Người vợ vì chồng, vì con đã 99 lần xé đơn ly hôn
Chị ngả vào vai cô con gái khóc ngon lành như một đứa trẻ, chị không được lời hứa về hạnh gia đinh với các con…
Dáng khắc khổ, bước chân nặng nề của người phụ nữ như ngã quỵ giữa sân tòa. Chị vòng tay ôm nhẹ vai cô con gái. Đứa con gái vỗ về: “Mẹ hãy làm những gì mẹ cảm thấy nhẹ nhàng”. Chị ngả vào vai cô con gái khóc ngon lành như một đứa trẻ, chị không được lời hứa về hạnh gia đinh với các con.
Chị nói: “Có lẽ đây là lần thứ 100 tôi đem đơn ly hôn lên TAND quận Sơn Trà (Đà Nẵng)”. Những lần trước, chị cầm đơn lên nộp nhưng bàn chân lại níu bàn chân, lý trí không cho phép chị ly hôn. Cứ thế, 99 lần chị xé đơn ly hôn để mái nhà được vẹn tròn nhưng hạnh phúc vẫn thật khó níu giữ.
Năm nay chị vừa bước qua tuổi 50. Với 26 năm làm vợ, chị có với chồng ba mặt con. Con gái lớn năm nay đã 20 tuổi, chuẩn bị tốt nghiệp khoa tâm lý của một trường đại học ở TP HCM. Hai cô con gái sau, đứa cũng đã 17 tuổi, đứa còn lại 15 tuổi. Anh và chị đã hứa sẽ để các con được sống trong mái ấm gia đình đầy ắp tiếng cười. Lời hứa ngày nào vợ chồng chị đã cố gánh gồng để thực hiện nhưng có lẽ đến đây đành phải đứt.
“Có lẽ đây là lần thứ 100″…
“Tôi và anh từng yêu nhau tha thiết, chuyện tình yêu của chúng tôi đẹp và thơ mộng lắm. Tôi gắng không sống vì những thơ mộng đó mà nhìn về nó như một kỷ niệm đẹp. Dẫn tới việc ly hôn cũng một phần do tôi”. Nói rồi, chị quay sang con gái: “Ngàn lần mẹ muốn xin lỗi các con!” rồi khóc.
Anh chị yêu nhau khi chị còn là học sinh, còn anh là bộ đội về phụ trách tuyên truyền ở địa phương. “Chuyện tình của tôi và anh còn đẹp hơn cả trong tiểu thuyết”, chị nhoẻn miệng cười và kể về những buổi tối anh đánh đàn cho chị hát thâu đêm. Rồi họ đến với nhau như một lẽ tất yếu của hai trái tim nồng nhiệt.
Video đang HOT
Chị kể 6 năm sau khi cưới chị mới mang bầu và sinh được cô con gái đầu lòng. Niềm vui có con của hai vợ chồng như vỡ òa trong nước mắt. Rồi chị mang bầu lần thứ hai và sinh tiếp một cô con gái, anh vẫn động viên con nào cũng là con, miễn sao mình yêu thương, chăm sóc, giáo dục con nên người là được. Đến đứa con gái thứ ba, anh vẫn động viên chị con gái mình học hành nên người là vui.
“Nhưng không hiểu vì sao tôi cảm thấy anh có sự thay đổi rõ nét, cứ lầm lì, ít nói, hay nhậu và ít quan tâm tới gia đình. Chuyện vợ chồng vẫn bình thường không có gì nặng nề nhưng một bữa cơm có mặt chồng cứ thế thưa dần, tôi hỏi thì anh nói bận tiếp khách, bạn bè lâu lắm mới gặp. Và rồi anh cứ bận rộn với những cuộc hẹn mà không để ý gì tới gia đình. Anh ấy không nhớ nổi con gái mình sinh năm nào, vợ chồng đã cưới được bao nhiêu năm…”.
Rồi chị khẽ hỏi: “Liệu tôi có ích kỷ quá không? Nhiều lúc tôi cũng tự nói với bản thân có mấy người đàn ông nhớ được những ngày này. Nhưng tôi vẫn thấy buồn và cảm giác không được chia sẻ”.
Tôi hỏi chị có nghĩ rằng ly hôn sẽ giúp chị vui hơn. Chị lắc đầu rồi quay sang phía con gái nói: “Mẹ xin lỗi”. Chị nói chị tin tưởng anh là người đàn ông sống vì gia đình nhưng anh chỉ mang tiền về mà không nghĩ tới suy nghĩ của vợ. Anh cũng không phải là người đàn ông lăng nhăng nhưng anh lại không bao giờ thể hiện tình cảm với vợ và không bao giờ cho chị một chút dư vị tình yêu. “Tôi cảm thấy đó là sự tồn tại trong hôn nhân chứ không phải là một tổ ấm”. Nói tới đó, nước mắt chị lại lăn dài. Chị trách chồng rồi lại dằn vặt bản thân sao đòi hỏi quá nhiều… Rồi chị mân mê tờ đơn ly hôn viết tay có đôi chỗ bị nhòe.
Cô con gái tiếp lời: “Ba em là người cha tốt, còn mẹ là người biết chăm lo cho gia đình. Nhưng có lẽ do ba mẹ không thể hài hòa cuộc sống với nhau. Em tôn trọng ba, yêu quý ba và em cũng hiểu nỗi lòng ba. Nhưng không phải vì vậy mà em khuyên ba mẹ níu giữ những gì không thể níu”.
Rồi cô con gái kể cho tôi nghe về những mâu thuẫn của cha mẹ: “Ba mẹ không bao giờ to tiếng với nhau trước mặt các con, ba cũng chưa từng đánh mẹ. Ba rất thương chúng em và mẹ cũng không bao giờ kể chuyện ba mẹ mâu thuẫn. Mãi tới một ngày, năm đó em 14 tuổi, ba nhậu say về, mẹ mang nước chanh vào cho ba, lau mồ hôi cho ba nhưng ba hắt đổ mà gọi ba đứa con vào ôm hôn. Em nhìn thấy mẹ đã khóc. Đó là lần đầu tiên em thấy mẹ khóc. Gặng hỏi, mẹ chỉ nói chắc do ba con nhậu say. Nhưng nhìn vào mắt mẹ em thấy mẹ đang giấu em điều gì đó. Đến tận bây giờ mẹ vẫn không kể hết những mâu thuẫn của ba mẹ cho em nghe. Nhưng em biết mẹ và ba đều đang sống với hai nỗi niềm riêng”.
Hỏi em về lý do đồng tình cho cha mẹ ly hôn, giọng em nghèn nghẹn: “Đã 26 năm ba mẹ sống với nhau nhưng cả ba và mẹ đều nói họ thấy bế tắc khi hiểu được suy nghĩ của nhau nhưng không thể sống vui cùng nhau. Em không thể ích kỷ, ba và mẹ sống chung trong một mái nhà nhưng chẳng khác gì ly thân…”.
Chị rời tòa, tờ đơn xin ly hôn vẫn chưa nộp. Có lẽ chị cũng chẳng hiểu vì sao, vì chồng vì con, vì hạnh phúc?
Theo ĐSPL
Một tỷ phú trăn trở tìm "con" cho người mẹ hai lần bỏ rơi mình
Giờ thì tôi hiểu, tình thân thì cho dù có xa cách đến mấy vẫn mãi là tình thân. Dù cho người mẹ ấy đã bỏ rơi tôi hai lần thì với tôi, bà vẫn mãi là mẹ tôi...
Khi ngồi viết những dòng này, tôi cũng không biết là mình còn sống được bao lâu nữa. Căn bệnh ung thư đã lấy đi của tôi gần như toàn bộ sức lực và niềm vui sống. Sự đau đớn giày xé tôi hàng ngày. Nhưng đau hơn là những dằn vặt về tinh thần, những lo lắng mà tôi không thể trút bỏ. Tôi thương mẹ tôi biết bao dù bà đã hai lần vứt bỏ tôi. Cho đến khi tôi sắp được gần mẹ thì tôi lại sắp ra đi. Cuộc đời thật lắm trớ trêu và lắm nghịch cảnh.
Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi chỉ biết điều đó khi tôi bắt đầu đi học, bắt đầu thấy chúng bạn có người lớn đưa đón, những người mà chúng gọi là bố, là mẹ. Tôi chỉ có mỗi nội. Khi đó, tôi cũng chưa biết cái chết là gì. Tôi chỉ biết nội nói rằng bố mẹ tôi đã chết nên nội sẽ là bố, là mẹ của tôi. Nội nuôi tôi lớn lên. Nội tôi già lắm. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh nội chậm chạp bước từng bước nhỏ qua từng lớp học, tôi lăng xăng chạy theo để nhặt từng tờ giấy vụn, từng thếp vở đã dùng hết để bán đồng nát. Tôi và nội sống bằng những đồng tiền ít ỏi kiếm từ nghề đó. Tuổi thơ khó khăn, tôi cô độc lớn lên giữa những niềm hạnh phúc của chúng bạn.
Nhiều lần, tôi đứng mãi nơi cổng trường nhìn bạn bè ríu rít tan học theo bố mẹ về nhà. Tôi cũng ao ước có một ông bố, một bà mẹ. Nội không bao giờ nói cho tôi biết vì sao bố mẹ tôi mất. Tôi cũng không cố gắng gặng hỏi bà. Động vào nỗi đau mà người khác đã cố công chôn giấu không phải là một việc làm khôn ngoan, thậm chí nó còn có phần tàn nhẫn. Nhưng tôi không biết rằng, nội đã tàn nhẫn với tôi 18 năm trời và có lẽ sẽ còn hơn nữa nếu nội vẫn khoẻ mạnh. Những lời cuối cùng nội nói với tôi trước lúc ra đi là tôi có mẹ, mẹ tôi vẫn còn sống.
Mẹ tôi bỏ tôi theo một người đàn ông khác. Giờ tôi không còn nơi nương tựa nên nội mới cho tôi biết sự thật này. Nội còn có địa chỉ của mẹ tôi. Nội đã giấu tôi từng ấy năm trời. Một câu chuyện tưởng như chỉ có trong phim vậy mà giờ nó lại xảy ra với tôi. Sau khi chôn cất nội, tôi trở về nếp sống như xưa. Làm thêm và đi học. Tôi cố để không nghĩ nhiều đến người đàn bà đã bỏ rơi tôi. Khi mới sinh ra tôi, bà đã bỏ tôi đi ngay lập tức thì chẳng có lý do nào, sau từng ấy năm, khi tôi tìm đến, bà sẽ nhận tôi cả. Tôi sợ mình sẽ bị bẽ bàng khi chính mẹ đẻ của mình lắc đầu không nhận con. Nỗi đau khi ấy có lẽ còn lớn hơn là nỗi đau mồ côi. Tôi tự huyễn hoặc mình rằng, mình vẫn là một đứa trẻ mồ côi, không bố mẹ, không người thân, chỉ có tôi đơn độc sống trên cõi đời này.
Thế nhưng cuối cùng, tôi vẫn phải đối diện với sự thật. Sự thật là tôi có một bà mẹ và tôi mong được gặp bà biết bao. Để tôi được cất tiếng gọi mẹ một lần thôi, được mẹ ôm một lần thôi, được ăn một bữa cơm mẹ nấu. Chỉ thế thôi, rồi tôi sẽ ngay lập tức rời đi. Tôi sẽ không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sống và gia đình của mẹ. Tôi đã ngỡ là tôi sẽ rất thù hận người phụ nữ ấy vì bà đã bỏ đứa con do chính bà đẻ ra nhưng không, tôi thấy yêu bà. Tôi tin rằng mẹ tôi vì có lý do nên mới làm vậy.
Tôi quyết định sẽ đi gặp mẹ. Bà ở rất gần tôi, trong cùng một thành phố. Tôi đã để dành 5 tháng tiền lương làm thêm để mua cho mình một bộ quần áo thật tươm tất. Tôi muốn khi gặp mẹ, tôi sẽ là một chàng trai đĩnh đạc, để mẹ có đôi chút tự hào về tôi rằng tôi đã sống rất tốt, kể cả khi không có ai ở bên cạnh. Ngày đến nhà mẹ, tôi mang theo rất nhiều tâm trạng: lo lắng hồi hộp đôi chút háo hức... tôi còn nghĩ ra những câu hỏi mẹ sẽ hỏi tôi, rồi tôi sẽ trả lời ra sao, phản ứng thế nào.
Tôi nhớ lại toàn bộ quãng tuổi thơ của mình để kể cho mẹ nghe. Tôi nhớ lại những năm tháng tôi sống mà không có nội. Tôi sẽ kể cho mẹ nghe. Tôi nghĩ nhiều quá. Nhưng có một điều tôi không tính đến và cũng chẳng thể ngờ được rằng nó sẽ xảy ra. Đó là mẹ không nhận tôi. Bao nhiêu háo hức, bao nhiêu mong chờ trôi tuột theo từng lời tàn nhẫn: "Nếu cháu thực sự coi cô là mẹ thì đừng bao giờ đến làm phiền cô nữa".
Rồi bà nhét vội vàng nắm tiền vào túi áo tôi. Tôi chết sững. Người phụ nữ ấy đúng là mẹ của tôi. Ngay khi gặp bà, tôi đã thấy cảm giác thân quen. Nhưng giờ bà đang cuống quýt đuổi tôi đi. Ném lại những đồng tiền bà để nơi túi áo, tôi bước đi thật nhanh. Tôi không muốn cho bà biết tôi đang đau khổ, tôi không muốn cho bà nhìn thấy những giọt nước mắt đang rơi không ngừng trên khuôn mặt tôi. Đời tôi sẽ chỉ khóc lần này là lần thứ hai thôi. Một lần là khi nội mất và lần này là để cho mẹ tôi, bà đã mất rồi. Mất trong lòng tôi. Giờ thì tôi thực sự là một đứa trẻ mồ côi. Điều đó dễ chịu hơn là việc có một bà mẹ nhưng bà mẹ đó chối bỏ đứa con của mình.
Tôi cố gắng để quên đi bất hạnh của mình. Tôi lao đầu vào học. Bao nhiêu tiền làm ra, tôi chỉ dành cho việc học và mua sách. 22 tuổi, tôi xin được học bổng và lên đường đi du học. Năm năm sau khi trở về, tôi được nhận vào làm trong một công ty nước ngoài. Cuộc đời của tôi thay đổi nhanh chóng. Tôi thành công rất nhanh. 30 tuổi, tôi đã trở thành một tôi hoàn toàn khác. Không còn là đứa trẻ ngày nào chạy khắp xó xỉnh làm những việc nhỏ nhặt để kiếm từng đồng một, tôi đã là một kẻ giàu có.
Tôi làm mọi cách để có thể chen chân vào tầng lớp của những người giàu và tôi đã làm được điều đó. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng mình đã quên mẹ nhưng sự thực là bà bỏ tôi để đến với cuộc sống giàu sang nên tôi cũng phải giàu để cho mẹ thấy, bà đã lầm khi vứt bỏ tôi. Tôi không quay lại tìm mẹ. Tôi cũng không biết giờ bà sống ra sao. Tôi cố để gạt bỏ bà ra khỏi dòng suy nghĩ của mình. Tôi không thể nào tha thứ cho người mẹ đã hai lần vứt bỏ tôi.
Rồi tôi cũng có gia đình riêng của mình. Tôi có vợ và một con trai ngoan ngoãn. Tôi dành khá nhiều thời gian cho gia đình vì tôi có một tuổi thơ bất hạnh nên tôi hiểu nếu thiếu bàn tay chăm sóc của cha mẹ, con cái sẽ thiệt thòi thế nào. Gia đình tôi rất hạnh phúc. Tôi không bao giờ kể cho vợ tôi nghe những chuyện đã xảy ra với tôi. Tôi sợ khi động lại vào những chuyện đó, nỗi đau lại sẽ vỡ oà ra, tôi sẽ không thể chịu đựng được thêm nữa. Nhưng có một chuyện bất ngờ xảy ra. Mẹ tôi đăng tin tìm con trên báo. Ai mà ngờ được, người mẹ đã hai lần không nhận con giờ lại đăng tin để tìm con? Nhưng kì lạ thay, khi vô tình đọc được những dòng chữ ấy, tôi lại thấy lòng vui mừng. Mẹ sẽ nhận tôi. Tôi sẽ có một người mẹ.
Cùng lúc ấy, tôi phát hiện mình đang bị ung thư. Đã quá muộn để chữa trị. Tôi muốn được đến gặp mẹ, muốn sà vào lòng mẹ mà gọi một tiếng "mẹ" nhưng giờ thì không được nữa rồi. Tôi không muốn đến gặp mẹ trong tình trạng ốm yếu như vậy. Tôi không muốn làm mẹ buồn vì có lẽ, tôi sẽ ra đi trước bà. Kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh. Điều đó mới đau đớn làm sao. Thật điên rồ nhưng tôi muốn tìm một người thế chỗ tôi, thay tôi làm con của mẹ. Như vậy, mẹ sẽ sống được bên "con trai" của mẹ lâu hơn, mẹ cũng không phải đau đớn chứng kiến con mẹ bệnh tật.
Tôi mới kể cho vợ tôi nghe câu chuyện mà tôi vẫn hằng giữ kín. Cô ấy khóc nhiều. Cô nói tôi phải đến gặp mẹ vì tôi mới là con của bà. Rằng dù tôi có tìm được một người thế chân thì mẹ tôi cũng sẽ nhận ra ngay bởi lẽ, bà là một người mẹ. Tôi muốn biết vì sao mẹ lại bỏ tôi đi? Sao mẹ lại bỏ tôi đến hai lần? Nhưng tôi lo sợ mẹ tôi sẽ buồn khi tôi mất đi. Phải làm thế nào thì mẹ của tôi mới không buồn. Mẹ chưa từng sống với tôi dù chỉ một ngày nên một người thay thế có thể là kế hoạch hoàn hảo không? Tôi sẽ lặng lẽ ra đi và mẹ tôi vẫn hạnh phúc. Có lẽ tôi nên làm như vậy. Vì cái chết chia cắt con người ta trong nhiều không gian mà đau đớn nhất, những không gian đó luôn là mãi mãi...
Theo ANTĐ
Anh đã sai khi quyết định cưới em Tròn 3 tháng sau ngày cưới, anh bảo tôi rằng: "Chỉ vì nghe lời bố mẹ nên anh mới cưới em. Đó là quyết định sai lầm". Tôi lặng người không nói nên lời. "Cưới tôi là quyết định sai lầm ư? Đứa trẻ đang lớn dần trong tôi là kết quả của sự sai lầm đó sao?" Tôi thực sự không biết...