Người xưa nói: “Trước nhà có cây vàng, Thần Tài ghé thăm, gia đình thịnh vượng”
Theo người xưa, trồng 3 cây cảnh có quả vàng rực rỡ này sẽ mang lại phú quý, tài lộc cho gia đình.
Người xưa dặn: “Ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi”
Người xưa dặn: “Trong sân không trồng 3 cây, con cháu bình an, vô sự”
Vậy 3 cây vàng giúp gia đình vượng khí, chiêu tài mà người xưa muốn nói đến là cây gì?
Dù ở thời xa xưa hay thời hiện đại, các gia đình có sân đều trồng một vài cây trước cửa hoặc trong sân để tạo bóng mát, giúp ngôi nhà không bị oi bức trong mùa hè nóng bức.
Những cây này cũng khiến cho mắt của chúng ta được thư giãn, tâm hồn ta được nghỉ ngơi khi ngắm nhìn và chăm sóc chúng.
3 cây mà người xưa nhấn mạnh có ý nghĩa tốt lành, giúp gia đình thu hút quý nhân, chiêu may, gọi lộc. Ảnh minh họa Toutiao
Người xưa cũng rất coi trọng ý nghĩa phong thủy của những cây cảnh trồng trước sân nhà. Người xưa dặn không nên trồng các cây “âm” như cây dương, cây liễu, cây bách ở nhà.
Đồng thời, người xưa nói: “Trước nhà có cây vàng, Thần Tài ghé thăm, gia đình thịnh vượng”. 3 cây mà người xưa nhấn mạnh có ý nghĩa tốt lành, giúp gia đình thu hút quý nhân, chiêu may, gọi lộc.
Có thể nói, cây cảnh này hấp thụ tinh hoa của bốn mùa. Ảnh minh họa gardenia
1. Người xưa dặn trồng lô quất trong sân sự nghiệp thăng tiến, mùa vàng bội thu
Cây lô quất hay còn gọi là sơn tra, nhót tây, tì bà, có tên khoa học là Eriobotrya japonica. Đây là loại quả của hoàng gia, chỉ người cao qusy mới được thưởng thức.
Nó phát triển qua bốn mùa, ra nụ vào mùa thu, nở hoa vào mùa đông, kết trái vào mùa xuân và trưởng thành vào đầu mùa hè.
Có thể nói, cây cảnh này hấp thụ tinh hoa của bốn mùa. Khi quả chín sẽ có màu vàng và căng mọng, có hương vị ngọt ngào, ngon miệng.
Đây là loài cây tốt lành nên rất được người xưa coi trọng. Ảnh minh họa selectree
Loai quả này còn được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”. Điều quan trọng nhất là lô quất không chỉ ngon mà còn giàu giá trị dinh dưỡng. Lá sơn tra có thể dùng để đun nước uống, phơi khô làm trà, có tác dụng thông phổi, giảm ho.
Loại cây này được sử dụng làm dược liệu. Quả, lá, vỏ và rễ của nó đều là những dược liệu nổi tiếng, có thể giúp ẩm phổi, làm dịu cơn khát và hạ thấp khí… Có thể nói không ngoa, toàn bộ thân cây lô quất đều là báu vật.
Người xưa khuyên trồng lô quất trong sân như trồng “cây vàng” trong nhà, giúp mang lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia đình. Ảnh minh họa britannica
Đây là loài cây tốt lành nên rất được người xưa coi trọng. Quả của cây sơn trà có hình bầu dục, hàm ý gia đình hạnh phúc. Cây lô quất ra nhiều trái vàng lúc lỉu, mang lại cho con người cảm giác thu hoạch, báo hiệu sự nghiệp thăng tiến.
Cây sơn trà thường được nhân dân coi là “cây thuốc”. Quả vàng còn được gọi là “viên thuốc vàng”, tượng trưng cho giàu sang, phú quý.
Do đó, người xưa khuyên trồng lô quất trong sân như trồng “cây vàng” trong nhà, giúp mang lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia đình.
Người xưa cho rằng hoa mơ mai nở sẽ mang lại năm điều may mắn. Ảnh minh họa Toutiao
2. Người xưa dặn trồng mơ mai trước nhà mang lại 5 điều lành
Thời xa xưa, nhiều quan chức thường trồng một cây mơ mai trước nhà vì người xưa cho rằng hoa mơ mai nở sẽ mang lại năm điều may mắn.
Cây cảnh này được gọi là mai, mơ, mơ ta, mơ Đông Á (tên khoa học là Prunus mume). Đây là một loài thuộc chi Mận mơ (Prunus) có nguồn gốc châu Á thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Hoa mơ mai có loại bạch mai và hồng mai, có cánh đơn và cánh kép.
Năm phước lành trên có thể nói bao hàm mọi sự an khang thịnh vượng trong cuộc sống nên rất nhiều người xưa thích cây mai. Ảnh minh họa Toutiao
Theo người xưa, cánh hoa mai thường có năm cánh, năm cánh này lần lượt tượng trưng cho ngũ phúc. Cánh thứ nhất tượng trưng cho sự trường thọ; Cánh thứ hai tượng trưng cho phú quý, tiền của dồi dào, địa vị tôn quý;
Cánh thứ ba tượng trưng cho sự an lạc, thân thể khỏe mạnh, tâm hồn yên ổn; Cánh thứ tư tượng trưng cho đức hạnh, lương thiện; Cánh thứ năm tượng trưng cái chết êm ả, thanh thản, không đau đớn vì bệnh tật, không vướng bận phiền não, ôn hòa tự tại rời khỏi nhân gian.
Video đang HOT
Năm phước lành trên có thể nói bao hàm mọi sự an khang thịnh vượng trong cuộc sống nên rất nhiều người xưa thích cây mai.
Người xưa khuyên trồng cây mơ mai trước cửa hoặc đặt trong phòng khách không chỉ có thể tăng thêm không khí lễ hội mà còn khiến ngôi nhà tràn đầy tài lộc và tốt lành. Ảnh minh họa Toutiao
Ngoài ra, hoa mai nở vào mùa đông lạnh giá, không cạnh tranh với các loài hoa khác, nở trong thời tiết se lạnh và kiêu hãnh về tuyết nên còn được mệnh danh là một trong tứ đại hoa.
Cây cây mai là những loại cây cát tường được ưa thích, được mệnh danh là “hoa vương”, tượng trưng cho sức mạnh, phú quý, sang trọng và quý phái.
Những trái mơ mai lúc lỉu, vàng rực cũng tượng trưng cho mùa màng bội thu, thu hút tài lộc, may mắn cho gia đình.
Do đó, người xưa khuyên trồng cây mơ mai trước cửa hoặc đặt trong phòng khách không chỉ có thể tăng thêm không khí lễ hội mà còn khiến ngôi nhà tràn đầy tài lộc và tốt lành.
Cây hồng cũng là loài cây tốt lành được người xưa coi trọng. Ảnh minh họa Toutiao
3. Người xưa dặn, trồng hồng trong sân, tốt lành đến nhà
Cây hồng cũng là loài cây tốt lành được người xưa coi trọng. Hồng mang lại vẻ đẹp 4 mùa trong sân vườn nhà bạn. Mùa xuân lá xanh tươi tắn giàu sức sống. Khi giao mùa xuân hè, những cây hồng nở rộ, trắng như tuyết, tỏa hương thơm nhẹ khiến lòng người cảm thấy thư thái, vui vẻ.
Vào mùa thu, cây trĩu quả, những quả hồng vàng đỏ treo trên cànhnhư những chiếc đèn lồng đỏ, man lại cảm giác rất lễ hội, tăng thêm màu sắc và sự thú vị cho sân vườn. Cả cây hồng đỏ rực những quả vàng treo lúc lỉu, đem lại cảm giác trù phú, được mùa làm mãn nhãn.
Người xưa cho rằng, cây cảnh này tượng trưng cho sự tích lũy của cải và thu hoạch, là loại cây trồng trong vườn ưa thích của nhiều người. Ảnh minh họa Toutiao
Quả hồng rất ngon ngọt, có hàm lượng đường cao, không chỉ có thể thỏa mãn cơn đói của người dân nghèo ngày xưa mà còn là loại quả ngon được giới quý tộc, quan lại yêu thích. Quả hồng rất bổ dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe của bạn.
Ngày nay, hồng đã trở thành cây ăn quả đem lại nguồn thu nhập dồi dào cho người dân, trở thành loại quả mùa thu được ưa thích. Quả hồng còn có khả năng bảo quản cao khi phơi khô hoặc làm thành bánh hồng, làm nguyên liệu sản xuất rượu, kẹo bánh…
Không chỉ vậy, hồng còn là vị thuốc quý trong Đông y. Quả hồng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phổi, giảm ho, giảm sưng tất, bổ tỳ bổ khí, dưỡng dạ dày làm se ruột và cầm máu…
Theo người xưa, quả hồng có nghĩa là mọi việc suôn sẻ, những điều tốt đẹp nối tiếp nhau xảy ra. Ảnh minh họa Toutiao
Những trái vàng trĩu trịt đầy cành cũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và những điều tốt đẹp sắp xảy ra, đồng thời mang ý nghĩa may mắn, tài lộc và hàm ý hàm ý gia đình hòa thuận, hạnh phúc, sung túc.
Theo người xưa, quả hồng có nghĩa là mọi việc suôn sẻ, những điều tốt đẹp nối tiếp nhau xảy ra. Cây cảnh này tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng.
Quả hồng chín có màu đỏ cam tươi, tượng trưng cho sức khỏe và tuổi thọ. Cây hồng cũng có tuổi thọ rất cao, càng có ý nghĩa về trường tồn.
Người xưa cho rằng, cây cảnh này tượng trưng cho sự tích lũy của cải và thu hoạch, là loại cây trồng trong vườn ưa thích của nhiều người.
Cây hồng cũng là báu vật gia truyền mà người xưa muốn để lại cho con cháu, truyền lại may mắn và tốt lành cho thế hệ mai sau. Ảnh minh họa Toutiao
Cây hồng có tuổi thọ rất cao, có thể lên đến 200-300 năm. Nó trở thành “vật báu gia truyền” mang ý nghĩa tượng trưng lớn mà người xưa muốn để lại cho con cháu, truyền lại may mắn và tốt lành cho thế hệ mai sau.
Trên đây là 3 “cây vàng” mà người xưa khuyên trồng trong sân vườn. Những trái vàng lúc lỉu của 3 loài cây này tượng trưng cho mùa màng bội thu, tài lộc rực rỡ. Chúng vừa mang lại cảnh đẹp, bóng mát cho sân vườn nhà bạn, vừa tặng bạn những trái ngon ngọt, bổ dưỡng.
Cây cảnh "đẻ trứng phượng", cứng như sắt, sống nghìn năm, trồng trong nhà chiêu tài, vượng khí
Cây cảnh cát tường này có tuổi thọ tới nghìn năm, cực kỳ tốt cho phong thủy gia đình, giúp chiêu tài, vượng khí, ngăn tà khí, hút tài lộc, may mắn.
4 cây cảnh như rèm hoa đẹp dịu dàng, như thác xanh ngọt ngào, tựa máy lọc không khí mạnh mẽ
Người xưa nói: "Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, không xui xẻo cũng tai họa, bất an"
Một trong những loại cây cảnh có tuổi thọ lâu đời nhất chính là vạn tuế. Nó không chỉ có tuổi thọ cao mà còn là loài cây cứng nhất thế giới, do đó, ở 1 số nước, vạn tuế còn được gọi là "cây sắt".
Đặc điểm của cây cảnh vạn tuế
Vạn tuế hay còn gọi là chuối lửa, có tên gọi tiếng Anh là sago, sago palm, king sago, Japanese sago palm, tên khoa học là Cycas revoluta. Cây cảnh này là một loài cây có nguồn gốc từ miền nam Nhật Bản, thuộc chi Cycas, họ Cycadaceae.
Cây cảnh vạn tuế còn được mệnh danh là "hóa thạch sống" khi có lịch sử lâu đời nhất. Ảnh minh họa Toutiao
Chi Cycad trong họ Cycadaceae bao gồm hơn 100 loài, trong đó phổ biến nhất là vạn tuế (Cycas revoluta). Cho dù trong tên tiếng Anh có một chữ "palm" (cọ) nhưng cây cảnh này không phải là cây cọ. Chúng thuộc nhóm thực vật cổ xưa liên quan đến cây lá kim hình nón.
Giống như dương xỉ, những loài sinh vật khổng lồ xinh đẹp này đã xuất hiện từ trước thời kỳ khủng long và vẻ ngoài ấn tượng của chúng thực sự gợi nhớ về một thời kỳ tiền sử hoang dã.
Có người còn gọi vạn tuế là "hóa thạch sống", có niên đại từ đầu kỷ nguyên Mesozoi mà không có nhiều thay đổi kể từ đó.
Cây cảnh này có thể có tuổi thọ nghìn tuổi. Ảnh minh họa ToutiaoCa
Cây cảnh này có lá lông chim, dài 1-2m, những chiếc lá nhỏ có hàng trăm "chiếc kim" xanh lớn, nhọn và cứng, dài 14-18cm. Những chiếc lá mới sáng bóng mọc ra từ đỉnh ngọn theo hình tròn, nằm phía trên thân cây gỗ.
Người ta còn thấy rằng, những thân gỗ của vạn tuế hàng trăm năm tuổi rất nặng, khi xuống nước nó sẽ chìm như sắt nên còn được gọi là "cây sắt".
Thân vạn tuế có hình trụ, các phần cuống lá còn sót lại có hình thoi, sắp xếp theo hình xoắn ốc. Cây cảnh thường cao 2m nhưng 1 số cây cổ thụ có thể cao đến 8-9m, thậm chí cao hơn.
Trong khi cây cái có hoa hình đĩa, tạo thành "ổ" tạo ra noãn. Ảnh minh họa Toutiao
Cây vạn tuế có cây đực và cây cái với 2 kiểu ra hoa khác nhau. Nón hoa đực có hình trụ, dài 30-70 cm, đường kính 8-15 cm. Cây vạn tuế đực có hoa hình cột nhưng không kết trái.
Trong khi cây cái có hoa hình đĩa, tạo thành "ổ" tạo ra noãn. Cái ổ này sẽ mở ra khi cây sẵn sàng để được thụ tinh bằng phấn hoa từ cây đực, được gió hoặc côn trùng mang theo.
Sau khi noãn được thụ tinh sẽ hình thành hạt bầu dục, hơi dẹt, có màu đỏ cam rất nổi bật. Mỗi "ổ" sẽ có hàng trăm hạt như trứng, được gọi là "trứng phượng".
Hoa đực. Ảnh minh họa monaconatureencyclopedia
Người xưa có câu: "Vạn tuế nở hoa, người câm biết nói, phượng rụng dưới mái hiên" là nói về sự hiếm hoi và quý giá khi cây vạn tuế nở hoa, kết trái.
Như vậy, cây cảnh này có màu xanh đậm và tươi tốt với tán lá cứng cáp, nếu bạn sống ở vùng có khí hậu ấm áp hoặc bạn đang tìm kiếm một loại cây mới cho khu vườn trong nhà của mình thì loại cây này là dành cho bạn.
Tại sao nói cây cảnh vạn tuế khó nở hoa
Hoa cái với ổ "trứng" của mình. Ảnh minh họa monaconatureencyclopedia
Người xưa cũng có câu: "Cây vạn tuế nở hoa" ám chỉ một người đàn ông khô khan, vô cảm, vô tình bỗng dưng động lòng với cô gái nào đó. Đó là vì cây vạn tuế rất hiếm khi nở hoa và khi nó nở hoa, kết trái là sự kiện đặc biệt hiếm hoi và may mắm.
Vậy tại sao cây vạn tuế khó nở hoa?
Cây cảnh vạn tuế là một trong những loài thực vật khó nở hoa nhất và sẽ không nở hoa nếu không được đáp ứng đủ điều kiện môi trường nó cần.
Cận cảnh "trứng phượng". Ảnh minh họa monaconatureencyclopedia
Nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp trồng cây cảnh và môi trường sinh trưởng tốt thì sau 10-20 năm trồng, cây cảnh này sẽ ra hoa.
Còn nếu điều kiện môi trường không phù hợp, ở nơi có khí hậu lạnh giá thì bạn khó mà nhìn thấy vạn tuế nở hoa. Nhưng khi cây cảnh này nở hoa, thời gian kéo dài suốt 2 tháng và cứ 2-3 năm lại nở hoa một lần.
Thông thường, hoa đực nở từ tháng 6 đến tháng 8, hoa cái nở từ tháng 10 đến tháng 11. Hai tháng sau thời kỳ ra hoa, cây vạn tuế sẽ ra quả màu trắng, một tháng sau, quả sẽ chín và chuyển sang màu cam đỏ rực rỡ.
Ý nghĩa của cây vạn tuế là sức khỏe, trường thọ, may mắn, sung mãn, bình an và cát tường. Ảnh minh họa fastgrowingpalms
Tuy nhiên, quả đỏ này có độc, do đó, cần khuyến cáo mọi người và trẻ em không nên ăn các hạt bắt mắt này.
Ý nghĩa phong thủy của cây cảnh vạn tuế
Ý nghĩa của cây vạn tuế là sức khỏe, trường thọ, may mắn, sung mãn, bình an và cát tường. Một số người cũng cho rằng, cây cảnh này còn giúp chiêu tài, vượng khí, ngăn tà khí, hút tài lộc, may mắn cho gia đình.
Cây vạn tuế có thể tồn tại trong mọi môi trường nên tượng trưng cho phẩm chất tinh thần bất khuất, kiên cường. Ảnh minh họa floridaseeds
Tuy nhiên ý nghĩa chủ yếu của cây cảnh vạn tuế vẫn là sức khỏe, trường thọ, cát tường. Đó là vì cây cảnh này có thời gian sinh trưởng rất dài, có thể sống đến cả vài trăm năm, thậm chí nghìn năm nên nó tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ.
Cây cảnh này rất thích hợp trồng ở gia đình có người cao tuổi và người cao tuổi cũng rất thích cây cảnh này. Cây vạn tuế có thể tồn tại trong mọi môi trường nên tượng trưng cho phẩm chất tinh thần bất khuất, kiên cường.
Theo người xưa, cây cảnh này không thường xuyên nở hoa, thậm chí có nở cũng phải hơn chục năm mới nở nên thường được dùng làm ẩn dụ cho những điều rất hiếm hoặc cực kỳ khó đạt được.
Cây cảnh này rất thích hợp trồng ở gia đình có người cao tuổi và người cao tuổi cũng rất thích cây cảnh này. Ảnh minh họa nbatat
Cây cảnh này nở hoa được người xưa cho rằng là dấu hiệu báo điềm lành sắp đến. Lúc này, dù gia chủ có làm gì thì cũng diễn ra rất suôn sẻ và mang lại may mắn cho gia chủ. gia đình.
Cây vạn tuế nở hoa mang ý nghĩa mang tài lộc, phú quý vào nhà, đồng thời còn tượng trưng cho sự may mắn, phú quý.
Cây cảnh này nở hoa cũng có thể tượng trưng cho cuộc sống gia đình hạnh phúc, hòa thuận, hạnh phúc. Nếu trong nhà có "trai chưa vợ, gái chưa chồng" thì những người này có thể sắp gặp được ý trung nhân như ý và có cuộc hôn nhân viên mãn.
Cây vạn tuế nở hoa mang ý nghĩa mang tài lộc, phú quý vào nhà, đồng thời còn tượng trưng cho sự may mắn, phú quý. Ảnh minh họa Toutiao
Cây cảnh này phát triển chậm, tuổi thọ cao, dáng vẻ đẹp, xanh tốt quanh năm. Cây cảnh này còn có tác dụng hấp thụ các khí độc hại như sulfur dioxide và oxit nitric, rất thích hợp trồng trong nhà để thanh lọc không khí.
Những lưu ý khi trồng cây cảnh vạn tuế
Trồng cây vạn tuế trong nhà được cho là mang lại hiệu ứng phong thủy tốt lành và tích cực. Cây cảnh này có thân chắc khỏe, hình dáng lá độc đáo, tạo nên bầu không khí ổn định, cát tường trong môi trường gia đình.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến việc lựa chọn vị trí, số lượng, vị trí đặt và cách chăm sóc cây cảnh để chúng luôn xanh tươi và có thể nở hoa.
Cây cảnh này không chịu lạnh nhưng có khả năng chịu nhiệt không quá tốt. Ảnh minh họa cultiuslesfontanes
1. Môi trường
Cây vạn tuế là loại cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, thích môi trường ấm áp, đầy nắng, khô ráo và thông gió tốt. Ở nơi có khí hậu giá lạnh chúng cần được trồng trong chậu và di chuyển vào trong nhà hoặc giữ ấm để sống sót qua mùa đông.
Cây cảnh này không chịu lạnh nhưng có khả năng chịu nhiệt không quá tốt. Khi nhiệt độ trên 37C, lá sẽ bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chuyển sang màu đen dưới ánh mặt trời thiêu đốt.
Cây cảnh thích nghi với môi trường ấm áp và phát triển ở nhiệt độ từ 15C đến 25C.
Cây cảnh này không chịu được nước và ẩm. Ảnh minh họa monaconatureencyclopedia
2. Đất
Cây cảnh thích đất mùn chua. Nếu đất chứa nhiều chất kiềm hoặc nặng đất sét, lá sẽ chuyển sang màu vàng. Do đó, khi trồng cây cảnh trong chậu nhớ dùng đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu chất hữu cơ.
3. Tưới nước và bón phân
Cây cảnh này không chịu được nước và ẩm. Nước tích tụ trong đất hoặc bị ẩm lâu ngày sẽ dẫn đến thối rễ. Việc tưới nước thông thường cần tuân theo nguyên tắc đất khô thì tưới kỹ và không để đọng nước.
Cây không cần nhiều phân bón. Vào mùa xuân và mùa thu, bón phân hỗn hợp giàu nitơ, lân và kali mỗi tháng một lần. Nếu có thể, hãy chôn một ít phân hữu cơ đã phân hủy hoặc phân chuồng, lá sẽ tươi tốt hơn.
Vị trí trong nhà: Cây cảnh thích hợp đặt ở phòng khách, phòng làm việc, phòng học... Nó có thể mang lại khí thế ổn định, cát tường cho không gian. Ảnh minh họa Toutiao
4. Lưu ý khi đặt cây vạn tuế trong nhà
Lựa chọn vị trí: Cây vạn tuế nên đặt ở nơi có ánh sáng rực rỡ, thông thoáng trong nhà, tránh môi trường tối tăm, ẩm ướt.
Số lượng cây vạn tuế: Theo quan niệm phong thủy, cây cảnh này thích hợp trồng riêng lẻ, không thích hợp trồng nhiều cây cùng một lúc.
Vị trí trong nhà: Cây cảnh thích hợp đặt ở phòng khách, phòng làm việc, phòng học... Nó có thể mang lại khí thế ổn định, cát tường cho không gian.
Những góc cấm kỵ: Tránh đặt cây cảnh ở những góc nhọn trong nhà hoặc ở những vị trí không thuận lợi như gần nhà vệ sinh.
7 nguyên tắc phong thủy tối thiểu trong nhà: Làm được những điều sau thì công việc hanh thông, phú quý không mời cũng đến Phong thuỷ của một căn nhà không chỉ đơn thuần là sự thoải mái về mặt cảm quan mà còn có tác động đến sức khỏe và vượng khí của cả gia đình! Nhiều người cho rằng "phong thủy" là một khái niệm xa vời và yêu cầu nhiều phải bỏ ra nhiều tiền cũng như công sức. Tuy nhiên trên thực tế,...