Người vô gia cư được bố trí nơi ăn ở tạm
Cho rằng người lang thang ngủ ngoài đường trong trời rét vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa làm mất cảnh quan đô thị thành phố, Sở Lao động kiến nghị bố trí nơi ăn ở tạm cho những người này dịp rét đậm và Tết Nguyên đán.
Trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, nhiều người lang thang, vô gia cư ngủ trên vỉa hè, gầm cầu, vườn hoa ở các quận nội thành mà không có đủ chăn, áo ấm. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố nhìn nhận, thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn làm mất cảnh quan môi trường đô thị.
Cơ quan này đã kiểm tra những người vô gia cư, vận động họ trở về gia đình. Tuy nhiên, mới có 2 người ở quận Ba Đình và Hoàn Kiếm trở về địa phương.
Trong đợt rét vừa qua, nhiều người vô gia cư phải ngủ ngoài hè phố thủ đô. Ảnh: Anh Tuấn.
Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội kiến nghị UBND thành phố có các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân, như giao các Trung tâm bảo trợ xã hội bố trí nơi ăn ở tạm cho người lang thang trong đợt rét đậm, rét hại và dịp Tết âm lịch, sau đó sẽ phân loại, chuyển về gia đình.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận huyện cứu trợ, đảm bảo đời sống cho những người có công, người nghèo, người cao tuổi cô đơn, trẻ mồ côi, không để họ bị ảnh hưởng do giá rét, giúp các hộ ổn định đời sống, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Video đang HOT
Các quận, huyện được chỉ đạo trích ngân sách và vận động tổ chức cá nhân ủng hộ cho những hoàn cảnh khó khăn. Nếu chi phí vượt quá ngân sách thì đề xuất, báo cáo UBND thành phố xem xét giải quyết.
Theo VNE
Người vô gia cư co ro giữa đêm đông Hà Nội
Sau một ngày mưu sinh kiếm tiền về quê ăn Tết, nhiều người lao động ngoại tỉnh phải ngả lưng trên các vỉa hè thủ đô hoặc may mắn hơn thì được tá túc trong các cây ATM để tránh cái rét như cắt da cắt thịt.
Nhiều ngày nay, sau buổi đi bán tăm bông dạo, vợ chồng chị Tươi (quê Hà Nam) cùng đứa con 7 tháng tuổi lại về vỉa hè phố Thợ Nhuộm nằm co ro trong chiếc chăn mỏng.
Trời rét nhưng đứa trẻ vẫn ngủ ngon lành. Thương tình, thỉnh thoảng người dân qua đường lại cho đứa con nhỏ hộp sữa, vài ba đồng hoặc tấm áo ấm.
Sau 24 giờ, khi đường phố đã thưa thớt, gia đình chị Tươi lại vác chăn chiếu vào trong cây ATM gần đó tránh cái rét cắt da cắt thịt.
Giống như chị Tươi, nhiều người cũng lựa chọn cây ATM ấm áp làm nơi tá túc qua đêm.
Vì không có đủ 15.000 - 30.000 đồng cho một chỗ ngả lưng trong nhà trọ bình dân nên nhiều người ngoại tỉnh cũng đành ngủ lang bạt vỉa hè, góc chợ, công viên, vườn hoa, gầm cầu...
Kiếm được chỗ tá túc ổn định trên phố Cửa Nam nên dù ngủ vỉa hè nhưng người đàn ông 66 tuổi này cũng có chỗ ngả lưng tươm tất hơn.
Sáng ra, ông lại quét dọn sạch sẽ cho nhà chủ rồi cất kín chăn màn vào khe tường để chuẩn bị một ngày lao động. "Ngày kiếm được vài chục nghìn từ phế liệu, đói thì vào chợ ăn suất cơm 10.000 đồng. Người dân quanh đây cũng thương tình lúc cho đồ ăn, mảnh áo, khi chai rượu dở hay đôi dép cũ. Nhờ giời thương nên chẳng bao giờ đau ốm, mỗi năm chỉ dám về quê một lần vào dịp Tết...", ông tâm sự.
Đi trên các phố vào buổi đêm có thể rất dễ bắt gặp cụ ông nằm co ro trên vỉa hè phố Nguyễn Khắc Cần, đắp tạm bằng tấm chăn mỏng.
Hay bà cụ nằm lọt thỏm trong chiếc chăn bông trên vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng.
Trong khi đó, dù có nhà cửa ở quê và hàng tháng có trợ cấp nhưng buồn vì không có con cháu nên cụ Quang (87 tuổi, quê Hưng Yên) bắt xe lên Hà Nội "dạo chơi" vài ba tuần lại bắt xe về nhà một lần.
Hàng ngày, cụ chỉ lang thang đi dạo khắp Hà Nội, mệt thì ngồi nghỉ ghế đá, đêm về ngủ trên vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng. Cụ kể, về đêm nhiều người tưởng cụ là ăn xin nên cho cụ tiền hoặc đồ ăn, riêng quần áo thì cụ không lấy vì đã đủ ấm.
Theo VNE
Nữ giảng viên bỏ việc đi cưu mang người vô gia cư Nghỉ việc ở trường đại học, sang Nhật làm phiên dịch, qua Australia học thiết kế, về nước mở quán dành cho teen rồi làm từ thiện, Nguyễn Hoàng Thảo khiến mọi người khâm phục bởi khả năng 'bay nhảy' và tấm lòng vì người nghèo. Từ đôi mắt hí, phong cách thời trang lẫn tác phong làm việc của Hoàng Thảo đều...