Người Việt từ châu Âu trở về: ‘Đất nước của mình, mình phải về thôi’
1h30 sáng 16-3, đặt chân về đến sân bay Nội Bài, Quỳnh Anh, du học sinh Anh, rưng rưng xúc động: “Thực sự mình cảm thấy may mắn và nghĩ trong đầu: cuối cùng cũng về đến Việt Nam, có bị (bệnh) hay không cảm giác đã an toàn, sống rồi”.
Chiều 16-3, sau gần 1 ngày các công dân Việt Nam trở về từ vùng dịch châu Âu và Anh, mọi người đã bắt đầu dần thích nghi với sinh hoạt tại khu cách ly thuộc trung đoàn 59 – Ảnh: NAM TRẦN
Theo lịch trình, đáng lẽ đến ngày 17-3 ông Vũ Ngọc Anh (62 tuổi, ở Hà Nội) mới đáp chuyến bay về đến Việt Nam. Tuy nhiên, Hãng Vietnam Airlines đột ngột thay đổi lịch trình. Khó khăn lớn nhất là có một số nước không cho quá cảnh, ông phải đổi vé máy bay quyết định bay từ Đức về, quá cảnh ở sân bay Bangkok rồi mới về đến Việt Nam.
“Chỉ có 2 ngày quyết định đổi vé máy bay, tối 14-3 là bay từ Đức về, tôi phải thay đổi các hoạt động, lịch trình”, ông nhớ lại.
Theo tờ khai y tế, hành trình ông đi qua gồm Pháp, Monaco, Đức và sau đó về đến Việt Nam. Ông kể nước cuối cùng mình đến là nước Đức nhưng chỉ ở đây có một ngày, tình hình ở nước này chưa nghiêm trọng bằng các nước Pháp, Ý hay Tây Ban Nha.
“Lo ngại lớn nhất là sợ rằng sau khi có lệnh cấm bay sẽ có lệnh cấm biên, mà đã cấm biên thì không có hãng nào bay được nữa, mọi người hốt hoảng để tìm các hãng máy bay bay về. Đây là tâm trạng chung, ai cũng muốn làm thế nào đó để nhanh chóng về Việt Nam”, ông Vũ Ngọc Anh giãi bày.
Ông Vũ Ngọc Anh, công dân trở về Việt Nam sau khi đã đi qua các nước Đức, Pháp, Monaco, chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ Online rằng rất hài lòng và cảm kích khi về nước – Ảnh: NAM TRẦN
Ông kể ai cũng mong muốn về Việt Nam cũng bởi họ chia sẻ với nhau răng hệ thống y tế cộng đồng, y tế dự phòng của nước mình có hiệu quả. Ông chia sẻ: nước mình cách ly từ rất sớm, chứ ở châu Âu người ta rất chủ quan với dịch bệnh.
“Họ vẫn đi lại ngoài đường, vẫn ăn uống, tiếp xúc, thậm chí còn tổ chức cả biểu tình trong tình trạng thế này, thực sự rất đáng lo ngại. Đấy là lý do khiến người Việt mong muốn trở về”, ông nói.
19h30 ngày 15-3, ông đáp chuyến bay về đến sân bay Nội Bài, được lấy mẫu xét nghiệm, kê khai y tế và được đưa về khu cách ly tại trung đoàn 59, sư đoàn bộ binh 301. Từ sáng nay, ông cùng 143 công dân khác được đo nhiệt độ 2 lần/ngày, phun thuốc khử trùng liên tục.
“Đây là đất nước của mình, mình phải về thôi, về sớm hay về muộn cũng về. Gia đình, mọi người ở đây thì phải về thôi”, ông Vũ Ngọc Anh quả quyết.
Ngay khi về cách ly tại đây, ngoài việc được chăm lo đầy đủ mọi mặt, các công dân còn được cán bộ, chiến sĩ trung đoàn động viên tinh thần để thực hiện tốt trong thời gian 14 ngày cách ly – Ảnh: NAM TRẦN
Với Đinh Thị Quỳnh Anh (24 tuổi, quê ở Thanh Hóa), hành trình về đến Việt Nam quả thực khó khăn. Học master, sống cách London chừng 216 dặm, Quỳnh Anh phải đặt mãi mới mua được vé máy bay từ London, transit ở Bangkok và về đến sân bay Nội Bài.
“Đáng nhẽ sang tuần mới về Việt Nam nhưng đùng phát Vietnam Airlines hủy chuyến, mình sợ không thể về Việt Nam sớm được, nên mình đặt luôn vé máy bay của Thai Airways. Lúc đầu đặt vé hết nhanh lắm, mới đầu chỉ 481 bảng Anh nhưng đang thanh toán nhảy vọt lên 681 bảng Anh”, cô chia sẻ.
Đặt chân về đến sân bay Nội Bài, Quỳnh Anh rưng rưng nhớ lại cảm giác lúc đó: “Nhớ không nhầm là khoảng 1h30 sáng, chừng 30 phút sau các anh bộ đội gọi có mì tôm xuống ăn. Thực sự mình cảm thấy may mắn, nghĩ trong đầu ‘cuối cùng cũng về đến Việt Nam, có bị hay không cảm giác cũng an toàn, sống rồi’”.
Video đang HOT
Về đến trung đoàn, Quỳnh Anh cùng 143 công dân Việt Nam khác hiểu rõ sự cần thiết phải cách ly 14 ngày để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Mọi người bình tĩnh, tự nguyện và tuân thủ các quy định về an ninh hàng không, về y tế cũng như quy định của bộ đội khi tiếp nhận công dân Việt Nam trở về.
Nhân viên y tế tiến hành khử khuẩn 2 lần/ ngày tại khắp khuôn viên trung đoàn để đảm bảo vệ sinh khu cách ly – Ảnh: NAM TRẦN
Tại trung đoàn 59, loa truyền thanh liên tục phát đi thông tin về phòng chống dịch COVID-19, các thông tin về dịch bệnh liên tục được cập nhật từ truyền hình, báo chí cho người dân nắm rõ.
Từ 22h đêm 15-3 đến 2h30 ngày 16-3, trung đoàn 59 tiếp nhận 144 công dân Việt Nam về từ Anh, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan, Mỹ, Hà Lan…, trong đó có 5 trẻ em dưới 14 tuổi.
Theo quy định, các công dân sẽ được cách ly 14 ngày tại đơn vị để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Trước đó, 158 công dân trở về từ vùng dịch Hàn Quốc đã hoàn thành cách ly sau 14 ngày tại đây và trở về với địa phương.
Được biết, tính đến chiều nay 16-3, trung đoàn 59 đã tiếp nhận 144 công dân Việt Nam đi về từ Anh, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan, Mỹ, Hà Lan… trong đó có 5 trẻ em dưới 14 tuổi – Ảnh: NAM TRẦN
Các chiến sĩ thuộc trung đoàn vận chuyện hành lý, tư trang của các công dân vào khu cách ly – Ảnh: NAM TRẦN
Các công dân tiến hành nhận đồ đạc và thư từ người thân gửi vào – Ảnh: NAM TRẦN
HÀ THANH – NAM TRẦN (tuoitre.vn)
Ảo tưởng du học: Đi làm, có gửi tiền về nhà dù học không xong
"Có ngày mệt quá, tôi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Đừng nói tôi nghỉ đi, nghỉ thì học phí, tiền sinh hoạt lấy ở đâu ra. Tôi phải kiếm sống, tôi còn phải gửi tiền về cho bố mẹ ở nhà".
"Con người thực sự có thể mệt đến chết. Đó là suy nghĩ chạy qua đầu tôi gần 5 tháng nay trước giờ đi ngủ. Đó cũng là khoảng thời gian duy nhất trong ngày tôi được phép nghĩ đến thứ gì đó ngoài công việc.
Không phải tôi chưa từng biết mùi lao động, nhưng việc làm chui này khiến tôi kiệt sức. Lương không được trả xứng đáng vì không có hợp đồng lao động, làm việc trong môi trường ẩm thấp, bẩn thỉu, thứ duy nhất đối diện với tôi mỗi ngày là chậu rửa đầy bọt xà phòng và đám bát đĩa cao ngất trong khoảng 6 giờ liên tiếp. Bí bách đến ngột thở.
Hết rửa bát là lau chùi dọn dẹp. Chỉ cần một viên gạch chưa sáng bóng lên, rất có thể một chiếc giẻ lau, đôi khi là một cái nồi ở đâu đó sẽ bay vào đầu tôi.
Cuối ngày làm, khi khách đã về hết, tôi tiếp tục cọ rửa khu vực vỉa hè xung quanh quán, nơi lúc nào cũng khai nồng vì các vị khách tiểu tiện sau những cơn say. Lúc này là khoảng 3h sáng. Tôi trở về, cố ngủ lấy sức để sáng hôm sau tới trường, và hết giờ học lại tới nơi làm việc.
Hàng nghìn sinh viên Việt Nam đang quay cuồng trong guồng quay của mong muốn có tiền trang trải cuộc sống, gửi về đỡ đần gia đình, dẫn tới việc thiếu thời gian học tập.
Có ngày quá mệt, tôi trốn vào nhà vệ sinh ở trường ngủ gục. Đừng nói tôi nghỉ đi, nghỉ thì tiền thuê nhà, học phí, sinh hoạt lấy ở đâu ra. Công việc làm với người Anh thì không tới lượt, chưa kể có quy định về số giờ làm tối đa. Tôi phải kiếm sống, tôi còn phải gửi tiền về cho bố mẹ ở nhà".
Câu chuyện trên diễn đàn của du học sinh Anh, như rất nhiều câu chuyện khác về cuộc sống thật sự tại xứ sở sương mù, nơi hàng nghìn sinh viên Việt Nam đang quay cuồng trong guồng quay của làm thêm chui, mong muốn có tiền trang trải cuộc sống, gửi về đỡ đần gia đình, dẫn tới việc thiếu thời gian học tập.
Ảo tưởng vừa làm vừa học
"Sau này sang Australia, việc học chắc sẽ dễ dàng hơn. Sau giờ học mình sẽ đi làm thêm kiếm tiền. Chịu khó dành dụm một chút chắc cũng dư kha khá".
Ngọc Minh (24 tuổi, TP.HCM) kể lại với Zing.vn những gì cô từng suy nghĩ trong đầu trước khi đi du học.
Sau khi tốt nghiệp tại ĐH KHXH&NV TP.HCM, cô tìm cho mình cơ hội mới bằng cách du học.
Minh du học Australia theo diện nhận học bổng toàn phần, kéo dài 1 năm. Tuy nói là việc học sẽ nhanh chóng hoàn thành, Minh Anh vẫn muốn gì đó "có ích" và không lãng phí thời gian sinh sống ở xứ sở Kangragoo.
Tuy nhiên, đến khi qua đến Australia, cô nhận thấy rằng mình quá ảo tưởng khi nghĩ rằng có thể vừa học vừa làm ở đây.
Nhiều du học sinh thấy "vỡ mộng" trước việc không thể kiếm nhiều tiền trong thời gian đi học nước ngoài. Ảnh: KCM.
"Sinh viên chỉ được làm việc 20 giờ/ tuần. Công việc thì cực kỳ khó kiếm, đừng nghĩ cứ sinh viên thì được nhận việc. Làm cho nhà hàng châu Á thì lương cao hơn, muốn làm bao nhiêu cũng được, nhưng cực kỳ thị phi và công việc thì vất vả kinh khủng", Minh kể.
Sau cùng, cô tìm được một nhà hàng kiểu Nhật gần nhà, nhưng khi vừa thử việc hai ngày, Minh cảm thấy "áp lực đến mức không chịu nổi".
"Quán rất đông khách, mình làm thử liên tục 5 tiếng không nghỉ, nhưng tiền công trả chỉ bằng 1 bữa ăn. Nhưng lúc đó, mình chẳng có hy vọng xin được việc nên có người nhận là mừng lắm", cô kể.
"Nhưng tính tình bà chủ không tốt. Mỗi lần vắng khách, bà lại giận cá chém thớt, động tay chân, lườm nguýt nhân viên. Thậm chí, đến giờ ăn, mọi người cũng phải nhìn sắc mặt của chủ".
Một lần, bà chủ kiểm tiền và thiếu gần 100 AUD đúng ngày Minh thu ngân. Cô bị buộc tội ăn cắp dù truy camera không ra. Sau lần đó, 9X xin nghỉ.
Việc phục vụ mang lại cho du học sinh nhiều tiền nhưng cũng đầy áp lực. Ảnh: Pinterest.
Khi xin ý kiến một người anh đã ở Australia lâu năm về việc đi làm thêm, anh bạn bảo "lo học đi, 1 năm không giúp em tìm được vừa nhiều tiền, vừa hoàn thành tốt việc học đâu".
"Sinh viên du học phải chọn một trong hai: hoặc là chú tâm vào việc học, chấp nhận việc kiếm được ít tiền và cực khổ trong ăn uống. Không thì họ phải hy sinh học ít hơn, đi làm thêm kiếm tiền học. Thứ gọi là vừa học vừa làm có nhiều tiền là không hề có", Ngọc Minh nói.
Tiếng chưa sõi, nói gì tới kiếm tiền
Thanh Tùng (23 tuổi, sinh viên năm ba ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM) đã bảo lưu kết quả học tập tại Việt Nam được hai năm và lên đường sang Nhật du học.
Anh du học theo diện tự túc, tìm đến các trung tâm để được tư vấn và hỗ trợ. Tuy nhiên, đến khi sang Nhật Bản, anh cảm thấy mình hơi vội trong việc quyết định du học tại xứ sở hoa anh đào.
Trước khi sang Nhật, trình độ Nhật ngữ của Tùng chỉ ở mức N5, việc tiếp xúc với nền văn hóa mới, con người mới và bạn bè mới khiến anh gặp nhiều khó khăn.
Như bao du học sinh khác, Thanh Tùng nghĩ đến việc làm thêm. Tuy nhiên, đến khi ra ngoài tìm việc, anh lại "vỡ mộng" vì tìm việc làm thêm ở Nhật không dễ.
"Tiếng Nhật chưa giỏi, đừng nghĩ đến việc kiếm nhiều tiền", Thanh Tùng khẳng định.
Tùng nói thêm ở khu vực anh sinh sống, rất ít người sử dụng tiếng Anh. Việc mình chỉ biết được vài câu giao tiếp căn bản, việc học đã khó khăn, tìm việc làm thêm càng khó xảy ra.
Công việc làm thêm ở các cửa hàng tiện lợi là lợi thế giúp du học sinh kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Getty.
Trong 4 tháng đầu đặt chân tới xứ sở hoa anh đào, anh phải tăng tốc học tiếng Nhật để theo kịp chương trình học.
Đến khi có chút vốn tiếng Nhật đủ dùng, Tùng liền xin vào một cửa hàng tiện lợi để làm việc. Tuy nhiên, tại đây Tùng cũng bị giới hạn giờ làm, việc làm thêm cũng không kiếm được bao nhiêu, về nhà lại phải ôn tập, chuẩn bị bài vở cho việc học.
Tùng cũng cho biết thêm, lúc nào anh cũng trong trạng thái quá tải. Đứng bán hàng nhưng phải nghĩ đến đống bài vở chưa giải quyết xong, lại còn phải tập trung sắp xếp lịch học sao cho không trùng với lịch làm thêm, có những hôm anh thấy bế tắc vì rối tung cả lên.
Anh quyết định nghỉ làm, tập trung vào việc học, khi nào chuẩn bị đủ tâm lý mới tiếp tục làm thêm kiếm tiền.
"Mình có đứa bạn đi sang Nhật du học. Nói là du học nhưng thực chất bạn mượn cơ hội để làm thêm phụ giúp gia đình ở Việt Nam. Mỗi ngày ngủ 2 tiếng, việc học không đến đâu, đi làm thì lương cao, khoảng 20 man/ tháng (tầm 40 triệu đồng). Mình phải khẳng định cô bạn đang bán sức lao động để kiếm tiền.
Mình cũng hiểu được một điều, du học sinh đi làm kiếm nhiều tiền, tốt nghiệp đúng hạn và có tấm bằng ưng ý là rất khó khăn. Chỉ được chọn một trong hai", Thanh Tùng khẳng định.
Theo Zing
3 cặp hot girl chứng minh con gái càng chơi thân càng giống nhau Giang Ơi - Khánh Linh The Face, Lê Vi - Ly Phan hay Tố Anh - Diệu Linh là những cặp hot girl được nhận xét có ngoại hình, gu thời trang ngày càng giống khi chơi thân với nhau. Phan Hương Ly (trái) và Nguyễn Lê Vi (phải) là 2 mẫu ảnh khá nổi tiếng ở Hà Nội. 2 cô gái chơi...