Người Việt vẫn yêu cầu thủ lắm!
Hỏi người hâm mộ bóng đá về cầu thủ Việt Nam, thì đa phần đều chán nản cảnh bán độ. Nhưng tính ra tầm thế giới, người Việt Nam vẫn còn yêu mến cầu thủ của mình lắm lắm…
Bóng đá châu Phi lại một phen sóng gió với vụ bạo loạn trên khán đài của nhóm CĐV Senegal. Trong trận lượt về vòng loại Cúp các quốc gia châu Phi, Senegal bị Bờ Biển Ngà dẫn 2-0 ngay tại thủ đô Dakar, và viễn cảnh bị loại nhục nhã với tổng tỉ số 2-6 khiến đám đông CĐV Senegal nổi điên.
Họ đốt cháy vật dụng, cờ xí trên khán đài, ném tất cả những gì có thể xuống sân. Một cách may mắn, các siêu sao như anh em nhà Toure, Drogba của Bờ Biển Ngà và cặp đôi Demba Ba – Demba Cisse bên phía chủ nhà Senegal đã thoát chết. Cảnh tượng tại Stade Leopold Senghor khủng khiếp đến mức tiền vệ Yaya Toure đã suy nghĩ liệu có tiếp tục đá cho đội tuyển mình trong các trận cúp châu Phi tới đây.
Cảnh sát hộ tống các cầu thủ trong vụ bạo loạn ở Dakar vừa qua
Video đang HOT
Mặc dù vậy đối với châu Phi, bóng đá của họ đã chứng kiến quá nhiều cuộc bạo loạn thế này. Từ năm 1991 đến nay ít nhất cũng liệt kê được 7 vụ xung đột đẫm máu trên khán đài. Nổi bật nhất là tại Ghana năm 2001, khi 127 người đã chết sau trong trận đấu giữa Hearts of Oak và Asante Kotoko trên sân Accra. Đến nay đó vẫn là thảm họa tồi tệ nhất thể thao của toàn lục địa đen.
Người châu Phi vẫn bị xem là hoang dã và ít khi suy nghĩ phức tạp. Đó cũng có thể là điểm dẫn đến việc xả súng vào đội tuyển Togo năm 2010. Các tuyển thủ Togo trước đó dọa tẩy chay bóng đá nước nhà, không chịu tham dự các trận quốc tế với lý do liên đoàn chưa chịu trả tiền.
CĐV điên tiết vì cầu thủ đá dở hoặc vòi tiền đã thế, đừng trách những người bị tình nghi bán độ như ở Colombia. Năm 1994, việc cầu thủ Andres Escobar đá phản lưới nhà tại World Cup đã dẫn đến cái chết sau đó của anh này được cho là bị ám sát.
Cú phản lưới nhà định mệnh của Andres Escobar tại World Cup 1994
Dẫn chuyện thế giới để thấy rằng tại Việt Nam người hâm mộ vẫn còn lành tính hơn rất nhiều so với mặt bằng chung. Việt Nam được xếp vào loại yêu bóng đá hàng đầu thế giới, với niềm tin vào túc cầu xuất hiện từ đường phố đến công trường xây dựng. Tình yêu của Việt Nam không thua Argentina, Brazil hay nước Anh là mấy. Thế mà khi bị xúc phạm nhiều lần vì bán độ, đâu có ai chém giết gì cầu thủ!
Vẫn biết tình hình xã hội, văn hóa và bối cảnh thực tế mỗi nước mỗi khác nhưng rõ ràng làm cầu thủ xứ mình vẫn quá dễ sống. Bán độ, theo dân “trong nghề”, có mặt khắp nơi. Nhưng có vẻ như người ta càng “hiểu biết” thì họ càng “bao dung”. Hỏi ra dân Việt Nam thì ai cũng công nhận họ chẳng dám ngông ngông đi đặt cược V-League làm gì vì các đội đá “khó hiểu quá”. Phải chẳng do sống chung với lũ đã lâu, người Việt Nam chai lỳ cảm xúc. Nếu vậy thì hãy xem lại, hoặc chúng ta chưa yêu bóng đá như ta nghĩ, hoặc ta yêu cầu thủ hơn yêu trái bóng tròn!
Theo Bongda
Fan cuồng chạy xuống sân đánh Drogba
Một holigan Senegal bất ngờ đột nhập sân đấu tấn công tiền đạo Bờ Biển Ngà.
Fan cuồng bị bảo vệ khống chế trước khi kịp đánh Drogba.
Vụ việc diễn ra trong trận lượt về vòng loại giải vô địch châu Phi giữa Senegal và Bờ Biển Ngà cuối tuần qua. Phút 65 của trận đấu, không lâu sau khi Drogba ghi bàn mở tỷ số cho Bờ Biển Ngà, một CĐV của Senegal bất ngờ đột nhập xuống sân, chạy tới gần "Voi rừng" và định tung cú đấm.
Thấy vậy, Drogba chạy giật lùi để né đòn của CĐV bên phía Senegal trước khi lực lượng bảo vệ sân khống chế người đàn ông này và đưa khỏi sân để trận đấu tiếp tục.
Trận đấu trên sau đó buộc phải hủy bỏ giữa chừng sau pha làm bàn nâng tỷ số lên 2-0 của Drogba trên chấm 11m ở phút 71. Quá nóng giận khi đội nhà bị loại, các CĐV của Senegal đã ném pháo sáng, gạch đá xuống sân, gây ra một vụ bạo loạn kinh hoàng.
Theo Ngoisao
Fan cuồng mặc váy trèo hàng rào để tiếp cận Drogba Không được đẹp trai hào hoa như lãng tử nhưng tiền đạo Didier Drogba vẫn có fan cuồng sẵn sàng làm tất cả vì thần tượng. Hôm qua (17/7), Drogba cùng các đồng đội có buổi tập luyện chuẩn bị cho giải đấu sắp diễn ra. Để có thể tiếp cận gần hơn với thần tượng của mình, một fan nữ dù mặc...