viên thường chú trọng quá trình mã hóa cùng một số yếu tố cao siêu như PGP hay SHA-1. Tôi không nói rằng chúng không quan trọng, nhưng đôi khi những vấn đề kĩ thuật tưởng chừng như tinh vi phức tạp lại bị hóa giải bởi những hành động đơn giản đến không ngờ".
Mặc dù Google vẫn chưa có động thái gì cụ thể về trò đùa của Simon, nhưng gã khổng lồ công nghệ này cũng đã đưa ra một thông báo hài hước: " Dù là bạn sử dụng xe kéo, xe ô tô hay thậm chí là cưỡi lạc đà, chúng tôi cũng luôn hoan nghênh những ý tưởng sử dụng Google Maps một cách sáng tạo. Điều đó sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn và hoàn thiện hơn dịch vụ của mình". Bên cạnh đó, Simon cũng đã khéo léo giấu kín thời gian mà anh tiến hành trò chơi khăm này để đề phòng Google có thể trả đũa lại 99 tài khoản mà anh sử dụng.
Phát hiện thú vị khi đang xỏ mũi Google Maps
Trước khi tiến hành trò đùa này, Simon cũng từng ấp ủ một dự án khác cũng liên quan đến Google Maps, nhưng đã nhanh chóng thất bại. Dự án này có tên Google Maps Borders, và nó cho thấy sự khác biệt trong việc hiển thị đường biên giới trên bản đồ ở các khu vực khác nhau một cách cực kì chi tiết.
Tùy theo khu vực người dùng, Google Maps sẽ hiển thị đường biên giới khác nhau giữa một số quốc gia.
Vào khoảng đầu tuần trước, tờ Washington Post cũng đã đăng tải bài viết tiết lộ ở Google có hẳn một bộ phận nhân viên chuyên xử lý các khu vực gây tranh cãi trên Google Maps. Nhiệm vụ của họ là điều chỉnh đường biên giới tùy theo từng khu vực của người dùng và xử lý những vấn đề nhạy cảm, ví dụ như hòn đảo Falkland - hiện vẫn thuộc dạng tranh chấp quyền sở hữu giữa Vương quốc Anh và Argentina sau cuộc xâm lược vào năm 1982. Simon cũng đã muốn đi sâu vào tìm hiểu vấn đề này nhưng lại không thành công.
Bên cạnh đó, Simon cho biết đây chưa phải dự án cuối cùng liên quan đến Google Maps của anh. Anh đã ấp ủ một kế hoạch khác trong suốt 6 tháng qua, và nếu Google không can thiệp, anh sẽ sớm tiến hành trò chơi khăm mới của mình trong thời gian tới, vẫn tại thủ đô Berlin, Đức.
Theo GenK
Nhiều quốc gia cho học sinh nghỉ vì nCoV Từ 24/2, chính quyền vùng Bologna và Veneto (Italy) cho học sinh nghỉ đến khi có thông báo mới, trong khi đó Iran đóng cửa trường học ở 14 tỉnh. Sau khi một y tá, năm bác sĩ nhiễm nCoV và hai người khác tử vong tại miền Bắc Italy, nhà chức trách tại một số thị trấn vùng Bologna và Veneto của...