Người Ý thờ ơ với siêu xe bản địa
Italy – quê hương của những thương hiệu siêu xe lừng danh thế giới như Ferrari, Lamborghini, Maserati – đang chịu sự “lạnh nhạt” của người tiêu dùng với doanh số bán giảm thê thảm.
Nếu như năm 2010, Ferrari bán được 685 chiếc tại quê nhà Italy thì con số của năm 2011 chỉ còn 570 chiếc. Đến năm 2012, khi thương hiệu siêu xe này bùng nổ tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, thì doanh số bán Ferrari lại giảm quá nửa, chỉ còn vẻn vẹn 248 chiếc.
Tình trạng ảm đạm cũng xảy ra với các thương hiệu siêu xe khác như Lamborghinivà Maserati. Chủ tịch của Lamborghini đứng ngồi không yên trước doanh số giảm thê thảm của hãng xe với biểu tượng “bò mộng”. Trong khi đó, doanh số củaMaserati cũng giảm tới 80% so với năm 2009, năm 2012 chỉ vẻn vẹn 115 chiếc được bán ra.
Người Italy quay lưng lại với siêu xe trong nước do chính sách thuế thắt chặt.
Nguyên nhân của sự suy giảm này, theo Chủ tịch hãng Ferrari Luca di Montezemolo, ngoài sự suy giảm chung của kinh tế châu Âu, chính sách thắt chặt kiểm soát thuế đã khiến người tiêu dùng Italy không còn mặn mà với siêu xe trong nước. Nhiều tỷ phú Italy đã mua xe ở nước ngoài bằng tiền mặt và đăng ký tại nước ngoài trước khi mang về Italy sử dụng…
Doanh số bán hàng năm của 3 thương hiệu siêu xe Italy.
Quả thật, trước thực trạng thất thu tới khoảng 150 tỷ USD tiền thuế mỗi năm, chính phủ Italy đã tăng cường kiểm soát và phanh phui rất nhiều trường hợp các chủ siêu xe trốn thuế. Một trong những điển hình được phát hiện năm ngoái là một chủ xe đã trốn hơn 10 triệu tiền thuế
Theo VnMedia
Điều chỉnh thuế ôtô phải sát thực tế
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu xây dựng các phương án điều chỉnh chính sách thuế đối với ôtô...
Phải có lộ trình thực hiện chính sách thuế ôtô trên nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch, dễ dự báo, phù hợp yêu cầu hội nhập.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp kiểm điểm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ôtô.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương và Bộ Tài chính tiếp tục khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng đã chỉ đạo, trao đổi và thống nhất với các cơ quan liên quan về một số nội dung cụ thể liên quan đến ngành công nghiệp ôtô.
Trong đó, phân tích rõ thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô giai đoạn từ năm 2001 đến 2012, những ưu điểm, nhược điểm của từng loại thuế, lệ phí hiện hành đối với ôtô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng; trên cơ sở đó tính toán,dự báo nhu cầu thị trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Xác định rõ mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp ôtô; giải trình cụ thể về việc có nên lựa chọn dòng xe chủ lực và tiêu chí lựa chọn, các chính sách cần thiết để tập trung phát triển dòng xe này.
Đáng chú ý, Phó Thủ tướng yêu cầu xây dựng các phương án điều chỉnh chính sách thuế, chính sách ưu đãi... đối với ôtô. Có lộ trình thực hiện chính sách này trên nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch, dễ dự báo, phù hợp yêu cầu hội nhập (có so sánh với chính sách tương tự tại các nước) để tính toán các phương án thị trường tương ứng với tốc độ tăng trưởng hợp lý, sát thực tế và phù hợp yêu cầu phát triển.
Việc thực hiện các chỉ đạo này phải được báo cáo kết quả lên Thủ tướng trước ngày 28/2/2013.
Trước đó, sau khi làm việc với các ngành và Văn phòng Chính phủ hồi tháng 1/2013, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã yêu cầu các bộ và cơ quan liên quan thống nhất thực hiện một số nội dung tương tự liên quan đến ngành công nghiệp ôtô.
Theo Vneconomy
Rà soát các vấn đề của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam Ngày 5/10/2012, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 7895/VPCP-KTTH gửi Bộ Tài chính và Bộ Công thương, yêu cầu các bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định rà soát các vấn đề liên quan đến ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam hiện nay. Đó là các vấn đề như: chính sách thuế, phí, hải quan quản...