Người vợ bị hàng xóm đồn bán tạng lấy tiền vì hiến tạng chồng cứu người dưng
Chết não sau tai nạn giao thông, gia đình người đàn ông 37 tuổi ở Bắc Giang đã hiến tạng của anh cứu 4 bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng hành động nhân văn ấy lại bị nhiều người buông lời dị nghị như “cứa vào tim”
Người đàn ông 37 tuổi không may chết não đã hồi sinh sự sống cho 4 người (Ảnh: bệnh viện cung cấp)
Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) chiều 8-10 cho biết từ nguồn tạng hiến (gồm 1 tim, 1 gan, 2 thận, 2 giác mạc, 10 gân và 3 đoạn mạch máu) của bệnh nhân chết não là anh Ngọ Văn S. (37 tuổi, ở xã Châu Minh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang), bệnh viện đã tiến hành ghép và hồi sinh cuộc sống cho 4 bệnh nhân hiểm nghèo.
Trước đó, trong một lần đang đi mua đồ về làm công trình cho người trong làng, anh S. không may tự ngã xe, đâm vào gồ bê tông chắn xe lớn đi vào đường làng, dẫn tới chấn thương sọ não nặng. Đến bệnh viện, bác sĩ giải thích anh hầu như không còn cơ hội sống nên gia đình đã đưa anh về nhà.
Hy vọng vào một điều kỳ diệu nào đó, gia đình đã một lần nữa đưa anh đến Bệnh viện Việt Đức. Tuy vậy, sau 2 ngày hồi sức, tình trạng anh S. không có biến chuyển gì, kết quả chẩn đoán cho thấy anh đã chết não. Lúc này, được các bác sĩ chia sẻ về những người bệnh chờ chết nếu không có tạng để ghép, gia đình anh S. đã viết đơn đề nghị hiến mô, tạng của anh để cứu người. Nhờ vậy, điều kỳ diệu đã đến với 4 gia đình được nhận tạng từ anh S.
Anh Ngọ Văn Ch., anh trai anh S., chia sẻ: “Gia đình tôi đã đồng lòng để em tôi hiến tạng. Lúc đó tôi nghĩ đến 3 đứa con của S. Con trai đầu đang học lớp 7, con gái thứ 2 học lớp 5 và con trai út 4 tuổi. Dù bố cháu đã mất nhưng tôi mong các cháu được tự hào về bố mình, để một lúc nào đó các cháu được thấy hình ảnh của bố mình, vơi nỗi nhớ bố hơn”.
Hành động hiến tạng của bệnh nhân chết não để cứu sống những người bệnh hiểm nghèo khác rất nhân văn, thế nhưng khi trở về địa phương, gia đình anh S. lại phải đối mặt với nhiều điều tiếng, cay đắng và những lời dị nghị từ hàng xóm. Người thân anh S. cho biết nhiều người trong làng, trong xã đã dùng những lời lẽ như “cứa vào tim” người mẹ già 86 tuổi vừa mất con trai út. Thậm chí, có người dân còn bàn tán chuyện gia đình bán tạng được vài trăm triệu. “Chồng tôi không sống được nữa, nhưng tôi mong muốn một phần cơ thể anh ấy vẫn còn tồn tại đâu đó trên thế giới này. Vì thế khi nghe những lời đau đớn ấy, gia đình tôi chỉ biết gạt nước mắt” – chị G., vợ anh S., chia sẻ.
Video đang HOT
Nghĩa cử cao đẹp của người thân anh S. lại bị nhiều người buông lời dị nghị
Theo GS-TS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm iều phối tạng Quốc gia, những câu chuyện hồi sinh tưởng như chỉ có trong cổ tích đã trở thành hiện thực nhờ những tấm lòng thiện nguyện hiến mô, tạng sau khi chết não. Bởi những người được ghép tạng ấy không chỉ sống tiếp phần đời của mình mà còn sống cho cuộc đời của ân nhân.
Trước đó, tại một buổi trao tặng Kỷ niệm chương cho gia đình người hiến tạng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định hiến tạng là việc làm nhân văn thể hiện sự chia sẻ cao quý thân thể của mình để cứu sống người khác. “Việc cho, hiến tạng để cứu sống người khác là hành động cao nhất của tấm lòng từ thiện. Chết là trở về với cát bụi nhưng cho đi là còn mãi. Tôi tin rằng, mỗi khi nhìn thấy ánh mắt, nhịp đập trái tim của người thân mình vẫn hiển hiện… Đó chính là hạnh phúc vô bờ của người ở lại” – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ.
D.Thu
Theo nld.com.vn
Thực hiện thành công ca ghép phổi thứ hai từ người cho chết não
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức và thực hiện thành công ca ghép hai phổi thứ hai từ người cho đa tạng chết não, sau ca ghép phổi thứ nhất cách đây tròn 8 tháng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Chiều 19/8, giáo sư-tiến sỹ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ngày 12/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức và thực hiện thành công ca ghép hai phổi thứ hai từ người cho đa tạng chết não, sau ca ghép phổi thứ nhất cách đây tròn 8 tháng.
"Người hiến tạng còn trẻ và các tạng hiến đều có chất lượng rất tốt. Người nhận phổi là ông N.V.K. 38 tuổi, ở Hà Nội, mắc bệnh giãn toàn bộ phế quản giai đoạn cuối - có chỉ định ghép phổi tuyệt đối. Bệnh khởi phát từ khi bệnh nhân còn nhỏ, 10 năm nay diễn biến nặng, gần đây liên tục nằm viện với máy thở và ôxy hỗ trợ," Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin.
Ca mổ lấy-ghép hai phổi đã diễn ra liên tục trong gần 15 giờ, từ 16 giờ ngày 12/8 tới 6 giờ 30 phút ngày 13/8.
Ghép hai phổi từ người cho chết não được xếp vào loại khó và phức tạp nhất về mặt kỹ thuật mổ trong các loại ghép tạng.
Sau mổ 6 giờ bệnh nhân đã tỉnh, phổi ghép hoạt động tốt. Đường mở ngực được đóng lại sau ghép 30 giờ, và máy hỗ trợ phổi (ECMO) được dừng và rút sau mổ hơn 2 ngày.
Kết quả kiểm tra chất lượng phổi ghép bằng xét nghiệm khí máu, soi phế quản, siêu âm mạch phổi, cấy vi trùng đường thở, đều cho kết quả tốt. Chức năng tim và thận của bệnh nhân đều trong giới hạn bình thường.
Như vậy tiến triển sau ghép của bệnh nhân là thuận lợi và hy vọng có thể tự thở hoàn toàn trong một vài ngày tới.
Cách đây 8 tháng, vào ngày 12/12/2018, ca ghép hai phổi từ người cho đa tạng chết não đầu tiên của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho một bệnh nhân 17 tuổi đã được thực hiện thành công, với kíp mổ hoàn toàn là các thầy thuốc của bệnh viện.
Tới nay phổi ghép vẫn hoạt động tốt, bệnh nhân đang hồi phục sức khoẻ, đã tự ăn uống, sinh hoạt, không cần sự hỗ trợ của máy móc. Bệnh nhân đã lên cân và đang tiếp tục được điều trị phục hồi chức năng hô hấp, điều chỉnh các rối loạn thường gặp sau ghép phổi, có thể sẽ được ra viện trong thời gian tới.
Đặc biệt ở ca ghép phổi này là lần đầu tiên, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện lấy và ghép cùng lúc 6 tạng cho 5 bệnh nhân, gồm 2 phổi, 1 tim, 1 gan, 2 thận (cho 2 bệnh nhân). Như vậy là có 6 bàn mổ ghép tạng cùng lúc (1 lấy, 5 ghép) với sự tham gia của gần 300 nhân viên y tế ở tất cả các khâu. Cho đến hôm nay, tất cả 5 bệnh nhân ghép tạng đề có diễn biến thuận lợi.
Tổng cộng chỉ trong gần 1 tuần (từ 12/8 tới 18/8) nhờ sự hỗ trợ và phối hợp nhịp nhàng của Trung tâm Điều phối-Ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện Chợ Rẫy, Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện tới 10 ca mổ ghép tạng từ người cho chết não (phổi, 2 tim, 3 gan, 4 thận) với nguồn hiến đa tạng từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (2 ca) và Bệnh viện Chợ Rẫy (1 ca). Tất cả các ca ghép đều cho kết quả thuận lợi.
Bên cạnh đó, bệnh viện vẫn tiếp tực thực hiện 5 ca ghép tạng theo chương trình từ người cho sống (1 gan, 4 thận). Như vậy có tới 15 ca ghép tạng trong 6 ngày.
Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2009-2019 đã có 57 bệnh nhân chết não hiến tạng. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện ghép tim cho 25 trường hợp, ghép phổi cho 2 trường hợp, ghép gan cho 54 trường hợp và ghép thận cho 99 trường hợp./.
Theo Vietnamplus
Kỳ tích: Lần đầu tiên lá gan của một người chết não được 'chia đôi' ghép cho 2 người Lá gan của một người đàn ông 30 tuổi chết não đã được các bác sĩ đã "chia sẻ" để giúp hồi sinh sự sống cho hai người. Đây đều là các bệnh nhân nặng nếu không được ghép gan sẽ khó qua khỏi. Gan hiến tặng đã được chia ra để ghép cho 2 người trong đó có một bệnh nhi 8...