Người vợ ở Khánh Hòa rủ chồng về quê dựng nhà cấp 4, không gian ngập sắc xanh
Sau khi lập gia đình, chị Ngọc quyết định “rủ” chồng về quê thực hiện ước mơ lúc xưa, xây một căn nhà nhỏ, trong vườn ngập sắc xanh.
Sinh ra ở Khánh Hòa nhưng chị Trần Thị Ngọc (32 tuổi) học tập và làm việc ở TPHCM. Khi ra trường, chị làm công việc văn phòng, rồi quen và nảy sinh tình cảm với người chồng hiện tại, cùng quê với chị.
Năm 23 tuổi, chị Ngọc lập gia đình, cùng chồng phát triển sự nghiệp tại TPHCM.
Chị Ngọc yêu thích cửa sổ bếp có ánh nắng chiếu vào
Có cuộc sống khá ổn định nhưng chị Ngọc vẫn luôn đau đáu một điều. Chị từng mơ ước được trở về quê sinh sống, xây một căn nhà nhỏ xinh tại vùng quê biển Dốc Lết, Ninh Hòa (Khánh Hòa).
Sau nhiều năm làm việc văn phòng kết hợp kinh doanh hải sản, chị Ngọc nhận thấy có thể phát triển nghề kinh doanh của mình nên quyết định thôi việc văn phòng.
Đó cũng là lúc chị thôi thúc ý định trở về quê xây nhà, mở cửa hàng buôn bán. Chồng chị có công việc tự do nên khi nghe vợ “rủ”, anh đã đồng ý sau 1 tháng suy nghĩ.
Góc nào của ngôi nhà cũng đẹp và nên thơ
Cuối năm 2022, hai vợ chồng quyết định về quê. “Khi đó con cái còn khá nhỏ, việc chuyển trường không phức tạp, cộng với công việc tự do nên mình chuyển về quê khá nhanh chóng.
Mình có một mảnh đất ở Dốc Lết nên cả hai quyết định cất một căn nhà nhỏ và kinh doanh yến, hải sản – những món sặc sản ở vùng biển quê mình”, chị Ngọc chia sẻ.
Thời gian đầu về quê, việc vừa phải buôn bán vừa ổn định việc xây nhà là quãng thời gian đáng nhớ của gia đình chị Ngọc.
Không dự định trước nên vợ chồng chị Ngọc không có nhiều kinh phí dự trù để xây nhà. Chị quyết định cất lên căn nhà cấp 4 nhờ bàn tay thiết kế của chồng khi đó đang học văn bằng 2 ngành kiến trúc.
Video đang HOT
Ngôi nhà do chính tay chồng chị Ngọc thiết kế
“Mình xây nhà thô đơn giản, chưa có điều kiện để làm nhiều nội thất bên trong. Bếp là nơi yêu thích nhất nên mình đề nghị chồng làm cho căn bếp có cửa sổ, có kệ để đồ. Đó là yêu cầu duy nhất của mình”, chị nói.
Ngày nào chị Ngọc cũng cắm hoa cho ngôi nhà rực rỡ sắc màu
Căn nhà của vợ chồng chị khá đơn giản, chỉ có 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 1 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh và khoảng sân rộng phía trước.
Điểm nhấn của ngôi nhà là bếp có 2 ô cửa sổ lớn, nắng chiếu vào rất đẹp mắt. Bạn bè đến chơi đều ấn tượng với gian bếp đầy nắng.
“Trong vườn, mình trồng nhiều cây xanh, cả hai vợ chồng đều rất thích. Các cây mình trồng như cây phát tài, cây xoài đan xen các chậu hoa nhỏ xinh và một số cây ăn quả”, chị nói.
Để đáp ứng với cuộc sống ở quê, chồng chị Ngọc cũng học thêm để đổi việc một cách thuận lợi.
Lúc mới xây nhà, vợ chồng chị thiếu tiền nên rất lo lắng. Khi gần hoàn thiện nhà, cả hai không biết xoay xở tiền ở đâu. May mắn có bạn bè, người thân giúp đỡ cộng với công việc kinh doanh thuận lợi hơn, chị đã hoàn thành được ngôi nhà mơ ước.
Điều chị vui nhất là nhà ở gần bố mẹ hai bên nên tiện đi lại thăm hỏi. Khi biết các con về quê lập nghiệp, xây nhà, bố mẹ chị Ngọc rất vui mừng.
Những khi rảnh rỗi, chị Ngọc thường cắm hoa, dọn dẹp, vun vén nhà cửa. Với chị, ngôi nhà nhỏ ven biển là điều kỳ diệu trong cuộc sống mà chị khao khát từ lâu.
“Mỗi sớm thức dậy, được hít hà không khí thiên nhiên, được cảm nhận ánh nắng ban mai chiếu vào trong nhà, được ngắm nhìn cây cối hoa lá, mình cảm giác thực sự được hòa mình vào thế giới ngoài kia.
Mình yêu ngôi nhà này và biết ơn cuộc sống đã cho mình cơ hội thực hiện được đam mê. Giờ đây, công việc kinh doanh ổn định, ngôi nhà như mơ ước, cuộc sống được tự do, làm chủ là tất cả với mình và gia đình”, chị Ngọc chia sẻ.
Chị ưu tiên trồng các cây hoa nhỏ, dễ chăm
Góc bếp lý tưởng theo yêu cầu của chị Ngọc
Dụng cụ để đồ ăn cũng được lựa chọn dễ thương
Không khí Giáng sinh tràn ngập ngôi nhà
Trend này khét: 1m2 có 10 Gen Z khoe "về quê thi đỗ Big4" ăn cơm mẹ nấu, cưới người mình yêu, lương tiêu phà phà
"Công việc ổn định, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật không làm thêm, được ở gần bố mẹ...", là những cái Gen Z bỏ phố về quê, có việc làm ổn định, thi nhau flex kịch liệt trên MXH cuối năm 2024.
Sau cơn bão "bỏ phố về quê" để làm đủ công việc như mở quán cafe, kinh doanh du lịch, khởi nghiệp với nghề truyền thống... thì cuối năm 2024, xuất hiện thêm 1 trend mới khiến hội Gen Z ới nhau đu kịch liệt.
Khác với những năm trước, 2024, khi rời thành phố sau thời gian dài "bon chen" các Gen Z có nền tảng bàng cấp tốt đã chọn 1 công việc ổn định ở quê (có thể là thi đậu công chức đi làm nhà nước, trúng tuyển vào ngân hàng thuộc top đầu cả nước có chi nhánh ở tỉnh...), sáng đi làm, tối về nhà ăn cơm mẹ nấu, phà phà mà sống, cuối tháng lãnh lương.
Trend này thường được hội Gen Z đính kèm với caption với công thức: Học xong - thi đỗ viên chức/công chức - làm việc ở quê.
Gen Z thi nhau đu trend "về quê chữa lành".
Những bài đăng này nhanh chóng thu hút nhiều lượt tương tác cao. Bởi, giữa nhịp sống xô bồ, bận rộn như hiện nay, việc về quê, vẫn được làm công việc đúng với chuyên ngành, sống cùng bố mẹ,... là điều mà nhiều người mong muốn.
Có người làm giáo viên tiểu học, THPT, có người làm kế toán,... cũng có bạn làm ngân hàng, và gọi vui là "Big4 ở quê". Bởi vì ngân hàng nơi bạn làm việc cũng được xếp vào 1 trong 4 ngân hàng lớn nhất tại thị trường Việt Nam, nhưng cái khác là bạn chọn về quê làm việc để ở gần gia đình.
Dưới đây là câu chuyện tóm tắt của 1 số Gen Z về cuộc sống bỏ phố về quê chill chill của mình:
"Học xong 4 năm đại học, ra trường về quê có việc làm, thi đỗ viên chức. Lương đủ ăn đủ mặc, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật, ngủ tới 10 giờ trưa dậy. Ở nhà với ba mẹ, nhà cửa, cơm nước ba mẹ lo. Có người yêu gần nhà, được yêu chiều".
"Học xong 4 năm đại học. Về quê dạy hợp đồng 2 năm, thi viên chức là đậu. Nhà cách trường 4km, cách nhà chồng 5km. Cưới được người mình yêu từ lớp 12, lương đủ sống, sáng dậy đi dạy, trưa về ăn cơm mẹ nấu và hài lòng với cuộc sống hiện tại".
"Tốt nghiệp HNUE 2 năm, bằng giỏi, về quê với mẹ, thi đậu viên chức ngay lần đầu, đi làm 17 tiết/tuần (dạy full 2 ngày/tuần) học tiếp thạc sĩ ở HNUE, có nghề tay trái thu nhập 8 số. Có người yêu bộ đội 5 năm công tác ở Hà Nội, gia đình hai bên ủng hộ"....
"Học xong đại học ở Sài Gòn 4 năm, về quê thi đỗ Big 4, làm cách nhà 50km, nhà ở huyện này thì làm ở huyện kia, ở thì ở một mình trong trung tâm thành phố. Cuối tuần về nhà ngủ tới 10 giờ. Tôm cua cá ăn ê hề, mỗi lần về nhà là lên cân. Có người yêu ở gần, sơ hở là canh hết giờ làm việc để đến đón về",...
Nghe hoàn hảo thật chứ!
Chia sẻ của các bạn trẻ nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm của netizen.
Chưa dừng lại ở đó, trend về quê làm việc còn nhanh chóng thu hút nhiều sự quan tâm của netizen bởi ở đó có những "phúc lợi" mà nhiều bạn trẻ mong muốn như: Nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật, không làm thêm giờ, chỗ làm việc gần nhà và được ở cạnh bố mẹ...
"Mỗi lần xem trend này là thấy bình an ha, cũng có chút ghen tỵ với các bạn", "Cuộc sống mà nhiều người mơ ước đó", "Nói chung mỗi người có một cuộc đời riêng, thấy hạnh phúc cho các bạn nhưng mình cũng hài lòng với cuộc sống hiện tại, tuy ở xa gia đình nhưng làm được công việc mình mơ ước",... là những bình luận của netizen.
Song, nếu bạn không đu trend, không có cuộc sống đúng với "trend về quê làm việc" thì cũng chẳng sao cả, là chuyện bình thường. Bởi mỗi người có một cuộc đời riêng, vì thế sẽ có những lựa chọn không giống nhau.
Nhiều người trẻ cũng cho hay, họ có cơ hội để về quê làm việc, chọn an yên, song muốn ở lại thành phố hay xa hơn là chọn đi du học, đơn giản vì muốn khám phá, muốn trải nghiệm nhiều hơn. Một số khác lại chia sẻ rằng họ cũng đang phấn đấu đi làm, kiếm thật nhiều tiền để sau này có thể về quê, làm việc gần nhà,...
Ngoài công việc chính, nhiều Gen Z còn làm thêm nghề tay trái, để kiếm thêm thu nhập.
Tuy nhiên, dù là ở quê hay thành phố thì đều có những khó khăn, thuận lợi riêng và ai cũng phải nỗ lực, cố gắng để sống cuộc đời của mình dù ở bất cứ nơi đâu.
Bạn Nguyễn Thành Thái - giáo viên giảng dạy các bộ môn văn hóa khối 3 tại Trường Tiểu học Trưng Vương, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh từng chia sẻ với chúng tôi rằng: Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê có công việc ổn định cảm thấy cuộc sống rất bình yên, song an toàn cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi những trải nghiệm thú vị, những cơ hội thử thách bản thân mà những người chọn "lăn xả" có được.
" Làm việc ở quê hay chọn cuộc sống bình yên cũng sẽ có những cái được - mất khác nhau. Cái mình được là một công việc ổn định như mong ước, mang lại nguồn thu nhập đủ sống, đặc biệt là được ở gần bố mẹ, đã là điều hạnh phúc nhất rồi. Cái mất, chính là sự trải nghiệm mà nhiều bạn trẻ đang có được khi đi làm ở thành phố, đi du học nước ngoài,... Cũng chia sẻ thật, trước đây mình có ý định đi thi người mẫu và theo nghề nhưng thực sự mình không đủ can đảm để bước ra khỏi vùng an toàn. Thế nên mình nỗ lực để có được công việc như hiện tại và mình hài lòng với nó. Thỉnh thoảng mình vẫn đi làm MC, mẫu ảnh kiếm thêm thu nhập và cũng là duy trì đam mê", 9X chia sẻ.
Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi "cưa đổ" luôn bà chủ 40 tuổi Câu chuyện tình yêu "đũa lệch" giữa chàng trai trẻ và nữ chủ nhà lớn hơn 20 tuổi đã thu hút sự chú ý lớn từ cư dân mạng. Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh mối quan hệ này, từ những lời chúc phúc đến những nghi ngờ về động cơ thực sự. Cách đây không lâu, câu chuyện chàng trai đổi...