Người vợ bí ẩn nhất của pharaoh Ai Cập là ai?
Nhiều người cho rằng người phụ nữ giữ vị trí đặc biệt trong trái tim pharaoh Akhenaten là Kiya,nhưng cuộc đời của Kiya vẫn nằm dưới bức màn bí ẩn.
Các nhà khoa học đưa ra hai giả thuyết về nguồn gốc xuất thân của bà. Theo một giả thuyết, người vợ của pharaoh Akhenaten đến từ Mitanni ở phía bắc Syria. Bà là một công chúa tên Tadukhepa, người được gả tới Ai Cập vì mục đích ngoại giao, theo Aidan Dodson, một tiến sĩ sử học và nhân chủng học tại Đại học Bristol, Anh.
Ngày mất chính xác của Kiya vẫn chưa được xác định, nhưng dấu vết cuối cùng về bà lưu lại ở năm thứ 12 hoặc 13 trong thời gian trị vì của Akhenaten. Do đó, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tái dựng lại những xung quanh Kiya và sự biến mất của bà dựa trên các thông tin còn lưu lại.
Giả thuyết thứ hai về Kiya gắn liền với phân tích ADN. Điểm đặc biệt về Kiya là mối liên hệ của bà với người phụ nữ có tên Quý cô trẻ hơn trong lăng mộ ký hiệu KV35. Ngôi mộ được mở lại vào năm 1907 này là nơi yên nghỉ cuối cùng của hai người phụ nữ nằm cạnh nhau, Quý cô trẻ hơn và Quý cô già hơn.
Điều duy nhất các nhà nghiên cứu biết chắc về Kiya là tên gọi của bà và bà là vợ của hoàng đế Ai Cập Akhenaten với tước hiệu “Người vợ yêu dấu”. Nhiều thông tin về Kiya bị thất lạc theo thời gian và pha lẫn trong tiểu sử của nữ hoàng Nefertiti và những người phụ nữ khác thuộc vương triều.
Theo tiến sĩ Joann Fletcher, nhà Ai Cập học ở Đại học New York, Mỹ, Quý cô trẻ hơn chính là nữ hoàng Nefertiti xinh đẹp. Nhà nghiên cứu người Pháp Marc Gabolde cũng nghiêng về ý kiến của Fletcher.
Trong khi đó, kiểm tra ADN trên 11 xác ướp của Hội đồng Khảo cổ học Tối cao của Ai Cập cho thấy cha của pharaoh Tutankhamun là người đàn ông nằm trong lăng mộ ký hiệu KV55 – Akhenaten. Quý cô trẻ hơn là nữ hoàng Tiye, mẹ của Akhenaten, đồng thời là vợ pharaoh Amenhotep III. Mẹ của Tutankhamun là Quý cô trẻ hơn, con gái của Tiye và Amenhotep III. Cha mẹ của pharaoh Tutankhamun là anh em cùng huyết thống. Tuy nhiên, đa số các nhà Ai Cập học hiện nay tin rằng Quý cô trẻ hơn thực chất là Kiya.
Nhiều nhà Ai Cập học cho rằng, mẹ đẻ của pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập – vị vua trẻ tuổi Tutankhamun, hay còn gọi là vua Tut, có thể là nữ hoàng Nefertiti hoặc Kiya, theoKingtutone.
Video đang HOT
Giả thuyết Nefertiti là mẹ đẻ của vua Tut vì bà thường xuất hiện trong các bức khắc họa cùng phu quân Akhenanten. Một giả thuyết khác là Kiya, bà thường được sử sách mô tả là “người vợ yêu quý của vua Ai Cập”.
Tuy nhiên, nhiều người nghiêng về giả thuyết Kiya là mẹ đẻ của Tut, vì các tranh vẽ tường và phù điêu chỉ khắc họa Nefertiti cùng Akhenanten và 6 cô con gái, chứ không hề khắc họa hình ảnh Nefertiti cùng Tut.
Một điểm đáng lưu ý khác là những bản quét mới nhất trên xác ướp Quý cô trẻ hơn chỉ ra người phụ nữ này bị sát hại. Theo tiến sĩ Ashraf Selim chuyên chụp X quang, nếu phần mặt bị hủy hoại sau khi ướp, những mẩu xương thịt khô sẽ lưu lại bên trong vết thương. Các bản chụp cắt lớp vi tính từ Dự án Xác ướp Ai Cập cho thấy rất ít xương gãy ở hốc xoang, chứng tỏ vết thương trên gương mặt người phụ nữ có từ trước khi ướp và nhiều khả năng từ trước lúc chết.
Sự thật về cuộc đời của Kiya vẫn là thách thức lớn đối vởi các nhà khảo cổ. Những bức tranh về Kiya đều được khắc lại thành chân dung các thành viên khác trong hoàng tộc. Theo Dodson, lời giải thích hợp lý cho sự biến mất đột ngột của bà là Kiya bị thất sủng. Mọi bằng chứng tìm thấy ở các di chỉ khảo cổ và tước hiệu riêng chỉ ra Kiya là nhân vật quan trọng trong hoàng tộc. Tên bà có nghĩa là “Người vợ yêu dấu”, tước hiệu chưa từng có trong Ai Cập. Nó chỉ ra vị trí đặc biệt của bà trong trái pharaoh Akhenaten và vai trò mà bà nắm giữ trong hoàng cung bởi không một người phụ nữ nào xung quanh vị hoàng đế này có tên gọi tương tự.
Theo Thu/Khỏe & Đẹp
Những ông hoàng 'siêu kỳ quặc' trong lịch sử thế giới
Đấng quân vương đứng đầu một nước không hẳn đã "thập toàn thập mỹ". Có người không chịu tắm rửa, thậm chí không thay quần áo trong cả tháng trời.
Minh Vũ Tông là một vị hoàng đế có tính cách kỳ lạ của Trung Quốc. Ông là vị hoàng đế lên ngôi báu từ lúc mới 14 tuổi. Ngay sau khi nắm quyền bính trong tay, vị hoàng đế này đã đắm chìm trong những thú vui vô bổ. Bỏ ngoài tai nhiệm vụ đưa đất nước ngày càng hưng thịnh, Minh Vũ Tông đắm chìm trong rượu, thường xuyên lui tới nhà thổ cũng như xây dựng nhiều cung điện xa hoa để nuôi nhốt những động vật to lớn như hổ, báo.
Vị hoàng đế này cố tình thả những con thú đó ra bên ngoài để có thể săn bắt chúng như một sở thích kỳ quặc. Chưa dừng lại ở đó, ông còn bắt người hầu trong cung xếp thành một hàng dài và sai bảo người trong quan phủ giả làm người bán hàng và người dạo phố để ông có thể tản bộ xuống các "đường phố" và giả vờ là một người dân thường.
Vua Friedrich Wilhelm I của Phổ cầm quyền từ năm 1713 - 1740. Một trong những hành động kỳ quặc của vị vua này là có mối quan tâm đặc biệt đối với quân đội. Ông thường xuyên tổ chức các buổi diễu binh để thỏa mãn thú vui của mình. Ngay cả khi bị bệnh và phải nằm trên giường, vua Friedrich Wilhelm I vẫn muốn xem diễu binh.
Ông mong muốn con trai của ông là Friedrich II sẽ trở thành một người lính thực thụ. Chính vì vậy, mỗi buổi sáng Friedrich II thường được đánh thức bằng âm thanh của một khẩu súng thần công để đón chào ngày mới. Vua Friedrich Wilhelm I còn cho con trai một kho vũ khí nhỏ và một số binh sĩ trẻ con để cậu ra lệnh.
Tuy nhiên, Friedrich II bị đánh đập bất cứ khi nào cậu không làm tốt nhiệm vụ huấn luyện của mình. Vì vậy, Friedrich II đã cố gắng bỏ trốn nhưng bị cha nhanh chóng bắt giữ. Friedrich II bị giam cầm một thời gian ngắn.
Vua Ludwig II của xứ Bavaria cầm quyền từ năm 1864- 1886. Ông là một trong những vị hoàng đế có tính cách khá kỳ quặc. Vua Ludwig II nổi tiếng với việc xây dựng những lâu đài kỳ quái.
Ngay từ khi còn nhỏ ông đã đắm chìm trong âm nhạc, hội họa và thế giới tưởng tượng. Những hành vi kỳ quái của vua Ludwig II bắt đầu xuất hiện dày đặc khi ông lên ngôi báu lúc 18 tuổi. Ông không thích xuất hiện trước công chúng. Thay vào đó, ông thường ở trong lâu đài một mình.
Tại đó, ông sẽ tự do hát, biểu diễn những vở opera và kịch. Tính cách ông còn khá kỳ quặc khi có thể dừng chân nói chuyện với bất cứ thứ gì mỗi khi gặp trên đường đi.
Vua Charles VI của Pháp cầm quyền từ năm 1380 - 1422. Vị vua này còn được biết đến với biệt danh "Charles điên khùng". Vua Charles có những biểu hiện của chứng rối loạn tâm thần và hoang tưởng từ khi còn trẻ. Các sử gia hiện đại cho rằng vua Charles có thể mắc bệnh tâm thần phân liệt. Vào năm 1392, khi cưỡi ngựa đi qua rừng, vua Charles trở nên mất phương hướng và có hành vi điên cuồng.
Ông đã tấn công chính bản thân mình cũng nhiều người đàn ông đi theo hầu cận, thậm chí giết chết một hiệp sĩ trước khi những người theo hầu có thể khống chế ông. Vị vua này còn được miêu tả là không chịu tắm cũng như không thay quần áo trong suốt nhiều tháng. Thỉnh thoảng, ông cũng quên bản thân là ai nhưng rồi cũng có lúc nhớ bản thân là vua một nước. Đôi khi, ông chạy khắp cung điện mà không vì bất kỳ lý do gì.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Bí ẩn cạm bẫy siêu trí tuệ của ngôi mộ cổ nguy hiểm nhất thế giới đã chôn vùi 80 kẻ trộm Những kẻ trộm ngôi mộ hẳn đã rất tuyệt vọng và hối hận khi dám đạo mộ của một "đại nhân vật". Nếu ở phương Tây, người ta có thể tốn tới hàng trăm năm để xây dựng giáo đường, thì tại Trung Hoa cổ đại, cũng có không ít Hoàng đế bỏ ra nhiều nhân lực và tài lực để chuẩn bị...