Người xa xứ
Đã nhiều đêm tôi nhớ đến chị và hình dung ra một cuộc tương ngộ nào đó.
Chị là người bạn ở xa nhất, ở Mỹ. Chị là người có cái tên làm tôi xao động: Trúc Ly. Chị là người tôi chưa bao giờ gặp trực tiếp, tôi nhìn ảnh chị và gọi đùa: “Chị mập”. Những câu hát thân phận đã khiến tôi quen chị. Là cứ văn vẻ thế, thực hư thế nào tôi cũng không rõ nữa. Chỉ nhớ, lần đầu tiên nhận được những hồi âm của chị, tôi đã vui sướng vô ngần, không cần biết đường phố đầy nghịt xe người, tôi cứ chạy ùa theo cơn mưa để về phòng trọ và đánh dấu vào sổ tay nhòe nhoẹt mắt cười.
Rồi sau đó, nghĩa là rất nhiều thời gian trôi đi cùng bước chân lang bạt của mình, tôi như đứa em hiền lành từ quê nhà kể lể cho chị mọi thứ riêng tư. Thơ tình Lorca, những dòng kinh rám nắng Muhammed hay những phím đàn chênh chao Casanova. Cả những thất vọng tuổi trẻ mà tôi thường vơ vào vô cớ. Cũng có khi tôi kể với chị một món ăn mà tôi triền miên chịu đựng thuở bé: Cà muối. Tôi bảo chị cứ về nhà em đi, ba gian đầy cả ba gian nắng chiều, mùa Hè tắm sông, mùa Đông sưởi lửa bếp khói nồng. Mùa nào thức ấy nhưng nhất định tôi sẽ mời chị món cà muối ăn với khoai lang luộc, hẳn đậm đà hơn so với khế ngọt tuổi thơ. Chị cười (ở e-mail thôi), bảo sẽ về. Và chị còn hứa, điều này thì rất bất ngờ nhưng hợp ý tôi lắm, rằng chị sẽ lang thang với tôi.
Chắc thể nào tôi cũng dẫn chị đứng nhìn hỏa xa. Đó là hình ảnh duy nhất của làng tôi gợi nên những chuyến đi, như điệu kèn phiêu bạt lướt qua cánh đồng cằn cỗi. Cha tôi đã từng lên chuyến hỏa xa đó, vào lúc mẹ tôi vừa mới đôi mươi và chưa hề biết chuyện tình thời chiến lắm nỗi buồn thương. Có lẽ, cha tôi đã đến quê chị, Sài Gòn, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng khốc liệt, rồi không về nữa, để mẹ tôi cứ sợ tiếng hỏa xa thúc xế buổi chiều từ biệt, dù sau mấy chục năm đã thôi gửi hy vọng vào những lá thư bay trắng một vùng trời nhỏ bé lãng quên.
Còn tôi, khi giận dỗi xứ mình nghèo khổ, đã lấm lem bụi đỏ đường đi, đã bị cám dỗ không ngừng trước những nhà ga xép, mệt và đói lả nhưng được chìa tay xin những giọt mưa làm nguôi ngoai mộng mị bỏng rát của mình. Tôi sẽ đưa chị lên hỏa xa, đi đoạn đường thật dài, điều mà mẹ tôi chẳng bao giờ làm với cha tôi, để chị nhớ thật lâu màu cát xám xịt giữa mùa biển động và kể với ai đó giống cha tôi về cảm giác tủi phận má đào mà mẹ tôi đeo đẳng suốt xuân thì cho con tạo yên lòng đố kị…
Giáng sinh nào rồi Tết nào tôi cũng nhận được thiệp chức mừng của chị (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chị thường kể cho tôi thân phận người xa xứ. Kiếm sống là thứ khắc nghiệt nhất. Không thể không có tiền giữa nước Mỹ được. Cái từ chị hay nhấn mạnh với tôi là “busy”. Nó đồng nghĩa với làm việc, kiếm việc và tích cóp tiền bạc. Busy trở thành ý niệm sống của chị, sống thì phải busy, đầu tắt mặt tối vì mọi thứ đều cần nếu ta tồn tại. Mặc dù, với chị những câu du ca có lẽ còn mang ý nghĩa lớn lao hơn nhiều. Trên đất Mỹ, chị từng theo rất nhiều đêm hát nhạc Trịnh. Đó cũng là cách để chị được trọn vẹn “busy” của tâm hồn, của những lần làm Narcisse, ngắm mình chốc lát, phút giây tự trốn tránh thời gian để sưởi ấm nỗi niềm tư hương, nâng bước chân mình lên khỏi hố thẳm mỏi mệt và cô đơn.
Phận người xa xứ với nhiều hoài niệm và mặc cảm đâu dễ nói với ai, nên chỉ cần nghe một thanh âm cũng đủ thấm thía nổi nênh chân trời góc bể. Có lần, chị than hoài khi chị biết bạn mình ở miết Redlight, cầm theo lời chúc phúc của quê nhà như cầm viên sỏi nóng bỏng hòa tan mênh mông ánh sáng ảo mờ, xác thân phó mặc đọa đày hư vô. Thế hệ của chị đạt đến “miền đất hứa” hoàn toàn ngẫu nhiên, rất khác với những người đàn bà quê tôi sau này chủ động sang xứ người, nhất quyết kiếm tiền nuôi đủ vài con với một chồng quẩn quanh ở nhà. Chị không có được tâm thế chủ động ấy, nên đâu có ai mong ngóng mình và bằng giọng hài hước để át đi ngậm ngùi, chị cũng chẳng gửi về được bao nhiêu, trong cái gọi là kiểu hối dồn dập mỗi dịp cuối năm.
Chị bảo chị phải chuyển nhà thường xuyên vì mức tài chính của chị không đủ trả tiền thuê nhà. Hôm rồi, chị e-mail cho tôi là đã tìm được nhà mới, mấy dòng tin ngắn mà tôi thấy bao nhiêu hạnh phúc bung vỡ ra từ đó. Vậy là chị có thể an cư trong một thời gian, vơi bớt âu lo về chốn trú ngụ của mình. Tâm lý an cư là tâm lý thuần nông. Chỉ đến trong xã hội hiện đại và đặc biệt là ở xã hội phương Tây, thì kiểu sống xê dịch, bất chấp các ràng buộc không gian mới được đề cao. Tôi nghĩ, bất cứ người Việt nào cũng đều muốn an cư, ngoại trừ những rủi ro số phận hoặc do tạo hóa ban cho định mệnh phiêu dạt, họ mới sống với tư cách là cá nhân lưu lạc “Quê người đắng khói quê người cay men“…
Những năm gần đây, thái độ sống “giang hồ” có vẻ trở thành thứ nước hoa cho nhiều người. Cái hấp dẫn của “sống bụi – đi bụi” vớ nghĩa là buông theo mọi ngả không gian, từ vỉa hè đường phố đến rừng sâu núi thẳm, từ bình dân đến thượng hạng, từ lương thiện đến tha hóa nửa mùa… dường như đã đánh trúng sự háo hức dấn thân, trải nghiệm. Trái ngược với bổn phận bình an, ăn chắc mặc bền của thế hệ người cao tuổi, “sống/đi bụi” trở thành mộ nhu cầu sống mới được nhiều người trẻ hưởng ứng, đề cao và sẵn sàng đổi cả tuổi trẻ, tiền bạc, sức lực để một lần kiêu hãnh kinh qua. Tôi không rõ trong số đó, những ai khởi đầu “sống/ đi bụi” bởi ý niệm triết học về không gian sống và về bản thể, thay vì một ham muốn sống cá nhân theo xu hướng thỏa mãn các nhu cầu có tính tạm thời, thất thường và thiếu tỉnh táo?
Tôi cũng đã ước nếu có trong mình ba thứ của người Tây Tạng là Chupa, Chang và Phorpa, thì sẽ rời khỏi cái xứ khoan cắt bê tông này, được là Parisien lênh đênh với ước vọng khôn nguôi về biển cả, đại dương. Nhưng lại tự thấy mình quá cầu toàn, không thể đem thân bứng trồng vào đấu chân mây, ngủ mấy chân trời đã thấy hoang mang thì không thể trở về như kiểu người hùng Ulysees, dù là người hùng tự thêu dệt, với khúc ca hồi hương tuyệt đẹp của mình, nên đành tìm cách hiện hữu trong sự mường tượng về cuộc sống lênh đênh, một cách vay mượn, dể cắt nghĩa nó tường tận hơn.
Nhiều lúc, sau lời than phiền của chị về nhà cửa, tôi đã nói những chuyện đẩu đâu như thế. Chị cũng chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi trong cộng đồng Việt di dân, bị nhòe đi giữa bối cảnh trú xứ đa dạng bản sắc. Từ xứ nhà, trú xứ rồi vô xứ, tôi cười, đó là từ đơn văn hóa sang xuyên văn hóa phải không chị. Chị nói, trời ơi, đấy là sách vở, mấy mươi năm lưu lạc hơn quá đời Kiều thì công dân toàn cầu mà làm chi. Quê cha đất tổ, với chị, đôi khi chỉ là một thị trấn cổ xưa, một cái chuông chùa làng thoáng hiện trên gương mặt người quen mà chị chưa kịp nhớ. Phải vì thế mà chị nói vui rằng, được hớp một nụ cười đậu trên vai cố nhân cũng trở thành kỷ niệm, được chào đón bình minh vòng tay hữu là niềm an ủi cho hội ngộ ngăn chửa tày gang… Dẫu mưu sinh nhọc nhằn hay rồi chìm vào lòng đất xa lạ thì cũng hãy vượt qua mọi trắc trở nhân gian và bình tâm sống như nhánh cỏ lau ủ mát bước chân khách bộ hành.
Giáng sinh nào rồi Tết nào tôi cũng nhận được thiệp chức mừng của chị. Mấy chữ khỏe, an lành thật ấm áp như máu mủ tình thân. Cha tôi chẳng để lại dòng chữ nào, khiến tôi đơn độc như con kiến chẳng biết tha gì và kiệt sức trong ký ức trống rỗng. Nhưng thật lạ, đã nhiều đêm tôi nhớ chị và hình dung một cuộc tương ngộ nào đó.
Chắc phải lâu nữa hoặc chẳng bao giờ.
Theo 24h
Tết của người Việt xa xứ
Vì cuộc sống mưu sinh, công việc, học hành, nhiều người Việt Nam phải ở lại nước ngoài đón Tết trong nỗi nhớ nhà da diết.
Chạnh lòng nhớ về chiều 30 tháng Chạp đoàn tụ bên gia đình, nhờ người thân gửi món ăn cổ truyền sang nước bạn, quây quần cùng bạn bè bên mâm cơm ấm cúng... là cách đón Tết thường thấy của người Việt nơi xứ người.
Anh Nguyễn Xuân Hoàng, 30 tuổi, sống ở thành phố Kadan, Cộng hòa Czech, nhớ như in cái Tết đầu tiên xa nhà, đêm giao thừa chợt ứa nước mắt nhớ bữa cơm gia đình ấp áp. "Đó là những ngày lạnh giá, tuyết phủ trắng trên từng cành cây, con đường. Không có hoa mai vàng hay nắng sớm, không có bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành câu đôi đỏ...", anh nói.
Bữa cơm ngày 30, mọi người trong gia đình anh thường sum vầy để cùng nhau tiễn đưa năm cũ, chào mừng năm mới. Hôm đó, mẹ anh sẽ nấu món miến măng truyền thống của nhà. Bên tô miến thơm lừng, nóng hôi nghi ngút khói, ông bà, con cháu cùng nhau ôn lại những thăng trầm, kỷ niệm đã qua. Nhưng giờ ở xứ người, anh chỉ có thể "thưởng thức" hương vị Tết đó trong ký ức.
Cộng đồng người Việt quây quần bên nhau khi Tết về. Ảnh minh họa.
Còn với Nguyễn Ngọc Hương Thảo, du học sinh tại Mỹ, Tết xa nhà là những ngày mải miết trên giảng đường, thư viện, kỳ thi. Có những ngày ôn bài mà lòng cô đếm từng hôm, rồi tự nhủ: "Hôm nay ngày 25 Tết, chắc ba mẹ về quê để thăm mộ ông bà"; "27 Tết rồi, chắc mẹ đã làm xong kiệu, dưa hành"; Ngày 30, ba mẹ đang chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên, thế nào cũng có món miến măng gà, món ăn mà bà lúc còn sống thích nhất".
Văn hóa đón Tết truyên thông vân được người Viêt xa xứ lưu giữ dù ở bât cứ nơi đâu. Cứ môi đô Têt vê, anh Hoàng thường cùng cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Czech tham dự các buổi liên hoan họp mặt cuối năm. Riêng với gia đình nhỏ của mình, trong hơn 6 năm xa nhà, anh luôn duy trì mâm cơm ngày 30 để nhắc mình và vợ con nhớ về giá trị truyền thống. Tuy không tươm tất được như ở nhà - mẹ anh thường làm - nhưng không thể thiếu món miến măng của gia đình, bao nhiêu đó cũng đủ để anh nhớ nhà, nhớ quê.
Đối với nhóm du học sinh tại Asia Pacific University, Nhật Bản, để ăn Tết nơi xứ người, các bạn thường nhờ người thân gửi miến, măng, mộc nhĩ... sang. Đủ nguyên liệu rồi, họ cùng tụ tập và nấu các món ăn truyền thống. "Lúc ở nhà chỉ biết đòi mẹ làm, nhưng sang đây rồi, cảm giác nhớ nhà khiến tụi mình trở nên 'đảm đang' kỳ lạ. Món nào cũng muốn nấu, từ bánh chưng, miến măng, thịt kho... dù dở hay ngon, xấu hay đẹp cũng thấy tự hào, vui sướng vì có chút cảm giác của Tết ở nhà", bạn Bích Ngọc đang học tập tại xứ sở hoa anh đào cho biết.
Còn với một số bạn đang học tại Anh, niềm động viên lớn nhất là được quây quần bên các gia đình người Việt sinh sống tại đây để cùng sẻ chia cái Tết xa quê. Ngọc Huyền, sinh viên đại học London cho biết: "người Việt định cư ở Anh ít hơn các nước khác như Mỹ, Nga. Do đó, có điều kiện gặp mặt và kết thân với nhau là điều rất quý. Nếu may mắn Tết rơi vào cuối tuần thì mọi người sẽ tụ tập cùng nhau; nếu chẳng may Tết là ngày thường thì sẽ để dành đến cuối tuần để họp mặt".
Huyền tâm sự, với cô, miến là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Nhiều khi nhớ nhà, không có miến dong cổ truyền, cô còn tìm mua miến Phú Hương Yến Tiệc để chế biến những món ăn "rất Việt Nam" từ nguyên liệu này. "Tuy là miến đóng gói nhưng sản phẩm được sản xuất từ đậu xanh, sợi suôn thẳng, vị giòn, dai, nấu không bị nát và ngon như vị truyền thống. May mà sản phẩm hương vị Việt được xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Canada, được bán nhiều trong siêu thị, chợ nên mình có thể dễ dàng hưởng hương vị Tết dù ở xa nhà", Huyền nói.
Huyền chia sẻ thêm, đôi khi thời khắc Tết truyền thống đã qua vài ngày nhưng mọi người vẫn thấy ấm lòng khi cùng nhau quây quần bên mâm cơm đầy đủ món ăn Việt Nam. Trong cái lạnh của trời Âu, ăn một bát miến nóng hổi, vị giòn dai của miến, ngọt của thịt, đăng đắng của măng hay hăng hăng của kiệu, dẻo thơm của bánh chưng cũng làm vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà...
Theo VNE
Những mảnh đời đen trong tuyết trắng Lặn lội trong gió, tuyết, tôi đã gặp được những người Việt làm ăn xa xứ. Nhiều người trong số họ đang trong tình cảnh rất buồn, thậm chí cực khổ, chờ một ngày được trở về cố quốc. Cuộc sống dưới hầm Kéo cao cổ áo để che bớt đi những cơn lạnh hút thấu xương của mùa đông nước Nga, chúng...