Người vừa hết cách ly tập trung vẫn có nguy cơ phát tán Covid-19
Số người thuộc diện cách ly tập trung đang giảm nhanh, tuy nhiên chuyên gia y tế cảnh báo nếu không tuân thủ cách ly chủ động tại nhà thêm 14 ngày nhóm đối tượng này vẫn có nguy cơ phát tán Covid-19.
Nhiều khu cách ly tập trung tại TPHCM không còn người thuộc diện cách ly theo dõi Covid-19
Theo thống kê của hệ thống giám sát dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM tính đến ngày 8/4 số người thuộc diện cách ly tập trung tại các trung tâm cách ly của thành phố đang giảm rất nhanh. Cụ thể, số lượng người thuộc diện cách ly tập trên toàn địa bàn chỉ còn 2.033 trường hợp. Khu cách ly còn nhiều người nhất là Ký túc xá Đại học Quốc gia, trên địa bàn quận Thủ Đức với 1.428 trường hợp.
Nhiều khu cách ly đã được “giải phóng” hoàn toàn như: Trung tâm cách ly của thành phố đóng trên địa bàn huyện Cần Giờ; khu khách sạn Phương Nam; Resort Cần Giờ; Khu Resort Mangrove (đều trên địa bàn huyện Cần Giờ); khu cách ly tập trung của Quân đoàn 4. Các khu cách ly còn lại chỉ còn số lượng rất ít từ vài người đến vài chục người dự kiến tất cả cũng sẽ trở về cộng đồng trong ít ngày tới.
Số người mới nhiễm bệnh những ngày qua đang giảm mạnh nhưng cộng đồng không nên chủ quan
Tuy nhiên, những nguy cơ phát tán dịch bệnh ở nhóm người cách ly tập trung vẫn hiện hữu. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM: Trên thực tế, dù đã được cách ly nhưng trong các khu cách ly tập trung nhiều người không tuân thủ các quy định, việc tiếp xúc vẫn diễn ra, thậm chí trên mạng xã hội còn có cả hình ảnh chụp hình ăn liên hoan ngay trong khu cách ly”.
Dù được xét nghiệm lần 2 để khẳng định người cách ly hoàn toàn âm tính trước khi trở về cộng đồng song rủi ro vẫn có thể xảy ra xuất phát từ việc không tuân thủ tuyệt đối các quy định cách ly tập trung. Bệnh nhân có thể bị lây bệnh ngay sau khi lấy mẫu xét nghiệm lần 2 hoặc lây bệnh chỉ ít phút trước khi rời khỏi khu cách ly. Thực tế tại TPHCM đã có 2 trường hợp có mẫu xét nghiệm dương tính ngay trước thời điểm hết thời gian cách ly tập trung 14 ngày.
Video đang HOT
Những người hết thời gian cách ly trở về cộng đồng cần tiếp tục cách ly chủ động tại nhà thêm 14 ngày
Theo BS Hữu Khanh, việc tiếp tục cách ly chủ động tại nhà thêm 14 ngày là điều rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối tránh các nguy cơ lây nhiễm. Những người vừa rời khỏi khu cách ly tập trung nếu không thực hiện giải pháp chủ động cách ly tại nhà theo khuyến cáo chẳng may bị nhiễm bệnh thì những người đầu tiên bị lây chính là thân nhân của họ. Việc cách ly chủ động chỉ cần thực hiện thêm 14 ngày vì nguy cơ ủ bệnh của Covid-19 không thể kéo dài quá thời gian này.
Cũng theo phân tích của BS Trương Hữu Khanh, trên thực tế số ca bệnh mới phát hiện tại Việt Nam những ngày qua có biểu hiện giảm, có ngày không ghi nhận thêm trường hợp nào. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc dịch bệnh đã được đẩy lùi nên cộng đồng tuyệt đối không nên chủ quan. Số người cách ly trên cả nước còn nhiều, số ca bệnh nhiễm có thể xuất hiện từng đợt. Bên cạnh đó Việt Nam còn có nguồn ngoại nhập, trong nước vẫn chưa thể điều tra được hết nhóm nguy cơ ở hai ổ dịch lớn tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội và quán bar Buddha, quận 2, TPHCM.
Các giải pháp phòng chống, kiểm soát dịch tại TPHCM đang được triển khai quyết liệt
Để bảo vệ cộng đồng tránh nguy cơ nhiễm bệnh, các giải pháp cách ly xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, chủ động phát hiện ca nghi nhiễm, có nguy cơ trong cộng đồng vẫn phải thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, cần ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường vận động, uống nhiều nước, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng của cơ thể để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Vân Sơn
Chớ tin "lang vườn" trên mạng
Nhiều phương pháp "dân gian", "gia truyền" cho rằng có thể phòng và trị được Covid-19. Tuy nhiên, việc tin và thực hành theo là cực kỳ nguy hiểm
Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở nhiều quốc gia, vì vậy trên mạng đang lan truyền một số bí quyết tự chăm sóc bản thân cho rằng có thể phòng bệnh, thậm chí mau khỏi bệnh.
Những "bí kíp" phản khoa học
Vừa qua, trên kênh YouTube "Pham Tien Huynh" đăng tải một video clip trong đó một người đàn ông xưng tên Phạm Tiến Huynh, làm trong ngành y gần 20 năm, chia sẻ cách tạo "kháng thể nội sinh" bằng việc dùng máy sấy tóc sấy trên đỉnh đầu, cột sống, bẹn, nách, từ gáy đến vùng xương cùng... sẽ làm "tăng bạch cầu" để đẩy lùi Covid-19. Video đã nhận được rất nhiều lượt like.
Trước đó, một "bí quyết dân gian" chia sẻ trên mạng bài tập thở bụng, qua đó, trong khi thở cố dùng ống hút thổi không khí qua một chai nước muối sẽ giúp phòng Covid-19. Một số dân cư mạng khác thì chuyển cho nhau bí quyết xông tinh dầu chanh, sả... để trị Covid-19 tại nhà và cho rằng thông tin này do một bác sĩ (BS) từ Mỹ hướng dẫn.
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), các "bí kíp" nói trên đều phản khoa học, tin và làm theo những cách phòng, chữa bệnh Covid-19 không được khuyến cáo bởi cơ quan y tế là hết sức nguy hiểm.
"Bạch cầu có sẵn trong tủy xương, lá lách chỉ được huy động khi cơ thể có mầm bệnh xâm nhập. Không có chuyện trời nóng hay sấy người cho nóng mà có thể "tăng bạch cầu" hay giúp cơ thể đầy lùi virus corona được. Thở bụng mà tống được virus cũng vô lý không kém. Với đặc tính cư trú trong vùng hầu họng, dù thở kiểu nào cũng không thể làm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 văng ra ngoài được" - BS Khanh giải thích.
Để phòng chống Covid-19, cách tốt nhất là tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế. Trong ảnh: Một góc Bệnh viện điều trị Covid-19 Cần Giờ, TP HCM. (Ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Với việc xông tinh dầu, BS Khanh tư vấn như sau: xông tinh dầu là phương pháp giải cảm dân gian sử dụng độ ẩm, độ ấm và đặc tính của tinh dầu (như một dạng kháng sinh thực vật) sẽ giúp diệt bớt tác nhân gây hại. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy tinh dầu có thể diệt được virus SARS-CoV-2.
Vừa qua, có thông tin cho rằng "việc cố nhịn thở 10 giây có thể giúp... tự chẩn đoán Covid-19". Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định việc nhịn thở không giúp chứng minh phổi bạn khỏe. Covid-19 chỉ có thể được xác định bằng xét nghiệm. Về thông tin này, BS Trương Hữu Khanh giải thích thêm: "Nếu đến lúc mà nhịn thở vài giây cũng không nổi, là bệnh nặng lắm rồi. Hoàn toàn không có cách nào phân biệt giữa triệu chứng Covid-19 với bệnh cảm cúm thông thường. Đừng cố gắng làm cách này cách khác để tìm hiểu xem mình bị cảm cúm hay Covid-19. Có triệu chứng hô hấp, nghi ngờ mình bệnh, hãy đến cơ sở y tế ngay".
Muốn tăng miễn dịch chỉ có phương pháp 4 T
Trở lại với video clip của ông Phạm Tiến Huynh, trong đó ông Huynh cho rằng Covid-19 là một dạng virus, mà virus thì kháng sinh không thể tiêu diệt được, còn vắc-xin thì chưa biết bao giờ mới có. Vậy nên chỉ có thể chủ động tăng cường hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu trong cơ thể. Các hệ này gọi là "quân đội", khi quân đội khỏe lên, tăng số lượng lên, "địch" đến, "quân đội" sẽ tiêu diệt được "địch". Theo ông Huynh, cách đơn giản nhất là dùng máy sấy tóc hơ sấy các nơi trên cơ thể để kích thích tăng cường bạch cầu, hệ bạch huyết. Mỗi ngày sấy 1 lần sẽ sản sinh bạch cầu nhiều gấp 100 lần, giúp cơ thể chống lại virus.
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang - Phó Khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện quận 2, TP HCM - khẳng định cách dùng máy sấy hơ những vùng nói trên là không có tác dụng gì mà còn có nguy cơ gây phỏng da nếu hơ quá nhiều. ThS-BS Nguyễn Thanh Sang cho biết trong đông y chưa bao giờ có cách tăng cường hệ bạch huyết như vậy. Chỉ có phương pháp chườm nóng nách, bẹn để làm ấm kinh lạc, hỗ trợ trị bệnh chứ không có tác dụng tăng bạch cầu.
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang cũng cảnh báo về "kiểu thở bụng" đang lan truyền trên mạng xã hội, kiểu thở này hoàn toàn không ngăn chặn được Covid-19, ngược lại thở sai cách có thể dẫn tới đột quỵ.
ThS-BS Nguyễn Thanh Sang cho biết trong y học cổ truyền, muốn tăng cường hệ miễn dịch, duy nhất chỉ có phương pháp 4T. Đó là: thực dưỡng, thuốc, thể thao và tinh thần. Trong những ngày này chỉ cần những bài tập thể dục phù hợp mỗi ngày tại nhà, không đi đâu xa, tinh thần lạc quan, ăn đầy đủ chất là đã tăng cường đầy đủ sức đề kháng cho cơ thể.
Một chuyên gia quản lý chất lượng Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP HCM cũng cho biết lần đầu mới nghe thấy tăng đề kháng bằng hơ sấy. Theo vị chuyên gia huyết học này, với một số trường hợp bệnh lý về máu, muốn tăng bạch cầu phải dùng thuốc để kích thích sinh bạch cầu hoặc bạch cầu hạt từ người cho. Dùng máy sấy tăng bạch cầu hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Covid-19 hiện chưa có vắc-xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thứ "vắc-xin" duy nhất chúng ta có chính là ý thức cộng đồng và việc rửa tay phòng bệnh" - BS Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
ANH THƯ - NGUYỄN THẠNH
Đủ thời gian cách ly, xét nghiệm âm tính, vì sao chưa được về nhà? Tôi đã cách ly tập trung đủ 14 ngày, có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Tại sao tôi chưa được về nhà ngay mà phải chờ kết quả xét nghiệm của những người khác? (Ngô Ngọc N., 24 tuổi, ngụ TP.HCM). Sinh hoạt tại khu cách ly tập trung thuộc ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh:...