Người Việt “trắng tay” tiền tỷ sau thảm họa vỡ đập ở Attapeu
Vụ vỡ đập thủy điện Xepian- Xe Nam Noy xảy ra đêm 23.7 đã khiến nhiều người dân ở huyện Sanamxay thuộc tỉnh Attapeu ( Lào) bị thiệt hại nặng về người và của, hàng nghìn ngôi nhà, tài sản của bà con nơi đây bị nước lũ cuôn trôi. Trong đó, có không ít người Việt tại đây cũng lâm vào cảnh “trắng tay” thê thảm.
Anh Mai Thanh Tân, một doanh nhân Việt kiều ở Lào trò chuyện với phóng viên bên đường vào khu xảy ra thảm họa vỡ đập Xepian-xe Nam Noy.
Thảm họa lớn chưa từng có
Đến nay, sau hơn 3 ngày xảy ra thảm họa, anh Mai Thanh Tân, một chủ doanh nghiệp Việt kiều ở Lào vẫn còn chưa hết hoàn hồn về những thiệt hại, mất mát mà gia đình anh vừa phải trải qua. “Chưa bao giờ tôi thấy thảm họa lớn như vậy, sau vụ vỡ đập thủy điện đến giờ toàn bộ tài sản của gia đình tôi dưới đập này đều bị nước lũ cuốn trôi hết rồi, trắng tay thật rồi”, anh Tân ngậm ngùi.
Vào thời điểm này, dù thiết tiết ở Sasamxay (thuộc tỉnh Attapeu, Lào) đã bớt mưa nhưng nhiều khu vực ở địa phương này vẫn còn ngập trong nước, người dân phải dùng thuyền tự chế để di chuyển, di tản.
Chính bản thân anh Tân cũng may mắn thoát chết sau đêm định mệnh đó. “Thông thường do đặc thù công việc nên tôi phải ngủ lại ở bản ngay dưới chân đập nhưng tối hôm xảy ra thảm họa tôi có việc riêng về nhà nên may mắn sống sót. Còn lại, bạn bè và bà con của tôi ở đó giờ vẫn chưa liên lạc được, mong phép màu sẽ đến với họ”, anh Tân nhớ lại.
Dù bản thân may mắn thoát nạn nhưng toàn bộ tài sản gồm mỏ bùn, kho bãi, nhà xưởng sản xuất phân bón sinh học của gia đình anh Tân đã bị nước lũ cướp hết.
“Tổng số phân bùn của tôi khoảng 7.000 tấn có giá trị nhiều tỷ đồng đến giờ đã mất hết, thiệt hại của tôi lớn lắm, không biết đến bao giờ mới lấy lại được”, anh Tân nói.
Video đang HOT
Nhiều người dân Sanamxay dùng xe công nông tự chế để thoát ra khỏi vùng thảm họa.
Không ai cảnh bảo trước cho chúng tôi biết
Đến Attapeu vào những ngày này, đâu đâu chúng tôi cũng chứng kiến cảnh hoang tàn, đổ nát. Trên tuyến đường lầy lội dẫn vào nơi xảy ra thảm họa vỡ đập Xepian-xe Nam Noy luôn tấp nập các xe ô tô của các đoàn cứu trợ quốc tế đến giúp đỡ bà con bị thiệt hại.
Từng đoàn xe chở người dân Sanamxay di tản khỏi vùng ngập lụt về nơi lánh nạn. “Đã hơn 3 ngày nay chúng tôi phải nhịn đói, giờ tâm trạng, sức khỏe rất bất ổn, mệt mỏi, chỉ mong nhanh thoát khỏi nơi này thôi”, anh Noi, một người dân ở Mai nói.
Vừa được ô tô đưa ra từ rốn lũ thủy điện Xepian-xe Nam Noy, ông Sơ Liêng (khoảng 60 tuổi) ở bản Să Mỏng Tạy như người mất hồn, ông bảo: “Tôi mất bố rồi, toàn bộ tài sản nhà cửa, hoa màu cũng bị lũ cuốn đi hết sạch, mai này không biết lấy gì để sống”.
Từng đoàn xe chở người dân Sanamxay di tản khỏi vùng ngập lụt về nơi lánh nạn. “Đã hơn 3 ngày nay chúng tôi phải nhịn đói, giờ tâm trạng, sức khỏe rất bất ổn, mệt mỏi, chỉ mong nhanh thoát khỏi nơi này thôi”, anh Noi, một người dân ở Mai nói.
“Sự việc xảy ra quá bất ngờ, không có ai cảnh báo trước cho chúng tôi biết nên gia đình và bà con ở bản không kịp trở tay, khi biết thì lũ đã đổ ầm ầm đổ về rồi cuốn trôi đi mọi thứ rồi”, ông Sơ Liêng nhớ lại.
Trong số những nạn nhân còn sống sót trở về từ vụ vỡ đập Xepian-xe Nam Noy có lẽ gia đình chị Mieng ở làng Mai (Sanamxay) là thê thảm hơn cả. Trước khi xảy ra vụ việc, gia đình chị vừa ăn tối cùng nhau xong mọi người lên giường đi ngủ thì nước lũ ấp về bất ngờ khiến mọi người trở tay không kịp.”Lúc tỉnh dạy tôi thấy mọi người bảo đã cứu mình từ ngọn một cây lớn ở cuối làng, còn mẹ, chồng, con tôi giờ vẫn mất tích”, vừa nói chị Mieng vừa khóc nức nở.
Một phụ nữ Sanamxay thẫn thờ bên quan tài người thân mới tử nạn sau thảm họa do vụ vỡ đập thủy điện Xepian-xe Nam Noy gây ra.
Trên tuyến đường lầy lội dẫn vào nơi xảy ra thảm họa vỡ đập Xepian-xe Nam Noy luôn tấp nập các xe ô tô của các đoàn cứu trợ quốc tế đến giúp đỡ bà con bị thiệt hại.
Theo Danviet
Vụ vỡ đập thuỷ điện ở Lào: Vẫn còn 131 người mất tích
Theo đại diện chính phủ Lào, các nhân viên cứu hộ vẫn đang tìm kiếm 131 người mất tích kể từ ngày 23/7 khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian- Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu.
Nhiều người dân ở vùng bị ảnh hưởng đã được đưa tới nơi lánh nạn an toàn. Ảnh: Vientiane Times.
Trả lời Vientiane Times, chủ tịch huyện Sanamxay (nơi xảy ra tai nạn), ông Bounhome Phommasanecho biết, tính đến nay mới tìm thấymột thi thể.Trước đó, báo chí Lào và nước ngoài đưa tin có ít nhất 19 người thiệt mạng.
"Những bản tin này lấy từ các nguồn coi những người mất tích là đã chết.Tôi không thể xác nhận là họ đã chết hay còn sống vì chúng tôi chưa tìm được họ," ông Phommasane cho biết.Ông giải thích thêm, có thể 19 người được cho là thiệt mạng nằm trong số 131 người mất tích kia.
Ngày 26/7, một quan chức của công ty điện lực Xe Pian- Xe Namnoy cho biết, công ty này sẽ nhận hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, căn cứ theo thỏa thuận nhượng quyền về tác động của vụ vỡ một nhánh của đập thủy điện Xe Pian- Xe Namnoy gây ra ngập lụt huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/7, quan chức này cho biết: "Liên quan tới vấn đề bồi thường, tôi tái khẳng định rằng sẽ dựa trên thỏa thuận nhượng quyền, tất cả các sự cố liên quan đến việc xây dựng đập thì nhà phát triển dự án phải chịu trách nhiệm 100%".
Một quan chức cao cấp khác của công ty nói với Vientiane Times rằng, công ty không phủ nhận trách nhiệm về vụ ngập lụt và hậu quả , tuy nhiên chưa thể cung cấp chi tiết về các khoản bồi thường, dù đã xác nhận điều này với các lãnh đạo cấp cao của chính phủ và tỉnh Attapeu.
Bộ trưởng Năng lượng và Khai mỏ Lào Khammany Inthirath cho biết, nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ, các nhà phát triển dự án và các cơ quan liên quan sau cứu trợ khẩn cấp là tập trung vào việc khôi phục sinh kế của những người bị ảnh hưởng. Ông nói rằng, kinh phí của tất cả công việc khắc phục là trách nhiệm của các nhà phát triển dự án.
Hiện nay, nhiều người đang bàn kế hỗ trợ những đứa trẻ bị mất gia đình, người thân trong lũ lụt. Nhiều ý kiến cho rằng, sự hỗ trợ nên bao gồm cả việc cung cấp quỹ giáo dục cho những người có nhu cầu.
1.000 chiến sĩ Việt Nam sang Lào ứng cứu
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đã triển khai gần 1.000 cán bộ chiến sĩ, quân y, hàng chục ô tô, xuồng máy, áo phao, xe cứu thương, nhà bạt... cùng 9 tấn lương khô sang Lào khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập thuỷ điện Xe Pian- Xe Namnoy.
Tính đến chiều 25/7, Quân khu đã huy động được 9 ô tô, 140 cán bộ, chiến sĩ, y tá, bác sĩ quân y, hỗ trợ 260 triệu đồng Việt Nam, 10 triệu kip Lào cùng lượng thuốc đủ cứu chữa cho 500 người và được trực thăng của Bộ Quốc phòng Lào đưa đến địa điểm ngập lụt để phối hợp với nước bạn khắc phục hậu quả, cứu giúp người bị nạn.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho đến ngày 26/7, chưa phát hiện trường hợp người Việt mất tích; 15 hộ gia đình người Việt sống trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ đã được sơ tán đến khu vực an toàn; 26 công nhân của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã được đưa về trụ sở của công ty tại Attapeu để sớm về nước.
Bộ Ngoại giao chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào và tại các nước lân cận chịu ảnh hưởng (Campuchia) tiếp tục theo dõi sát diễn biến vụ việc, chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các gia đình người Việt gặp khó khăn tại địa bàn và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại và cơ quan chức năng trong nước để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Chiều 26/7, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trao cho ại sứ CHDCND Lào tại Việt Nam Thongsavanh Phomvihane 200.000 USD của Chính phủ Việt Nam hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Lào khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện tại tỉnh Attapeu vừa qua.
LAN ANH
Theo TPO
Đêm ở khu lánh nạn của người Lào thoát khỏi dòng lũ dữ Đêm xuống, hàng nghìn người Lào ăn, ngủ chen chúc trong trại tạm trú sau khi thoát khỏi dòng nước lũ do vỡ đập thủy điện. Tại trung tâm huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, đông nam Lào, hàng nghìn người dân được bố trí tạm chỗ ở trong khuôn viên các trường học. Mỗi căn phòng chứa khoảng 50-60 người nhưng cả đêm lẫn...