Người Vũ Hán bị bỏ rơi giữa tâm dịch
Ngày 3/2, người ta đọc được dòng cập nhật lên mạng xã hội của Li Lun: “Tôi sợ mình sẽ gục ngã. Tôi đã gọi điện thoại khắp nơi cũng chẳng ai quan tâm”.
Không ít người Vũ Hán có cùng tâm trạng như cô. Tính đến ngày 6/2, số bệnh nhân nhiễm virus corona gây viêm phổi đã lên hơn 28.000 người, trong đó 565 trường hợp tử vong. Ở trung tâm dịch bệnh, dân Vũ Hán bất lực trong việc giúp đỡ bệnh nhân và bảo vệ người khỏe mạnh.
Li Lun cảm thấy tuyệt vọng. Chồng cô nhiễm virus nCoV và sốt nhiều tuần mà không thể vào viện hay tìm chỗ cách ly. Gia đình cô không nhận được hướng dẫn từ trung tâm kiểm soát dịch bệnh địa phương và tổ dân phố, nơi chịu trách nhiệm liên lạc với bệnh viện để sắp xếp điều trị và theo dõi.
Ngày 3/2, Li gửi hai con đến nhà họ hàng. Cô và mẹ chồng cũng có dấu hiệu bị viêm phổi, cần cách ly ngay. Li còn nôn và tiêu chảy. Không biết làm gì khác, Li cầu xin sự giúp đỡ trên mạng xã hội.
Những người Vũ Hán khác không khá hơn Li. Một phụ nữ đưa cha mẹ bị nhiễm virus corona đi qua ba bệnh viện để tìm chỗ điều trị. Tới cơ sở cuối cùng, nơi không có giường bệnh, hai cụ già đã sốt đến mức không đủ sức về nhà. Người phụ nữ đành trải chăn lên sàn bên ngoài phòng khám đến cha mẹ ngủ ở đó.
Đối với một số bệnh nhân, điều khó khăn nhất là sự cách ly. Đã chín ngày kể từ lần cuối cùng Yan 37 tuổi gặp chồng và hai con, một bé gái 11 tháng tuổi và một bé trai 11 tuổi. Cuối tháng 1, sau khi bị sốt, Yan chuyển đến căn hộ của mẹ mình để tự cách ly. Vài ngày sau, cả hai mẹ con cô được xác định dương tính với virus. Yan và mẹ hiện ở trong những căn phòng riêng biệt. Nếu vào khu vực sinh hoạt chung để lấy thức ăn, họ đều đeo khẩu trang.
Triệu chứng của mẹ con Yan khá nhẹ. Yan hy vọng xét nghiệm sắp tới sẽ chứng minh hệ miễn dịch của cô đã chống được virus. “Như thế, tôi sẽ có thể đoàn tụ với chồng con”, cô nói.
Một phòng tập thể thao được biến thành chỗ cách ly bệnh nhân viêm phổi ở Vũ Hán. Ảnh: China Daily/Reuters.
Ông Pan, ngoài 50 tuổi, được chẩn đoán nhiễm bệnh tuần này. Không muốn lây bệnh cho vợ con, ông chọn giải pháp đến khu vực cách ly do tổ dân phố sắp xếp. Tại đó, có khoảng 20 bệnh nhân, mỗi người một phòng. Thức ăn được đưa đến ba lần một ngày song không có y tá hay bác sĩ, bệnh nhân phải tự mua thuốc. “Trước đây, y tá có tới vài hôm nhưng rồi không xuất hiện nữa. Họ nói họ không thể hỗ trợ”, Pan kể.
Các chuyên gia cho biết nhiều bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán phải về nhà do cơ sở y tế hết chỗ, khiến số người nhiễm bệnh càng tăng. Theo Zhang Xiaochun, trưởng khoa Hình ảnh Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, rất ít công dân biết cách tự cách ly hiệu quả.
“Phòng ngừa dịch bệnh là vấn đề sống còn. Chúng ta không thể trông chờ vào việc người dân tự ở nhà và chăm sóc bản thân”, Zhang nói với Beijing News.
Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố dịch bệnh là cuộc chiến của toàn dân và đã đưa ra các biện pháp như phong tỏa tỉnh Hồ Bắc và xây dựng hai bệnh viện mới trong chưa đầy 10 ngày. Tuy nhiên, những biện pháp đó không đủ.
Chồng ngày càng yếu hơn, Li không chỉ lo cho sức khỏe bản thân mà còn thất vọng về cách làm việc của chính quyền. Các bệnh viện yêu cầu cô phải đặt hẹn thông qua tổ dân phố còn tổ dân phổ trả lời rằng họ chỉ có thể báo lên cấp cao hơn.
Các quan chức y tế cao cấp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Vũ Hán không trả lời điện thoại của cô. Tất cả những gì Li được nghe là “hãy chờ đợi”.
“Tình hình đang tệ đi rất nhiều. Chồng tôi thậm chí không thể đứng dậy”, Li nói. “Đây là vấn đề sống còn, chúng tôi phải chờ bao lâu nữa”.
Liu, 38 tuổi thì ngạc nhiên vì mình nhiễm virus. Anh tập thể dục đều đặn hơn 10 năm nay. Trước dịp Tết Nguyên đán, nghe lời vợ dặn về dịch cúm, anh đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, đôi lúc dùng tận hai cái. Cuối tháng 1, anh bị ho ra máu suốt bốn ngày và phải vào viện cách ly.
Sau thời gian cách ly và tiêm thuốc, Liu ngừng ho ra máu. Anh hy vọng được xuất viện sớm nhưng lo lắng cho người bố 68 tuổi cũng đang ở viện nhưng hồi phục chậm. Ông phải dùng máy thở, chỉ giao tiếp với con trai qua tin nhắn điện thoại.
Kể cả khi về nhà, Liu cũng không biết gia đình mình có đoàn tụ được không. Con gái bảy tuổi của anh đang sống với bà còn vợ anh đã đi nơi khác.
“Chúng tôi phải sống riêng để tránh lây nhiễm chéo. Nhưng chúng tôi nhớ nhau rất nhiều”, Liu nói.
Minh Trang (Theo The Guardian)
Theo vnexpress.net
Xe khách giường nằm và xe tải tông nhau, 1 người chết, 5 người bị thương
Ngày 6/2, Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm lâm sàng đợt đầu tiên thuốc kháng virus Remdesivir đối với một số bệnh nhân nhiễm virus corona.
Theo Tân Hoa Xã, sau hội nghị diễn ra tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán hôm 5/2, Bộ Khoa học & Công nghệ, Ủy ban Y tế Quốc gia cùng Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc chấp thuận thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị virus corona Remdesivir trên cơ thể người.
Tại hội nghị diễn ra ở Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán, giới chức Trung Quốc quyết định bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thuốc điều trị virus corona vào ngày 6/2. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Ngày 6/2, những bệnh nhân đầu tiên sẽ được dùng thuốc này để điều trị bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra.
Theo Cao Bin, người đứng đầu chương trình thử nghiệm lâm sàng, Remdesivir là thuốc kháng virus do Công ty dược phẩm Mỹ Gilead Sciences phát triển.
Trong các thí nghiệm trên tế bào và động vật trước đây, thuốc kháng tốt virus corona gây dịch SARS và MERS. Thuốc cũng được thử nghiệm lâm sàng để điều trị bệnh nhân nhiễm Ebola ở nước ngoài.
Ông Cao cho biết thêm trong các thử nghiệm lâm sàng do Trung quốc tiến hành, Remdesivir cũng kháng tốt 2019-nCoV ở cấp độ tế bào.
761 bệnh nhân đã đăng ký thử nghiệm với phương pháp nghiên cứu ngẫu nhiên, thông tin có thể ảnh hưởng đến người tham gia thử nghiệm sẽ bị giữ lại cho đến khi thử nghiệm hoàn tất và phương pháp kiểm soát giả dược.
Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật và Viện Dược liệu thuộc Viện Khoa học Y học Trung Quốc (CAMS) sẽ phụ trách việc thử nghiệm tại một số bệnh viện ở Vũ Hán, gồm cả Bệnh viện Kim Ngân Đàm.
Wang Chen, Phó giám đốc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, Giám đốc CAMS, cho biết các nhà khoa học nước này đặt nhiều hy vọng vào Remdesivir nhưng phải chờ hiệu quả thực tế của nó trong thử nghiệm lâm sàng.
5 bệnh nhân nhiễm virus corona ở Trung Quốc được chữa khỏi
5 bệnh nhân nhiễm virus corona ở Trung Quốc được điều trị thành công tại bệnh viện của Trùng Khánh và xuất viện ngày 4/2.
Theo news.zing.vn
Cập nhật nạn nhân virus corona ở Trung Quốc ngày 6/2: 563 người chết, 1153 người chữa khỏi Con số tử vong do coronavirus tại Trung Quốc lên đến 563 người, có 28.018 người nhiễm bệnh, 1153 người được chữa khỏi và xuất viện, số liệu trên do Ủy ban Y tế quốc gia CHND Trung Quốc cung cấp. Số liệu ngày hôm trước là 24,3 nghìn người mắc bệnh, 490 người tử vong. "Tính đến thời điểm nửa đêm ngày...