Người Viking cổ đại cũng đã từng rất lo sợ về biến đổi khí hậu
Những dòng chữ run cổ khắc trên phiến đá Rok vào thế kỷ thứ 9 ở khu vực gần hồ Vattern, miền Trung Thụy Điển, nói về nỗi sợ của người Viking về sự lặp lại nguy cơ lạnh thảm họa khiến dân số giảm 50%.
Những ký tự run cổ trên phiến đá Rok. (Nguồn: CNN)
Đá Rok, một trong những phiến đá cổ nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, có thể là do người Viking dựng lên nhằm bày tỏ nỗi lo sợ nguy cơ lặp lại đợt lạnh thảm họa từng xảy ra ở vùng Scandinavia.
Đây là kết luận của các nhà khoa học Thụy Điển đưa ra ngày 8/1.
Trong công trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc 3 trường đại học của Thụy Điển cho biết những dòng chữ run (chữ viết cổ của các dân tộc Bắc Âu vào khoảng thế kỷ thứ 2) khắc trên phiến đá Rok ám chỉ một thời kỳ mùa Đông khắc nghiệt.
Theo đó, những dòng chữ này nói về nỗi sợ tái diễn một thảm họa khí hậu giống như thảm họa xảy ra vào năm 536 sau Công nguyên, vốn bị cho là do một loạt vụ phun trào núi lửa tác động đáng kể đến khí hậu khiến nền nhiệt giảm mạnh.
Những vụ núi lửa phun trào cũng tàn phá nhiều mùa màng, kéo theo nạn đói và nhiều loài động vật bị tuyệt chủng hàng loạt.
Theo ước tính, dân số vùng Scandinavia đã giảm ít nhất 50% trong thời kỳ này.
Phiến đá Rok được dựng lên vào thế kỷ thứ 9 ở khu vực gần hồ Vattern, miền Trung Thụy Điển. Trên 5 mặt của phiến đá được chạm khắc hơn 700 chữ run được cho là những dòng chữ run dài nhất thế giới.
Video đang HOT
Giới khoa học cho rằng phiến đá Rok được một người dựng lên để tưởng niệm người con trai đã mất.
Tuy nhiên, ý nghĩa chính xác của văn bản trên phiến đá vẫn chưa được tìm hiểu hết do các dòng chữ trên đó bị thiếu và được thể hiện bằng các hình thức khác nhau./.
Nguyễn Tú
Theo TTXVN/Vietnam
Chuyện lạ ở hòn đảo Anh không thuộc về Anh
Isle of Man dù là một đảo thuộc địa của Hoàng gia Anh, có nghĩa là trên danh nghĩa thì chịu sự cai quản của Vương quốc Anh, nhưng nơi đây vẫn tách biệt với Anh về chính trị - ngoại trừ trong các vấn đề quốc phòng và ngoại giao...
Bốn phía bao quanh bởi lãnh thổ của Vương quốc Anh: Bắc Ireland ở phía Tây, Scotland ở phía Bắc, Anh ở phía Đông và xứ Wales ở phía Nam, Isle of Man dù là một đảo thuộc địa của Hoàng gia Anh, có nghĩa là trên danh nghĩa thì chịu sự cai quản của Vương quốc Anh, nhưng nơi đây vẫn tách biệt với Anh về chính trị - ngoại trừ trong các vấn đề quốc phòng và ngoại giao - dẫu cho các cư dân trên đảo đều là công dân Anh. Đảo Man được mệnh danh là trung tâm tài chính thuế thấp, do tại đây không áp thuế đối với thu nhập phát sinh, tài sản thừa kế và thuế doanh nghiệp.
1. Ngay khi chúng tôi đi qua Fairy Bridge (cầu Tiên nữ) trên chuyến xe buýt 10h30 sáng đến thị trấn nhỏ có tên Port St Mary, một giọng nói du dương được ghi âm sẵn cất lên: "Xin chào, các nàng tiên". Cây cầu đá đơn sơ được bao phủ kín trong cả bộ sưu tập các dòng lưu niệm và những dải ruy băng màu sắc sặc sỡ.
Trong vô số những điều kỳ lạ khác, người dân địa phương tin rằng nếu không chào những nàng tiên huyền thoại được coi là những người cai quản cây cầu này thì ta sẽ gặp phải điều xui xẻo. Con đường làng quê nhỏ hẹp được viền bởi vòm cây ẩm ướt càng làm tăng thêm cảm giác của một thế giới đầy mê hoặc. Khoảnh khắc đó diễn tả hoàn hảo về Isle of Man: một nơi quyến rũ, huyền bí và có phần khác biệt.
Isle of Man chỉ cách London có 265 dặm với dân số khoảng 85.000 người. Du khách đến thăm nơi đây chỉ có hơn 300.000 lượt trong năm 2018. Đó tất nhiên không phải là một con số ít ỏi, nhưng quả không đáng gì so với khoảng 2,4 triệu lượt du khách ghé thăm Isle of Wight, hòn đảo có kích thước chỉ bằng hai phần ba Isle of Man.
Người Celt là những người đầu tiên tới định cư trên đảo, sau đó là bước chân chinh phạt của người Viking, những người cuối cùng đã thành lập nên Vương quốc quần đảo, gồm các đảo trải dài ở vùng biển ngoài khơi phía Tây Scotland. Năm 1266, Hiệp ước Perth giữa Na Uy và Scotland chính thức công nhận Isle of Man thuộc chủ quyền của Scotland, dẫn đến gần một thế kỷ giằng co giữa Anh và Scotland - để rồi người Anh cuối cùng giành chiến thắng.
Với tư cách là một đảo thuộc địa, Isle of Man không được coi là một quốc gia độc lập trong Khối thịnh vượng chung, thế nhưng vì vị thế thành viên Khối thịnh vượng chung của Vương quốc Anh áp dụng cho cả Isle of Man nên đảo này lại được quyền dự thi các Đại hội thể thao của Khối với tư cách riêng, không dính gì đến Vương quốc Anh. Lãnh thổ này không thuộc khối Liên hiệp châu Âu, nhưng lại nằm trong khu vực Thuế quan Liên hiệp châu Âu.
"Độc lập là một phần mạnh mẽ trong tính cách của người dân trên đảo. Chúng tôi không phải là một phần của Vương quốc Anh, hay Quần đảo Anh - chúng tôi là người Manx", Phil Gawne, cựu chính trị gia trên đảo và là người tiên phong ủng hộ cho di sản văn hóa Manx, khẳng định. ("Manx" có nguồn gốc từ tiếng Na Uy cổ, từ nguyên bản "Maniske", dẫn đến tên gọi đảo Isle of Man, chỉ con người và ngôn ngữ sử dụng trên đảo).
Không có gì ngạc nhiên nếu xét về vị trí địa lý thì Isle of Man giống như một "miếng vá" của quần đảo Anh. Những cánh đồng hiền hòa của miền Nam xứ Anh (England) gặp những ngọn đồi Ireland mù sương quanh làng Kirk Michael, trong khi bờ biển xứ Wales hiểm trở kết hợp với cao nguyên Scotland tại điểm cao nhất của hòn đảo là đỉnh núi Snaefell. Vào ngày trong trẻo, từ trên đỉnh cao trơ trọi lộng gió này, bạn có thể phóng tầm mắt một vòng xung quanh và nhìn ngắm thấy từng xứ của Vương quốc Anh và Ireland.
Dù hòn đảo mang đậm phong cách Anh, nhưng nó lại theo cách kiểu cổ, ấm cúng hiếm khi nhận thấy ở Vương quốc Anh ngày nay. Các bốt điện thoại công cộng màu đỏ cổ điển, nhiều bốt còn để sẵn cả cuốn danh bạ Trang Vàng bên trong, nằm rải rác trên đảo. Một lối đi bộ dọc theo bờ biển của thủ phủ, với Nhà hát Gaiety hoành tráng và các nhà trọ xây từ thời vua Edward được coi sóc gọn gàng làm tăng thêm không khí quen thuộc của Anh - nhưng cảm giác giống như năm 1919 hơn là năm 2019.
Isle of Man đã được người Celts và người Viking tới định cư trước khi nó được công nhận thuộc chủ quyền của Scotland năm 1266.
2. Thoáng nghe thì giọng Manx có vẻ hơi giống phương ngữ của người vùng Liverpool, nhưng khi nghe nhiều hơn ta sẽ thấy ngữ điệu và âm vực lại khác nhau ở từng vùng của hòn đảo, và tôi hiếm khi bắt gặp hai người nói giống hệt nhau. "Chúng tôi chiếm lĩnh khoảng trống ở giữa. Giọng Manx có ngữ điệu lạ, đôi khi khá giống giọng Scouse (là phương ngữ bắt nguồn từ giọng Liverpool), đôi khi bạn lại có thể nghe thấy ngữ điệu Ireland trong đó", Tiến sĩ Breesha Maddrell, giám đốc Quỹ Culture Vannin (Quỹ di sản văn hóa Manx) phụ trách lĩnh vực văn hóa của chính quyền, cho biết.
Và theo đúng cách quyến rũ mà Isle of Man luôn gây bối rối và làm cho bạn ngạc nhiên, hòn đảo cũng có ngôn ngữ riêng của nó: Manx Gaelic, ngôn ngữ lịch sử của hòn đảo, có nguồn gốc chung từ tiếng Gael của người Scotland và người Ireland, được cho là do người Celt mang đến hòn đảo khoảng năm thứ 5 sau Công nguyên.
Thế kỷ XIX và XX đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của việc sử dụng tiếng Manx, với việc ngày càng bị cư dân đảo coi là ngôn ngữ lạc hậu. "Trong thời thập niên 1950 và 60, rất nhiều người Manx phải rời đảo vì những lý do kinh tế, và khi đó người ta có cảm giác chung là mọi thứ suy tàn. Hồi thập niên 1960 và 70, những ai nói tiếng Manx thì bị ném ra khỏi quán rượu. Hồi khoảng thập niên 1990, đã có cả một thế hệ mạnh mẽ chống đối thứ ngôn ngữ này", ông Gawne giải thích.
Năm 1974, người nói tiếng Manx bản ngữ cuối cùng (được định nghĩa là người dùng tiếng Manx là ngôn ngữ thứ nhất) qua đời, và năm 2009, Unesco vội vàng tuyên bố ngôn ngữ này tuyệt chủng, dù cho vẫn có một trường tiểu học trên đảo chỉ dạy ngôn ngữ duy nhất là tiếng Manx.
Học sinh từ trường Bunscoill Ghaelgagh nổi tiếng về việc đã chất vấn Unesco với câu hỏi: "Làm sao mà ngôn ngữ của chúng tôi lại tuyệt chủng được một khi chúng tôi đang dùng nó để viết?". Unesco đã nhanh chóng hạ mức, đưa tiếng Manx thành thứ ngôn ngữ "khẩn nguy", và kể từ đó, tiếng Manx Gaelic, với sự dẫn dắt của một nhóm người tràn đầy nhiệt huyết, đã chiến đấu quật cường trở lại. Trung tâm của sự hồi sinh chính là trường Bunscoill Ghaelgagh, nơi việc dạy và học được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Manx.
Các lớp học ngôn ngữ không chỉ dành cho trẻ em mà cả người lớn cũng nhiều người tìm đến học tiếng Manx. Cuộc điều tra dân số năm 1961 ghi nhận chỉ còn có 165 người nói tiếng Manx trên đảo nhưng ngày nay con số đã lên tới trên 2.000 người. Thơ ca và âm nhạc là nền tảng cho sự hồi sinh này, với các nhóm thường xuyên biểu diễn bằng tiếng Manx trên khắp hòn đảo qua các thể loại khác nhau, từ âm nhạc dân gian truyền thống đến nhạc rap.
Thật thú vị, việc suy giảm sử dụng tiếng Manx từ thế kỷ XIX trở đi đã không tránh khỏi những lỗ hổng trong từ vựng, lại cho phép sự tự do sáng tạo thăng hoa với những từ và cụm từ mới được tạo ra giúp tiếng Manx thích ứng với thế giới hiện đại. Người cuối cùng sử dụng bản ngữ Manx Gaelic, ngôn ngữ lịch sử có nguy cơ tuyệt chủng của Isle of Man, đã qua đời vào năm 1974.
Isle of Man được cho là lấy tên từ Manannán, vị thần biển Celtic đã làm ra sương mù để che giấu hòn đảo khỏi những kẻ xâm lược.
3. Trên đường lên đỉnh Snaefell, một bánh xe khổng lồ xuất hiện từ xa, nhô vượt lên khỏi thảm thực vật. Hướng dẫn viên đi cùng giải thích rằng đây là "The Lady Isabella", bánh xe nước lớn nhất thế giới hiện vẫn còn hoạt động, nằm trên mỏ Great Laxey cũ. Và sau khi mua món đồ đầu tiên trên đảo, tôi hơi ngạc nhiên khi được trả lại bằng loại tiền mà tôi chưa nhìn thấy bao giờ nhưng lại cảm thấy quen thuộc một cách kỳ lạ.
Một đồng xu Manx, giá trị tương đương với đồng bảng Anh, trông cực kỳ giống với đồng xu bảng Anh cũ, có lẽ các cạnh tròn hơn một chút thôi. Nói về mặt tài chính thì hòn đảo này không đánh thuế đối với tiền lời từ việc bán tài sản, thuế trước bạ hay thuế đối với tài sản thừa kế, khiến nơi này có sức hấp dẫn đối với nhiều người.
Isle of Man mang đậm phong cách Anh, nhưng nó lại theo cách cổ điển, ấm cúng mà bạn hiếm khi nhận thấy ở Vương quốc Anh ngày nay. Tại thị trấn St John's, tôi đến thăm ngọn đồi nhỏ có tên là Tynwald Hill, nơi mạnh mẽ nhận là địa điểm lập pháp được sử dụng liên tục lâu nhất trên thế giới. Cuộc họp mặt đầu tiên tại Tynwald được cho là diễn ra vào năm 979 sau Công nguyên của người Viking, và từ đó đã hình thành một hình thức quản trị nghị viện sơ khai, khoảng 236 năm khi nước Anh lần đầu tiên lập ra cơ quan lập pháp.
Ngày nay, vào ngày 5-7 hàng năm, lưỡng viện Quốc hội của Isle of Man vẫn tổ chức họp trên ngọn đồi đầy cỏ Tynwald Hill cao 3,5m, nơi tung bay lá cờ Manx với hình ba chân bắt mắt ở trên. Nhưng về cả tầm quan trọng chính trị lẫn lịch sử, Tynwald Hill cũng như phần còn lại của hòn đảo đều bị coi nhẹ đi.
Isle of Man được cho là lấy tên từ Manannán, vị thần biển Celtic đã làm ra sương mù để che giấu hòn đảo khỏi những kẻ xâm lược. Những kẻ xâm lược đã đến và đi, nhưng điều đó không làm chúng ta mất nhiều thời gian để nhận ra rằng thứ làm cho hòn đảo nhỏ này trở nên đặc biệt chính là những người ở lại. Và hơn nữa, có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới có chuyến xe buýt biết nhắc bạn chào các nàng tiên.
Minh Khuê
Theo cstc.cand.com.vn
Cực choáng vụ thiêu rụi kỳ quan thế giới cổ đại để... bất tử Đền Artemis là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại được nhắc đến nhiều trong các ghi chép, tài liệu lịch sử. Công trình nổi tiếng này bị một người đàn ông tên Herostratus châm lửa thiêu rụi ngôi đền nhằm đạt được sự bất tử. Đền thờ nữ thần săn bắn Artemis còn được gọi là Diana góp mặt trong...