Người vợ tội lỗi đẩy gã chồng “cuồng ghen” vào chốn lao tù
Vụ án khép lại, những người trong cuộc cũng đã phải trả giá cho lỗi lầm của mình khi người mất mạng, kẻ vào tù. Nhưng có lẽ dư âm và nỗi đau vẫn còn dai dẳng đối với nhiều con người mà họ là những người vô tội…
Chắc chắn, người thiệt thòi nhất trong mối tình tay ba, tay tư ấy là những đứa trẻ. Bởi giờ đây, cuộc tình vụng trộm ấy đã đẩy hạnh phúc gia đình của cả Văn và bị hại vào tấn bi kịch không gì có thể đau hơn. Vốn là hai người đàn ông, là trụ cột của bốn đứa trẻ ngây thơ, đang tuổi ăn, tuổi học, vậy mà họ đã không biết giữ lấy, để rồi, một người mất mạng ngay tại nơi hẹn hò với người tình, còn một người phải trả giá bằng những năm tháng trong trại cải tạo.
Tròn 20 tuổi, cái tuổi mà chúng bạn đang nuôi dưỡng, xây đắp bao hoài bão và là bước đệm của tương lai phía trước, bước vào cuộc sống thì Phạm Văn Văn (SN 1976, tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) phải nhận bản án 6 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” nhưng được hưởng án treo. Tưởng được sự đặc ân, khoan hồng của pháp luật, Văn sẽ chứng tỏ mình để xóa tan cái bản án đen tối ấy. Nhưng không, hắn vẫn chứng nào tật ấy, vẫn lười lao động và ngao du với đám bạn xấu. Để rồi, khi thấy tài sản của người khác, Văn lại nổi lòng tham. Đầu năm 2000, sự việc bị phát giác, Văn bị bắt. Ngoài trộm cắp tài sản của nhà dân, Văn còn tham gia trong đường dây trộm cắp tài sản của Nhà nước. Chính điều này, đến tháng 5-2000, phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với Phạm Văn Văn được mở lại. Và lần hầu tòa này, Văn phải đối mặt với 24 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản của công dân”; 18 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa”. Tổng hợp với hình phạt 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo tại bản án năm 1996 chuyển sang tù giam, buộc Văn phải chấp hành chung cho cả hai bản án là 48 tháng tù.
Phạm nhân Phạm Văn Văn.
Ở trong trại giam, bị cách ly khỏi đời sống xã hội, Văn đã nhiều lần rơi lệ khi thấy người mẹ già lặn lội vác từng nắm cơm muối vừng lên thăm con. Những lúc ấy, lòng trắc ẩn của một đứa con như biết lỗi. Văn đã hứa sẽ làm lại cuộc đời và sẽ không làm cho mẹ buồn thêm lần nữa. Và hắn cũng đã chứng tỏ điều ấy trong một thời gian dài. Khi tháng 9-2003, Văn được đặc xá, tha tù trước thời hạn. Lần này, hắn đã chứng tỏ lời hứa với mẹ, với người thân. Sau khi ra tù, ngoài phụ giúp mẹ công việc nhà, Văn còn theo cánh thợ xây trong xóm đi làm. Tiền công cũng không đáng là bao, nhưng với một đứa con lầm lỡ như Văn thì đồng tiền ấy thật đáng quý. Và bao người nhìn thấy sự chăm chỉ của Văn, họ thầm nghĩ có lẽ hắn đã thay đổi thật sự. Chính những lần đi làm công trình ở xã Dực Yên, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh ấy, Văn đã quen với chị Hoàng Thị Lan. Nhìn thấy sự chăm chỉ, chịu thương, chịu khó của Văn, chị Lan đã đem lòng cảm mến. Và rồi, sau nhiều lần hẹn hò, tình yêu đã nảy nở trong đôi bạn trẻ ấy. Cuối năm 2004, một đám cưới nhỏ nhưng ấm cúng được tổ chức, đánh dấu cuộc sống gia đình của Văn. Dù cuộc sống không mấy dư dả, nhưng cả hai đã bằng lòng với cuộc sống lúc đó. Nhìn tổ ấm nhỏ ấy, ai cũng mừng cho Văn vì đã yên bề gia thất sau bao nhiêu sóng gió, ngỗ ngược của cuộc đời.
Năm 2007, chị Lan sinh bé gái thứ hai. Nhưng khác với lần sinh trước, lần này, chị Lan không nhận được sự quan tâm từ phía nhà chồng. Cũng có lẽ vì miếng cơm manh áo, chồng chị đi sớm ngày. Còn chị sinh hoạt cùng gia đình nhà chồng nên cũng chẳng tránh được những va chạm thường ngày. Đáng lẽ, phận làm dâu, làm con, chị Lan phải biết nín nhịn để vun đắp cuộc sống gia đình và tạo cho con cái có môi trường sống tốt. Nhưng chị Lan đã không làm thế, lấy cớ sinh con cần người chăm sóc, sau một lần to tiếng với mẹ chồng, chị Lan đã ôm con bỏ về nhà mẹ đẻ tại xã Dực Yên, huyện Đầm Hà. Vợ chồng xa cách, đã nhiều lúc, Văn nhún nhường phóng xe lên nhà mẹ vợ nói chuyện và mong vợ nghĩ lại mà quay về. Nhưng bất chấp những lời khuyên can từ chồng, chị Lan vẫn một mực không về khiến tình cảm vợ chồng bị sứt mẻ. Không nói được vợ, Văn đành quay về và chấp nhận cuộc sống xa cách với suy nghĩ con cứng cáp, vợ sẽ quay về. Tuy nhiên, chẳng thấy vợ quay về mà đã không ít lần đến thăm con, Văn nghe thấy người ta đồn thổi vợ hắn có “bồ”. Lúc đó, Văn cũng chẳng bận tâm, bởi hắn nghĩ cũng có thể có người ác ý muốn chia cắt hạnh phúc gia đình anh ta. Thế rồi, không tin cũng chẳng được, bởi lần ấy, dù đã đêm khuya muộn nhưng hắn ta vẫn sang thăm con mà không gọi điện trước.
Video đang HOT
Khi đến nhà mẹ vợ, chỉ thấy con nheo nhóc đòi mẹ mà không thấy vợ đâu. Hỏi những người xunh quanh thì hắn ta cũng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Bực tức, Văn phóng xe đi tìm và phát hiện vợ mình đang tay trong tay với người đàn ông cũng đã có gia đình và có 2 con đuề huề. “Lần đó, tôi đã đánh cảnh cáo hai kẻ vụng trộm ấy. Họ cũng hứa rằng sẽ chấm dứt mối quan hệ bất chính. Thời gian đó, dù con tim tôi rất đau, mọi thứ như đổ sụp, bởi gia đình, vợ và các con là chỗ dựa tinh thần cho tôi làm lại cuộc đời. Vậy mà, cô ấy lại phản bội tôi. Lúc đó, tôi buông xuôi và nghĩ tiền bạc cũng chẳng để làm gì khi hạnh phúc gia đình chấm hết.
Những ngày đó, tôi nghỉ ở nhà, đã có những lúc muốn đập tan tất cả. Nhưng nghĩ lại một thời mình đã lầm lỡ và nghĩ đến con nên tôi đã cố gắng nín nhịn những mong vợ biết hối cải mà tìm đường quay về…”, Văn chia sẻ. Cũng theo lời Văn thì, vợ hắn và người đàn ông kia cũng chỉ chấm dứt được một thời gian rất ngắn, rồi chúng lại lén lút gặp nhau. Đã không ít lần Văn đã cảnh báo cho cả hai người nếu tiếp tục quan hệ thì… Nhưng bất chấp những điều ấy, vợ Văn và người đàn ông kia vẫn hẹ hò. Tối hôm đó, tại bờ mương, Văn nhìn thấy hai kẻ “điếc không sợ súng” đang quấn vào nhau. Lửa ghen trong lòng nổi lên, hắn ta đã dùng gậy nhằm thẳng đầu “tình địch” để vụt. Tuy nhiên, anh Nam phát hiện và giằng lại chiếc gậy và tấn công lại Văn. Trong cơn cuồng ghen, Văn đã rút dao trong người đâm liên tiếp vào người nạn nhân khiến anh này gục ngã. Về phần chị Lan, khi bị chồng phát hiện tại trận, cô ta đã ôm quần áo chạy về nhà người họ hàng gần đó. Sau khi gây án, Văn cũng về nhà văn hóa ngủ. Đến chiều hôm sau, hắn trở lại mương nước thì phát hiện anh Nam đã chết. Biết không thể thoát tội, Văn đã đến CQCA huyện Ba Chẽ đầu thú.
Văn nhận mức án 18 năm tù giam. Ngày đưa hắn ra xét xử, người vợ phụ tình hắn cũng có mặt và thừa nhận trước tòa về mối quan hệ bất chính ấy. Vợ con của nạn nhân cũng nghe rành rọt lời thú nhận trước tòa của người phụ nữ dan díu với chồng mình. Và chính điều ấy, đã là tác nhân để cướp đi mạng sống của chồng chị và cướp đi cha của những đứa con. Vụ án khép lại, những người trong cuộc cũng đã phải trả giá cho lỗi lầm của mình khi người mất mạng, kẻ vào tù. Nhưng có lẽ dư âm và nỗi đau vẫn còn dai dẳng đối với nhiều con người mà họ là những người vô tội…
(Tên nạn nhân trong bài đã được thay đổi)
Theo vietbao
Obama với Trung Quốc: Tiết lộ của người trong cuộc
Trong cuốn Obama và sự trỗi dậy của Trung Quốc (Obama and China's Rise), nhà ngoại giao kỳ cựu với hơn 30 năm trong nghề, đã điểm lại những trải nghiệm của ông khi làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Obama..
... và trên cương vị làm giám đốc cấp cao phụ trách các vấn đề Đông Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Obama từ tháng 1/2009 - 4/2011.
Thách thức địa chính trị chính đối với châu Á - cũng như đối với sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này - là sự trỗi dậy bất thường của Trung Quốc trong thập niên qua.
Bader bắt đầu với việc tóm lược 7 mục tiêu chính của chính quyền Obama tại châu Á: 1) tái cân bằng các ưu tiên toàn cầu của Mỹ trong đó chú trọng hơn đến châu Á, 2) thúc đẩy quan hệ ổn định và hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế, 3) nỗ lực hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn tại Bắc Triều Tiên thông qua đàm phán song phương và đa phương, 3) thúc đẩy và tham gia vào các thể chế khu vực tại châu Á, 5) củng cố các liên minh và mối quan hệ đối tác - đặc biệt là với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Australia, 6) tiếp tục triển khai tiền tiêu các lực lượng vũ trang Mỹ tại khu vực, và 7) đàm phán các hiệp định mở rộng thương mại và xuất khẩu sang khu vực.
Chính quyền Obama đã ý thức đầy đủ về tầm quan trọng phải duy trì một mối quan hệ ổn định và hiệu quả với Trung Quốc. Kể từ sau chiến dịch vận động năm 2008, chính quyền Obama đã thận trọng không "gắn mác" cho Trung Quốc là nguyên nhân gây ra mọi rắc rối của Mỹ.
Cuốn sách được bố cục theo 3 giai đoạn tương tác chính trong quan hệ Mỹ-Trung kéo dài suốt thời kỳ Bader công tác tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Giai đoạn đầu là đặt nền móng cho một mối quan hệ song phương ổn định và lành mạnh.
Ngày 1/4/2009, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố thành lập cơ chế Đối thoại Kinh tế và Chiến lược (S&ED), tạo cơ sở để hàng chục các quan chức từ hai bên gặp gỡ thường niên. Cơ chế này chưa từng tồn tại trong quan hệ của Mỹ với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và cho thấy chính quyền Obama đã đánh gia cao tầm quan trọng của Trung Quốc đến mức nào.
Giai đoạn thứ nhất cũng chứng kiến chuyến thăm đầu tiên của Obama tới Trung Quốc, sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 bên trong vấn đề Triều Tiên và Iran, song song thực hiện các gói kích thích kinh tế, và một số hợp tác hạn chế khác tại Hội nghị Biến đổi khí hậu Copenhagen.
Nhưng bất chấp những tiến bộ đạt được, chính quyền Obama vẫn vấp phải một Trung Quốc quyết liệt hơn rất nhiều so với trong lịch sử gần đây. Điều này đặc biệt đúng trong năm 2010, một năm với đặc điểm nổi bật là sự quả quyết của Trung Quốc và cũng là giai đoạn ứng xử thứ hai với Trung Quốc của Obama. Năm 2010, chính sách của Trung Quốc ngả sang bảo vệ Bắc Triều Tiên trước các lệnh trừng phạt quốc tế.
Trung Quốc cũng loại bỏ Mỹ khỏi các hoạt động quân sự tại Hoàng Hải và công khai đối đầu với Nhật Bản sau vụ va trạm giữa tàu cá Trung Quốc với 2 tàu tuần tra của Cảnh sát biển Nhật Bản tại vùng biển tranh chấp gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - và sau đó Trung Quốc đã đáp trả bằng cách tạm ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Trung Quốc còn đe dọa ngừng nhập khẩu từ các công ty tham gia bán vũ khí sang Đài Loan, nhằm trả đũa việc Mỹ xuất khẩu vũ khí sang Đài Loan. Nhưng có lẽ, rõ ràng nhất chính là việc Trung Quốc ngông cuồng mở rộng các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Chính quyền Obama phản ứng lại bằng cách báo hiệu cho Trung Quốc rằng sự quyết liệt đó sẽ chỉ làm Trung Quốc mất đi những đối tác kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, ngay cả khi Mỹ thừa nhận việc Trung Quốc trỗi dậy là không thể tránh khỏi, thì Bader cũng đã tóm lược rằng chính quyền Obama thực tế "muốn đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc phục vụ tạo ổn định, thay vì gây bất ổn, cho châu Á - Thái Bình Dương, khu vực bao gồm 5 đồng minh và đối tác khác của Mỹ mà an ninh của họ có lợi ích của Mỹ".
Dưới ánh sáng của những sự việc này, chính quyền Obama đã khẳng định lợi ích của Mỹ tại Biển Đông và nhắc lại cam kết đối với an ninh của Nhật Bản, ngay cả khi giữ bề ngoài trung lập trong vấn đề quần đảo Senkaku. Bader tin rằng Trung Quốc đã vụng về xa lánh các đối tác trong khu vực, trong khi các nhà phân tích chính sách đối ngoại nước này còn đang mơ hồ giữa nguyên nhân và hậu quả, và đổ lỗi cho Mỹ đã làm xấu đi mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Bader viết, đến cuối năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu cân nhắc lại thái độ quyết liệt của mình.
Bader cũng nêu, phải đến đầu năm 2011, khi Hồ Cẩm Đào tới thăm Mỹ, quan hệ Mỹ-Trung mới bắt đầu trở lại tốt đẹp, mở ra cái mà Bader coi là giai đoạn thứ ba, được đánh dấu bởi những tiến bộ liên tục trong các vấn đề an ninh và sự chú trọng hơn đến các vấn đề song phương và kinh tế toàn cầu khi Trung Quốc chuẩn bị bước vào cuộc chuyển giao lãnh đạo sau 1 thập niên.
Theo đánh giá của Bader, chính quyền Obama đã quản lý khá tốt các vấn đề chủ chốt trong mối quan hệ song phương này, tạo được bước tiến quan trọng trong vấn đề Iran, biến đổi khí hậu, Bắc Triều Tiên, và kinh tế thế giới. Mặc dù Bader ủng hộ sự "xoay trục chiến lược" về Đông Á, ông tin rằng thuật ngữ này sử dụng có phần nhầm lẫn khi nó nhấn mạnh quá mức yếu tố quân sự trong ý đồ chính sách trên thực tế. Sự "xuất hiện quân sự ròng" của Mỹ sẽ không tăng lên ngoài việc triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ sang Darwin, Australia. Thứ diễn tả tốt hơn diễn biến này, Bader chỉ ra, dẫn lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Thomas Donilon, là "tái cân bằng các ưu tiên của Mỹ về hướng châu Á - Thái Bình Dương.
Obama and China's Rise là ghi chép đầu tiên về quá trình hoạch định chính sách châu Á của chính quyền Obama được soạn thảo bởi chính một thành viên tham gia quá trình hoạch định ấy.
Theo Dantri
Khóc dở vì vỏ bọc hôn nhân ngoại - Mua dây buộc mình Ai cũng ngạc nhiên trước những ngôi nhà cao tầng khang trang xuất hiện ngày càng nhiều ở vùng quê vốn thuần nông như xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Chỉ đến khi tìm hiểu, chúng tôi mới biết, để đổi lấy giá trị vật chất ấy, nhiều phụ nữ đã tìm mọi cách kết hôn với người nước ngoài...