Người VN mất tích trên tàu cháy: Thấp thỏm ngóng tin
Đọc được thông tin về tàu cá gặp nạn, chiều 30.12, nhiều người dân xã Kỳ Phú huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã đến nhà chị Phạm Thị Phương (33 tuổi) – vợ thuyền viên Nguyễn Văn Chúc để động viên chia sẻ.
Thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Seoul dẫn lời Cơ quan An toàn Biển, Bộ An toàn Quốc dân Hàn Quốc và đại diện Công ty Sona Việt Nam cho biết: Tàu cá Munseong 103 của Hàn Quốc đã bị bốc cháy vào lúc 5h13′ sáng 30.12 tại địa điểm cách đảo Dokdo/Takeshiama 5 hải lý về phía đông bắc. Đây là tàu cá có trọng tải 29 tấn của tỉnh đảo Jeju, trên tàu có 10 thuyền viên, trong đó có 2 người Việt Nam.
Hiện nay, cơ quan chức năng xác định 2 người Hàn Quốc đã chết, 4 người đã được cứu, 4 người còn lại (trong đó có 2 thuyền viên người Việt Nam) đang trong tình trạng mất tích.
Ông Nguyễn Xuân Bảo (người ở giữa) cùng hàng xóm sang nhà chị Phương sau khi nhận được tin tàu cá gặp nạn
Từ chiều 30.12, nhận tin chồng là một trong hai người Việt có mặt trên tàu cá gặp nạn, chị Phạm Thị Phương (33 tuổi) – vợ thuyền viên Nguyễn Văn Chúc đã rất hoang mang, lo lắng. Nhiều lần chị ngất xỉu. Ông Nguyễn Xuân Bảo (61 tuổi, anh trai của thuyền viên Chúc) cho biết hiện gia đình mới nghe ngóng thông tin trên báo chí chứ chưa nhận được thông tin chính thức từ cơ quan chức năng cũng như công ty đưa Chúc đi xuất khẩu lao động.
Video đang HOT
Anh Chúc đã lập gia đình 10 năm nay và có 3 người con đang còn nhỏ. Cách đây nửa năm, Chúc vay hơn 300 triệu, làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc với mong muốn có thể nhanh trả món nợ của những lần đi trước. Từ ngày sang Hàn Quốc lao động trên tàu đánh cá đến giờ, anh Chúc mới gửi tiền về cho vợ con được 1 lần, còn sau đó nghe nói chủ còn nợ lương (lương 2 tháng đầu là 900 USD).
Để có tiền đi xuất khẩu lao động, vợ chồng Chúc – Phương phải cầm cố tài sản và đi vay mượn. Giờ, mỗi khi chủ nợ đến đòi tiền, chị Phương đều xin khất vì ở quê chỉ làm một sào ruộng, không có nguồn thu nào thêm.
Chiều 30.12, ông Hoàng Ngọc Thoại- Công an viên xã Kỳ Phú cho biết: “Qua xác minh sự việc anh Chúc đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc là đúng như tên tuổi trên phương tiện truyền thông đưa về tàu cá gặp nạn. Phía chính quyền địa phương cũng chưa nhận được thông báo chính thức từ cơ quan chức năng nào. Hiện, chúng tôi đã đến gia đình chị Phương chia sẻ động viên và cầu mong cho Chúc thoát nạn trở về”.
Theo Hữu Anh (Dân Việt)
Khắc tinh "hà bá" cứu người chới với giữa sông Sài Gòn
Thấy nam thanh niên nhảy cầu Bình Triệu, ông Nguyễn Văn Chúc tức tốc cho thuyền chạy đến vớt nạn nhân đang kiệt sức giữa dòng.
Vụ việc xảy ra trên sông Sài Gòn, đoạn qua cầu Bình Triệu thuộc phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM vào lúc 10h ngày 23/10. Nam thanh niên tự tử nhưng được cứu kịp thời là anh Huân (26 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai).
Nam thanh niên (phải) nhảy cầu tự tử cảm ơn ông Ba Chúc vì đã cứu mạng mình.
Ông Nguyễn Văn Chúc (tên thường gọi là Ba Chúc - người chuyên vớt xác và cứu người trên sông Sài Gòn kể): "Lúc đó khoảng 10h30, tôi điều khiển thuyền máy chở một số thuỷ thủ từ bờ ra một con tàu đang neo đậu trên sông. Đang chạy thì nhìn thấy một thanh niên nhảy cầu Bình Triệu xuống sông. Chỉ trong phút chốc, nam thanh niên chới với trong dòng nước, cố ngoi lên vẫy tay cầu cứu".
Nhanh chóng xác định vị trí, ông Ba Chúc chuyển hướng thuyền chạy đến kéo được anh Huân lên ghe trong tình trạng ngất lịm, thoát chết trong gang tấc. Đã có kinh nghiệm cứu nhiều người đuối nước, ông Chúc lập tức sơ cứu cho anh Huân. Vài phút sau, nam thanh niên tỉnh lại, sức khoẻ ổn định.
Người dân đang câu cá thì phát hiện thi thể của cô gái trẻ còn đeo túi xách trôi dưới gầm sàn quán cà phê bên bờ sông Sài Gòn.
Anh Huân sau đó được mời về trụ sở công an phường 26, quận Bình Thạnh làm các thủ tục liên quan. Tại đây, anh cho biết đã có vợ và con được 18 tháng tuổi.
Cuộc sống gia đình khó khăn và nhiều mâu thuẫn khiến anh chán nản nảy sinh ý định tự tử. Sáng 23/10, anh uống nhiều rượu rồi đến cầu Bình Triệu nhảy xuống. Anh Huân đã tỏ ra ân hận với hành động nông cạn của mình và cảm ơn ông Ba Chúc đã cứu mạng.
Ông Ba Chúc cùng chiếc thuyền máy của mình đã từng cứu nhiều người trên sông Sài Gòn.
Gần 40 năm sống trên sông Sài Gòn, ông Ba Chúc cứu được hàng chục người nhảy cầu tự tử, đặc biệt là khu vực giữa cầu Bình Triệu và Bình Lợi.
Bên cạnh đó, ông Ba Chúc còn tự nguyện vớt nhiều thi thể trôi sông. Do vậy, người dân Sài Gòn thường gọi ông là khắc tinh của "hà bá", mỗi lần phát hiện xác người trôi sông đều gọi cho ông đến kéo vào bờ.
* Tên nạn nhân đã được thay đổi.
Trường Nguyên
Theo_Zing News
Phát hiện xác chết trôi sông, tay cột vào bao đá Trưa 19/8, người dân xung quanh khu vực cầu Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh, TPHCM) một phen phát hoảng khi phát hiện thi thể một người đàn ông trôi sông. Đặc biệt, tay phải nạn nhân bị cột chặt vào một túi màu xanh, bên trong chứa nhiều gạch đá. Theo thông tin ban đầu, khoảng 12h15 trưa 19/8, nhiều người...