Người Việt trên đất Pháp tự hào vì ‘Ghen cô Vy’ xuất hiện trên tivi
Sau khi được khen ngợi trên truyền hình Mỹ, bài hát ‘Ghen cô Vy’ và thử thách nhảy ‘ Vũ điệu rửa tay’ lại được lên sóng đài BFM TV của Pháp khiến nhiều người Việt sống ở Pháp cảm thấy vô cùng tự hào.
“Ghen cô Vy” lại tiếp tục được lên sóng truyền hình Pháp – Chụp màn hình
Khi trở thành ‘hiện tượng’ nhờ lên sóng truyền hình Mỹ, ‘Ghen cô Vy’ – ca khúc chống dịch Covid-19 của Việt Nam tiếp tục xuất hiện trên tạp chí âm nhạc Billboard. Sau đó một ngày, trong bài viết đăng tải ngày 3.3, bài viết trên tờ Stern (Đức) giật tít “Việt Nam làm MV hoạt hình về rửa tay và đang trở thành bản hit trên internet”.
Mới đây, “Ghen cô Vy” lại tiếp tục được xuất hiện trên sóng một chương trình thời sự đài BFM TV của Pháp. Đây là một trong những kênh truyền hình thời sự được xem nhiều nhất tại Pháp, liên tục cập nhật những vấn đề nóng của Pháp và thế giới.
Một lần nửa “Gen cô Vy” lại gây bão ở nhiều châu lục
Bản tin phát sóng lúc 20 giờ 30 ngày 3.3 (theo giờ Pháp) và được phát đi phát lại nhiều lần trong buổi tối hôm đó. Sau đó, Tổ chức VFE – Vietnam France Exchange đã đưa ra bản dịch tiếng Việt và chia sẻ tới công dân Việt Nam tại Pháp. Bên cạnh đó MC truyền hình BFM TV hết sức khen ngợi cách tuyên truyền của Bộ Y tế Việt Nam, đồng thời vô cùng yêu thích giai điệu bài hát cho Erik và Min thể hiện, vũ đạo do Quang Đăng sáng tác.
Cuối bản tin, MC cũng nêu lên số liệu ấn tượng về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam: 95,5 triệu dân với 16 ca nhiễm đều đã được chữa khỏi, đáng nói hơn là Việt Nam và Trung Quốc có chung tới 1281 km đường biên giới.
Cảm thấy rất tự hào
Trong lúc theo dõi thông tin trên truyền hình tiến sĩ Nguyễn Đăng Hanh, giảng viên của Đại học ESITC Caen (Pháp), đồng thời cũng là chủ tịch của Tổ chức Tư vấn du học Pháp và đào tạo tiếng Pháp VFE – Vietnam France Exchange không khỏi ngạc nhiên.
Video đang HOT
Lời bài hát được chuyển ngữ từ tiếng việt sang tiếng Pháp
Là một giảng viên tại Pháp, anh luôn cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình xã hội Pháp và tất cả đều được cập nhật trên BFMTV. Khi nghe thấy bài hát tiếng Việt phát trên ti vi anh như bừng tỉnh.
Đài truyền hình Pháp đang phát và khen ngợi một bài hát tiếng Việt, lúc ấy anh Hanh cảm thấy tinh thần dân tộc dâng lên cao, xúc động xen lẫn tự hào. Sau đó anh nhắn tin khoe cùng bạn bè. Tự hào vì một đất nước đang phát triển nhưng đã có những thành tích nổi bật nhất trong công cuộc phòng chống Covid 19.
Rất nhiều đồng nghiệp Pháp cũng đã xem và hỏi anh về bản tin và bài hát này ngày hôm sau. Họ bất ngờ vì số liệu 16 người bị nhiễm và cả 16 người đều khỏi bệnh.
Lần đầu khi nghe bài hát đó trên VTV, anh cảm thấy thực sự thích thú và ấn tượng với cách tuyên truyền của Bộ Y tế. “Ghen” là một bài mà vợ anh Hanh thường nghe, nên đâm ra tôi thỉnh thoảng tôi cũng hay lẩm nhẩm theo lúc nào không hay. Bài hát vốn có giai điệu bắt tai và hầu như người trẻ nào cũng biết, thì nay lại được viết lại lời vô cùng dễ thương và dễ học thuộc.
“Những sinh viên người Pháp của tôi tỏ ra rất thích thú, thậm chí nhiều bạn còn khoe với tôi là đã biết nhảy theo bài hát đó. Họ nói đây là lần đầu tiên nghe nhạc Việt và thực sự rất yêu thích, tôi còn thấy họ đang tìm hiểu thêm một số bài hát nổi tiếng khác nữa của Karik, Min, Sơn Tùng MTP… Có vẻ nhạc trẻ Việt Nam bây giờ rất hợp tai các bạn trẻ người Pháp, chỉ là trước đây các bạn ấy chưa biết đến mà thôi”, tiến sĩ Hanh nói thêm.
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hanh, đang là giảng viên của Đại học ESITC Caen (Pháp) – NVCC
Còn bạn Việt Anh, một du học sinh từng có thời gian sinh sống học tập khá lâu ở Pháp cảm thấy rất vui khi những tin tức về Việt Nam được bạn bè quốc tế khắp nơi đưa tin. Việt Anh cho rằng thực ra không phải ai ở nước ngoài cũng biết đến Việt Nam, nếu có biết cũng còn hạn chế hoặc chủ yếu là các thông tin cũ về chiến tranh thuộc địa, còn đói nghèo…
Theo Việt Anh, đợt dịch bệnh này là thời điểm khá khó khăn với tất cả quốc gia trên thế giới nhưng Việt Nam đã làm tốt từ công tác phòng bị, ngăn ngừa đến tuyên truyền và giờ nổi tiếng vì điều đó, khiến cô vô cùng tự hào. Bên cạnh đó, Việt Anh đã gửi bài hát với bản dịch tiếng Pháp cho rất nhiều bạn bè quốc tế của mình để khoe và các bạn bảo “Ghen cô Vy” ngầu thế, Việt Nam hay quá.
Theo thanhnien
May mắn vì trượt đại học danh tiếng
Năm 17 tuổi, Lizzie Frainier không trúng tuyển Đại học Oxford. Sau thời gian dài cảm thấy tồi tệ, cô nhận ra không vào đại học danh tiếng "có khi tốt hơn".
Lizzie Frainier, 26 tuổi, biên tập nội dung của tờ Telegraph (Anh), phụ trách mục Du lịch, thành thạo tiếng Pháp và Tây Ban Nha, chia sẻ về trải nghiệm bị Đại học Oxford từ chối.
Năm 17 tuổi, tôi trượt bài thi lái xe, không thể đến thăm bố dịp Giáng sinh vì một cơn bão tuyết. Nhưng điều khiến tôi thấy tồi tệ nhất là thi trượt Đại học Oxford.
Việc bị từ chối được thông báo tới năm lần. Một lá thư được gửi đến nhà, hai cái khác được gửi đến trường tôi, một email và một tin nhắn UCAS, tất cả cùng nội dung nói tôi "thất bại". Lúc đó tôi nghĩ mọi người ở Oxford muốn đánh gục mình hay sao mà gửi thư đến năm lần để chắc chắn tôi nhận được.
Lizzie Frainier. Ảnh: Telegraph
Tôi nhớ lại cuộc phỏng vấn vào trường, thầy giáo đã hỏi tôi liệu Hoàng tử bé, cuốn sách tiếng Pháp yêu thích của tôi, có được coi là tác phẩm văn hay không. "Em nghĩ Hoàng tử bé là một câu chuyện đáng yêu nhưng không thật sự nghĩ rằng nó là một cuốn sách thiếu nhi", tôi trả lời. Thầy giáo thân thiện nhưng tôi xấu hổ vì cách trả lời ngây ngô và đơn giản của mình.
Khoảnh khắc nhận được thư từ chối, tôi thất vọng và cay đắng. Tôi vẫn nhớ rõ mỗi chiều đứng trên hành lang trường học, xem đi xem lại những lá thư từ chối rồi gục xuống sàn khóc. Tôi đã thất bại, cảm giác như 18 năm cố gắng, học hành chăm chỉ của mình trở nên vô nghĩa. Tôi không biết mình sẽ đi đâu sau khi tốt nghiệp THPT.
Nghe có vẻ kịch tính nhưng đây là lần đầu tiên tôi thất bại nặng nề đến vậy. Có lẽ tôi chưa đủ chăm chỉ hoặc không thông minh như mình nghĩ. Tôi cảm giác thất bại này sẽ thay đổi toàn bộ tương lai của mình.
Lý do lớn nhất đằng sau việc tại sao tôi thấy tồi tệ đến vậy không hẳn là bị một đại học danh tiếng từ chối. Tôi bối rối vì không đáp lại được kỳ vọng của chính mình, xấu hổ trước bạn bè và gia đình. Thật khó để tôi mở lời thừa nhận mình không đặc biệt và cũng chẳng giỏi giang gì.
Trong những năm tháng niên thiếu, tôi đã nghĩ trường học là thứ duy nhất có thể tự chủ nên muốn trở thành người giỏi nhất. Vì thế, lựa chọn Oxford (hoặc Cambridge) như một lẽ tất yếu để tôi chứng minh khả năng. Tôi đã nghĩ ngoài hai trường đó ra, mọi đại học khác đều hạng hai và dành cho những người bình thường, không đáng kể. Và hóa ra, tôi cũng là một người bình thường.
Tôi luôn háo hức và muốn được trưởng thành càng nhanh càng tốt. Tôi từng lấy trộm chìa khóa tủ rượu để uống thử khi chưa đủ tuổi, làm đạo diễn vở kịch đầu tiên ở tuổi lên 9, sở hữu vô vàn điểm A* và trở thành nữ sinh đại diện trường. Những thứ đó đã khiến tôi cảm giác như mình đang đi trên một quỹ đạo dẫn tới thành công.
Tuy nhiên, hóa ra tôi chỉ là một con cá lớn trong cái ao nhỏ, khi được ném vào biển với những con cá lớn nhất cả nước, tôi gần như không thể bơi.
Khi bình tĩnh lại, tôi hiểu rằng việc mình bị từ chối không phải lỗi của Oxford. Tôi đã không thực hiện đủ số lượng nghiên cứu, cũng không chăm chỉ và tài năng như các ứng viên khác. Tôi chỉ ở mức tạm được.
Tôi đã dành nhiều tuần quanh quẩn trong bốn bức tường trước khi quyết định học tại một trường khác. Tôi chọn Đại học Nottingham. Điều thú vị là sau khi cho phép mình than khóc, tôi có thể đi tiếp mà không nhìn lại. Thật ra trong thời gian ở Nottingham, rất nhiều lần tôi đã ước mình đang ở Oxford. Tuy nhiên, tôi thấy mình tự do hơn vì đã gỡ bỏ được áp lực cho bản thân.
Lizzie (bên phải) và bố mẹ trong ngày tốt nghiệp Đại học Nottingham. Ảnh: Telegraph
Tôi nhận ra mình đã gồng gánh quá lâu, chịu nhiều áp lực không đáng có. Việc tự kỳ vọng quá lớn vào bản thân khiến tôi không còn được sống đúng với lứa tuổi và sở thích của mình.
Sau thất bại này, tôi hiểu mình vẫn phải làm việc chăm chỉ nhưng không cần chứng minh bản thân với bất kỳ ai. Tôi ít căng thẳng hơn và hiểu rằng bằng cấp chỉ là một phần trong thế giới rộng lớn. Tôi tham gia mạng lưới truyền thông và làm phim, xây dựng tình bạn với "những người bình thường" tại Nottingham. Khi tôi không phải chứng minh bản thân với bất kỳ ai, tôi mới có thể là chính mình.
Một vài người nghĩ tôi chỉ đang cố gắng "tỏ ra là mình ổn hơn những người khác", nhưng tôi nghĩ điều đó không quan trọng với mình nữa. Giống như đại học không dành cho tất cả mọi người, mỗi trường lại mang đến một trải nghiệm khác nhau.
Cũng từ Nottingham, tôi nhận được cơ hội làm việc yêu thích, cũng là công việc của tôi bây giờ. Tôi không rõ mình có được gọi là thành công hay không, nhưng chắc chắn là đang rất hạnh phúc. Bị Oxford từ chối có khi giúp cuộc đời tôi tốt hơn, giúp tôi đến với những gì mình muốn.
Thanh Hằng
Theo Telegraph/VNE
Quảng cáo có thể dạy học sinh đọc 100.000 chữ trong 5 phút, trung tâm giáo dục bị "tuýt còi" Được biết, 5 trung tâm đào tạo quảng cáo rằng họ có thể dạy học viên đọc với tốc độ thần kỳ đã được lệnh đóng cửa do hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh. Được biết, trung tâm này quảng cáo rằng họ có thể dạy học sinh đọc với tốc độ thần kỳ. Trong đoạn quảng cáo, có thể...