Người Việt “vui vẻ” sống với hiểm nguy như thế nào?
Một khách quốc tế khi đến Hà Nội từng thốt lên kinh ngạc: “Ở nơi mà một ngày hai lần tiếng còi tàu inh ỏi chạy qua, không gian sống chật hẹp, nguy hiểm, vậy mà người dân vẫn luôn nở nụ cười như thể cuộc sống chưa bao giờ bình yên đến vậy”.
Mới đây, tờ Dailymail của Anh đã đăng tải một bài viết về cuộc sống của những cư dân ven đường tàu tại thành phố Hà Nội.
Trong đó, Dailymail “hóm hỉnh” bình luận rằng nếu người dân London luôn “khao khát” được sống gần ga tàu để đi lại cho tiện lợi, thì với dịch vụ đường tàu chạy sát tận cửa nhà như thế này, hẳn nhiều người sẽ sẵn sàng “các thêm tiền” để được ở trong những ngôi nhà “tiện lợi” tới vậy.
Đường tàu trên một số tuyến phố ở Hà Nội quả thực quá gần nhà dân đến mức mỗi khi tàu chuẩn bị đi qua, người buôn bán, người đi bộ, trẻ em đang chạy chơi… đều phải dừng hết mọi hoạt động, nhanh chóng thu dọn, đứng dẹp vào vệ đường để tàu hỏa đi qua.
Đường tàu chạy qua khu vực thuộc trung tâm Hà Nội, cắt ngang qua những con phố nhỏ. Mỗi khi tàu sắp tới, các hàng quán phải thu dọn khẩn trương, người dân cũng ngồi dẹp vào vệ đường.
Một bà cụ đang bế cháu ngồi bên đường tàu.
Tàu hỏa chạy qua những con phố hẹp ở khu vực trung tâm Hà Nội.
Khi tàu đã đi qua, đường ray lại được “trưng dụng” và trở thành không gian sinh hoạt ngoài trời của người dân.
Trong mắt những du khách ngoại quốc, cuộc sống của các cư dân ven đường tàu thật nguy hiểm, nhưng cũng thật kỳ lạ. Đối với họ, những bất tiện, nguy hiểm đó đã trở thành “chuyện thường ngày”, họ vui vẻ sống chung với nó. Cuộc sống thường nhật diễn ra thoải mái “như không” bên cạnh những đường tàu.
Người dân ở đây đã quen với việc sống trên đường tàu. Khi tàu hỏa sắp tới, họ lại “nháo nhào” thu dọn để tàu chạy qua.
Cuộc sống ven đường tàu đem lại sự tò mò xen lẫn thích thú đối với những du khách nước ngoài.
Video đang HOT
Ven đường tàu có những cửa hiệu cắt tóc di động, những người bán hàng rong, những hộ gia đình thổi nấu, sinh hoạt, trẻ em chạy chơi…
Người dân sống trong khu vực này đã luyện thành “phản xạ”, họ biết khi nào tàu sắp đến và sẽ dừng mọi hoạt động, thu dọn nhanh chóng khỏi đường tàu. Việc này đã trở thành một phần cuộc sống của họ.
Những biện pháp an toàn được tiến hành để tránh những rủi ro có thể xảy đến trong khu vực đông dân cư.
Hàng quán ven đường tàu.
Cuộc sống muôn màu hiện ra bên ô cửa của những chuyến tàu hỏa.
Người dân ở khu vực này phản ứng rất nhanh nhẹn mỗi khi sắp đến giờ tàu chạy qua. Đó là một nhịp quen thuộc trong đời sống thường nhật của họ.
Ngay sau khi tàu chạy qua, mọi hoạt động lại diễn ra bình thường.
Tờ Dailymail “hóm hỉnh” bình luận rằng có thể người dân London sẽ “các thêm tiền” để được ở một vị trí thuận tiện cho giao thông công cộng tới như vậy.
Trên website du lịch nổi tiếng của Mỹ – TripAdvisor – chủ đề bàn luận về cuộc sống của những cư dân ven đường tàu ở thành phố Hà Nội cũng đã nhiều lần được đưa ra. Xung quanh đề tài này, rất nhiều du khách đã chia sẻ những trải nghiệm của bản thân.
Một du khách có tên Terry Dodds Moranbah đến từ Úc nhận định cuộc sống ở đây “bận rộn, thú vị và sinh động đến không thể tin nổi”:
“Khu vực này là một trong những điểm đến sống động nhất mà tôi từng thấy, cảm nhận như ngay cả vỉa hè cũng có nhịp đập, hơi thở của riêng mình. Đây là một bữa tiệc thị giác đầy cảm hứng bất ngờ bày ra trước mắt. Tôi không thể lột tả hết được cái tinh thần sôi động trong cuộc sống của những người dân lao động nơi đây, rất thú vị, đầy mê hoặc. Nếu bạn đặt chân tới Hà Nội mà không dành một vài tiếng để chiêm ngưỡng cuộc sống ven đường tàu, đặc biệt lúc tàu chạy qua, thì thật là một sự thiếu sót”.
Những bức ảnh do Terry Dodds Moranbah thực hiện khi tới Hà Nội.
Trang OddityCentral – một website chuyên về chuyện lạ – cũng đã từng đăng tải một bài viết về cuộc sống ngay sát đường tàu của người dân Hà Nội. Bài viết do du khách Adam Armstrong thực hiện.
Anh Armstrong cho biết: “Tôi tưởng chỉ có chợ ở Thái Lan là nơi duy nhất trên thế giới mà người dân sống, sinh hoạt ngay sát đường ray tàu hỏa. Nhưng hóa ra, còn có một nơi tương tự như thế ở Việt Nam”.
Đường ray ở đây được đặt trong những khu vực đông dân cư, chỉ cách nhà dân vài bước chân. Có những ngôi nhà quá gần đường tàu đến mức chỉ cần chậm chân một chút không bước kịp vào nhà hay vô tình thò tay qua cửa sổ lúc tàu chạy qua đều có thể gặp nguy hiểm. May mắn là mỗi ngày tàu chỉ chạy qua hai lần.
Anh Armstrong kinh ngạc: “Ở nơi mà một ngày hai lần tiếng còi tàu inh ỏi chạy qua, không gian sống thì chật hẹp, nguy hiểm, vậy mà người dân vẫn luôn nở nụ cười như thể cuộc sống chưa bao giờ bình yên đến vậy”.
Bích Ngọc
Tổng hợp
Theo Dantri
Chuyện buồn của "cô giáo" cử tuyển
Sau khi được chính quyền cử đi học lớp cử tuyển, Vi Thị Ánh vẫn không được tuyển dụng làm việc để hoàn thành giấc mơ trở thành giáo viên, dù đã tốt nghiệp 3 năm nay.
Sau 3 năm tốt nghiệp, Ánh vẫn không được tuyển dụng làm việc để hoàn thành giấc mơ trở thành giáo viên.
Từ nhỏ, Vi Thị Ánh, SN 1986, người dân tộc Tày Pọong, ở bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An đã nuôi ước mơ trở thành cô giáo. Thế nhưng với học lực trung bình, cô học trò vùng sơn cước chẳng thể vượt qua kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm ấy.
Khi mọi thứ tưởng chừng như chấm hết, cô lại may mắn được địa phương chọn đi học tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An theo diện sinh viên cử tuyển. Không ngừng nỗ lực phấn đấu, sau 4 năm, cô đã tốt nghiệp trình độ Cao đẳng sư phạm ngành Hóa - Sinh. Điều đáng buồn là đến nay, sau 3 năm tốt nghiệp, cô vẫn không được tuyển dụng làm việc để hoàn thành giấc mơ trở thành giáo viên.
Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Vi Quang Lê, Phó bản Phồng, hào hứng nói về sự thay đổi, tiến bộ của đồng bào dân Pọong sinh sống ở mảnh đất biên giới từ bao đời nay. Anh khoe rằng nhân dân đã có điện lưới quốc gia gia thắp sáng, 30% hộ dân có xe máy đi lại, 70% hộ dân có ti vi để xem...
Thế nhưng khi nói đến chuyện học hành của con em trong bản thì anh Lê với giọng trở buồn: "Những năm năm gần đây, nhờ chủ trương hỗ trợ của Nhà nước mà con em trong bản có điều kiện để đến trường học chữ thuận lợi hơn. Tình trạng bỏ học giữa chừng đã giảm xuống, không còn người mù chữ. Thế nhưng việc theo học "lên cao" thì còn ít lắm. Cả bản cũng chỉ có 3-4 em đang theo học Cao Đẳng và Trung cấp thôi. Bởi bà con nói có cho con đi học về cũng không có việc làm, họ cứ lấy gương của chị Ánh ra "dọa" lũ trẻ", anh Vi Quang Lê chia sẻ.
Nói vậy, anh Lê kiên quyết kéo chúng tôi đến nhà gặp bằng được Vi Thị Ánh để xác nhận câu chuyện cô đi học về vẫn không được tuyển dụng. Thế nhưng khi đến nơi, Ánh không có nhà, trong ngôi nhà sàn, mẹ của Ánh đang bế đưa cháu ngoại (con của Ánh).
3 năm đi học cử tuyển, cầm tấm bằng trên tay Vi Thị Ánh sau những lần lên Phòng giáo dục, Phòng Nội vụ nhưng vẫn không được bố trí việc làm, dù Ánh thuộc diện học cử tuyển.
Trong lúc chờ người đi gọi Ánh về, mẹ của cô ngồi kể cho chúng tôi nghe về chuyện học hành của con gái: "Những năm đó, gia đình chúng tôi rất khó khăn nhưng Ánh vẫn quyết tâm xin mẹ đi học. Xong bậc tiểu học ở điểm bản, nó vẫn đòi ra trung tâm xã học Trung học cơ sở. Nhà cách trường 7km đường rừng, thương con, gia đình phải ra dựng lều sát trường để Ánh ra đó tự lo cho mình và học chữ suốt bốn năm liền. Tưởng chừng sau đó, vì đói khổ cháu sẽ theo đám bạn về lại bản làm nương, làm rẫy. Thế nhưng Ánh lại một mực xin ra thị trấn để học tiếp Phổ thông trung học. Thấy con ham học cũng vui nhưng lại nghĩ đến cảnh nghèo khó lại tủi thân nên mọi người khuyên cháu ở nhà. Tưởng chừng nó sẽ chịu, ai ngờ được mấy bữa nó lại khóc đòi đi học để theo đuổi ước mơ làm cô giáo".
Câu chuyện với người mẹ già bị ngắt quãng khi anh Lê nhìn qua cửa sổ nói với chúng tôi: "Ánh về kia rồi". Chạy xuống cầu thang nhà sàn thì "cô giáo" cử tuyển cũng đã vào đến sân với một gùi củi lớn sau lưng, bước đi rất nặng nhọc. "Hôm nay, em đang đi cấy lúa trong rẫy, tiện thể kiếm ít củi cho gia đình luôn", Ánh tâm sự rất tự nhiên.
Trò chuyện chốc lát, khi biết chúng tôi đến để tìm hiểu về câu chuyện học hành của mình, cô vội vã lấy chìa khóa để mở chiếc rương vốn để cất giữ những giấy tờ quan trọng trong gia đình. Tất nhiên thứ cô muốn cho chúng tôi xem không gì quí hơn, đó là tấm bằng tốt nghiệp Ngành Hóa - Sinh do Trường Cao Đẳng sư phạm Nghệ An cấp năm 2011.
Cầm tấm bằng, Ánh bùi ngùi tâm sự: "Từ nhỏ em đã ước mơ được trở thành giáo viên về dạy chữ cho trẻ em trong xã. Khi tốt nghiệp phổ thông, em tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nhưng không đủ điểm. Em đã rất buồn, đến đầu năm 2008, em nghe thông báo từ xã là có thể làm hồ sơ để gửi ra huyện xét chọn đi học tại trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An theo diện cử tuyển. Hồ sơ của em đã được lựa chọn, một thời gian ngắn sau, em đã về học dự bị một năm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Rồi thêm 3 năm học Nghành Hóa - Sinh, đến năm 2011 thì tốt nghiệp".
Không thực hiện được giấc mơ cô giáo, Ánh đã lấy chồng và hằng ngày vẫn lên nương rẫy, gùi củi về bán...
Sau khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng về lại quê nhà, Ánh đã nhanh chóng làm hồ sơ để nộp lên Phòng Nội vụ; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tương Dương với mong muốn sớm được đứng trên bục giảng làm cô giáo. Thế nhưng với các lí do khác nhau, năm 2011 Ánh vẫn không được tuyển dụng. Đến năm 2012, Ánh tiếp tục làm hồ sơ đến gõ cửa các cơ quan trên nhưng vẫn không có hi vọng.
"Em nộp hồ sơ thấy không có phản hồi gì nên đã đánh đường ra tận thị trấn tìm đến các cơ quan để hỏi nhưng họ bảo không có chỉ tiêu tuyển dụng. Em quá mệt mỏi nên trong năm 2013 đã không làm hồ sơ nữa", Ánh buồn bã cho biết.
Giấc mơ được làm giáo viên đứng trên bục giảng bị gián đoạn, Ánh đã lấy chồng, sinh con. Có thể cô sẽ chấp nhận làm một người nông dân như bạn bè dẫu đã tốn cả thời gian dài theo học bài bản.
Nhưng khi chia tay chúng tôi, Ánh lại hi vọng: "Biết đâu khi được các anh thông tin, em lại không phải đi làm rẫy nữa mà được đứng trên bục giảng. Có thông tin gì thì các anh cho em biết sớm với nhé".
Tại điều 4, Chương I, Nghị Định Số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính Phủ ghi rõ: Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển 1. Người học theo chế độ cử tuyển có những quyền sau đây: a) Được thông tin đầy đủ về chế độ cử tuyển; b) Được cấp học bổng, miễn học phí và hưởng các chế độ ưu tiên khác theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian đào tạo; c) Được tiếp nhận và phân công công tác sau khi tốt nghiệp. 2. Người học theo chế độ cử tuyển có những nghĩa vụ sau đây: a) Cam kết trước khi được cử tuyển và chấp hành sự cam kết với cơ quan cử đi học về sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp; b) Chấp hành các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của các cơ sở giáo dục; hoàn thành chương trình đào tạo theo ngành học do cơ quan cử đi học phân công; c) Phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo mức quy định tại Điều 13 Nghị định này nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 12 Nghị định này. 4. Người bị kỷ luật không được phân công công tác sau khi tốt nghiệp hoặc bị thôi việc trong thời gian đang chấp hành sự phân công công tác.
Nguyễn Duy - Kim Nhan
Theo Dantri
Thủy phi cơ Cảnh sát biển VN phát hiện mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Thông tin từ hiện trường gửi về cho biết, còn có vật thể được nghi là mảnh vỡ của đuôi máy bay. Tuy nhiên, do trời tối, máy bay chưa thể tiếp cận để trục vớt. Thủy phi cơ của Cảnh sát biển Việt Nam đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích,...