Người Việt trải nghiệm cách New Zealand ‘kiềm’ Covid-19
Đầu tháng hai, Đỗ Tuyết Nga, sống ở thủ đô Wellington, nhận thấy mọi người xung quanh coi Covid-19 như một loại cúm thông thường.
Khi dịch do nCoV lan nhanh ra ngoài Trung Quốc vào tháng 2/2020, Nga nghĩ đây là một loại virus nguy hiểm nên sắm khẩu trang để tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Ngược lại, hàng xóm và bạn bè người New Zealand của Nga cho rằng dịch “không có gì ghê gớm”, chỉ cần đề phòng. Nhà chức trách New Zealand áp dụng một số biện pháp ngăn lây lan, như phân làn riêng cho khách Trung Quốc ở sân bay.
Cuối tháng hai, New Zealand ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, là người trở về từ Iran. Số người nhiễm sau đó tăng dần, liên quan đến cụm dịch trên du thuyền Ruby Princess từ Australia. Số liệu xấu của nước láng giềng Australia khiến người New Zealand bắt đầu lo lắng. Mọi người hạn chế ra đường và kêu gọi cùng nhau ký đơn đề nghị chính phủ đóng biên và cách ly toàn xã hội. Hôm 19/3, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố đóng toàn bộ cửa khẩu để ngăn Covid-19 từ bên ngoài. Ngày 23/3, bà Ardern cho biết sẽ áp lệnh phong toả toàn quốc trong một tháng, nội các đã đồng ý và các biện pháp có hiệu lực ngay lập tức.
Tấm biển kêu gọi người dân ở nhà tại Wellington ngày 9/4. Ảnh: Guardian.
“Mọi việc diễn ra rất nhanh chóng, chính phủ thực hiện gấp rút để chặn dịch bệnh”, Nga nói.
Là người tham gia ký ủng hộ cách ly toàn xã hội, Nga chấp nhận dừng ngay hoạt động kinh doanh nội thất của mình, mặt hàng không thiết yếu. Trước đó cô duy trì công việc nhưng khuyến cáo khách tránh tiếp xúc, để hàng ở sân nhà khi giao, rồi chụp ảnh xác nhận giao dịch.
Từ khi có lệnh phong toả, Nga không gặp gỡ ai, thỉnh thoảng hỏi thăm hàng xóm qua hàng rào. Cô mua nhiều thực phẩm hơn bình thường để hạn chế ra đường, giảm nguy cơ lây nhiễm ở siêu thị. Việc mua sắm online đôi khi gặp khó khăn do do tình trạng quá tải.
Một điều thú vị ở New Zealand là ý thức chống dịch của người dân rất cao, dù quy định nghiêm ngặt. Nga cho biết trong ngày đầu có lệnh hạn chế đi lại, trang web của cảnh sát “bị sập” do có quá nhiều người báo cáo người vi phạm. Chính phủ New Zealand cũng đưa ra khẩu hiệu “Hãy tử tế với nhau” (Be kind to each other), để người dân không cảm thấy ngột ngạt trong cuộc chiến chống Covid-19. Mọi người được khuyến khích vẫy tay chào khi đi qua viện dưỡng lão để động viên các cụ già, cảnh sát đến phát quà và hát chúc mừng sinh nhật các em nhỏ, các sinh viên tham gia chương trình tình nguyện giúp mua sắm. Thủ tướng Ardern sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để giải đáp các thắc mắc cho người dân.
Cũng trải qua cảm giác “nín thở” khi dịch mới xuất hiện, Nguyễn Giang, sống tại thành phố Christchurch, cho biết cô rất lo lắng vì một số đồng nghiệp của chồng tại trường đại học khá coi thường Covid-19, giữ thói quen bắt tay, tiếp xúc gần. Về phía chính quyền, New Zealand ban đầu không kiểm tra sức khoẻ tại sân bay, không kiểm soát tình trạng người nhập cảnh, để người nghi nhiễm tự đến bệnh viện. Tuy nhiên, khi ca nhiễm tăng lên khoảng 100, chính phủ bắt đầu có biện pháp cứng rắn, đưa ra cảnh báo mức độ cao nhất. Giang cho rằng lệnh phong toả toàn quốc từ ngày 25/3 rất kịp thời. Người dân có đủ thời gian để chuẩn bị, trong hai ngày.
Vì “giam mình” trong nhà không dễ dàng, Giang và chồng lên kế hoạch tập thể dục tại nhà để giữ tinh thần. Cô cũng chuẩn bị kỹ danh sách cần mua sắm do mỗi lần chỉ một người được ra đường. Giang thấy yên tâm vì các bên liên quan thực hiện sát sao quy định (cảnh sát, siêu thị, bệnh viện) và người dân có ý thức tuân thủ.
Một yếu tố khác giúp chính sách chặn Covid-19 của New Zealand hiệu quả, theo Giang, là chính phủ hỗ trợ tài chính cho người lao động để họ yên tâm ở nhà. Các công ty nhận khoản tiền này và phát lương cho nhân viên. Danh sách công ty được cập nhật trên trang web của chính phủ. Giang không được hưởng chính sách này do cô có công việc ở Việt Nam.
Phạm Minh, cũng ở Christchurch, ấn tượng với cách truyền thông rõ ràng của chính phủ. New Zealand chia 4 cấp độ chống dịch, miêu tả chi tiết việc cần làm. Hàng ngày Thủ tướng họp báo để thông báo rõ tình hình. Chính quyền hỗ trợ tài chính cho người làm việc bán thời gian, theo số giờ lao động, không phân biệt người bản xứ hay nhập cư. Vì thế, các du học sinh, được hưởng trợ cấp 12 tuần, chấp hành nghiêm quy định ở trong nhà. Từng tham gia xét nghiệm miễn phí, Minh cho biết quy trình rất đơn giản. Khi bị ho, anh gọi điện cho bác sĩ gia đình (GP) và được kiểm tra ở gần nhà. “Quy trình dễ dàng và không mất tiền giúp người dân cảm thấy yên tâm, không giấu bệnh”, Minh cho biết khi nhận được kết quả âm tính.
Tại Auckland, nơi Lê Lan sống, nhiều người vẫn ra đường để đi dạo, tập thể dục nhưng có ý thức giữ khoảng cách 2m. Trên các phương tiện công cộng, chính quyền để các bảng hướng dẫn về việc che miệng khi hắt hơi, bỏ rác đúng chỗ, không tiếp xúc khi có triệu chứng.
Video đang HOT
“Nhà chức trách đưa ra các thông điệp hướng tới người nghi nhiễm bệnh để tránh lây truyền”, Lan nói.
Hôm 9/4, Thủ tướng New Zealand tuyên bố lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đã thành công trong cuộc chiến chống Covid-19, khi số ca nhiễm liên tục giảm. New Zealand khi đó ghi nhận hơn 1.200 ca nhiễm, chỉ một trường hợp tử vong. Bà Ardern ca ngợi sự tuân thủ của người dân đã giúp kế hoạch chống dịch phát huy tác dụng, khẳng định New Zealand vẫn duy trì hướng đi, cảnh báo việc dỡ bỏ hạn chế có thể khiến nước này “quay lại vạch xuất phát”.
Ngày 10/4, New Zealand ghi nhận ca nhiễm nCoV tăng trở lại sau bốn ngày giảm liên tiếp. Giám đốc Y tế Công cộng Caroline McElnay cũng cảnh báo New Zealand không được phép tự mãn trước những thành công ban đầu trong chống Covid-19.
Giang ở Christchurch cho rằng chính phủ vẫn rất thận trọng trong việc quyết định khi nào gỡ bỏ lệnh phong toả. Khi New Zealand sắp bước sang mùa đông vào tháng 5, cô lo ngại chi phí sinh hoạt, trong đó có hoá đơn tiền điện, sẽ tăng mạnh, vì giá ban ngày rất cao.
Theo Nga, chính phủ New Zealand hành động nhanh chóng để tránh nguy cơ “vỡ trận” vì nước này có hệ thống y tế yếu. Số lượng bệnh viện, bác sĩ, y tá ít không bảo đảm cho New Zealand trụ vững nếu số người nhiễm ở mức cao. Tuy mừng vì chính quyền sớm có lệnh hạn chế, Nga lo lắng vì phải ngừng kinh doanh dài hạn. Cô không đăng ký nhận trợ cấp vì không phải doanh nghiệp thuê nhân công. Cô cũng xác định đây là lúc tổ chức lại cuộc sống và tiết kiệm tối đa chi phí.
Ngoài việc gọi điện cho bạn bè, người thân hỏi thăm và chia sẻ thông tin, Nga còn bận rộn với kế hoạch tân trang lại nhà cửa.
“Tôi đã mua sẵn nhiều đồ, để cùng ông xã và con gái sơn lại tường, làm sàn gỗ và làm vườn. Niềm vui lúc này là có nhà đẹp mà không tốn tiền thuê thợ”, Nga nói.
Nga tranh thủ thời gian phong toả để tân trang lại nhà cửa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Việt Anh
Tuổi tác có phải là nguy cơ duy nhất gây ra tình trạng bệnh COVID-19 nặng?
Người già dường như là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất khi virus corona mới tiếp tục hoành hành. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm duy nhất có khả năng gặp nguy hiểm do bệnh COVID-19
Một trong những điều chưa được lý giải đó là đàn ông dường như có nguy cơ ảnh hưởng cao hơn nhiều so với phụ nữ.
Có thể thấy, các trường hợp bệnh nhân tăng vọt ở Mỹ và Châu Âu phản ảnh một thực tế rõ ràng rằng các bệnh nền có sẵn trước khi nhiễm bệnh là vấn đề quan trọng đối với tình trạng bệnh cho dù tuổi tác như thế nào.
Phần lớn người bị nhiễm virus corona có các triệu chứng bình thường hoặc nhẹ. Tuy nhiên phần lớn không có nghĩa là tất cả, và vấn đề này đưa ra một câu hỏi rằng đối tượng nào nên lo lắng về tình trạng của họ khi bị bệnh nặng? Mặc dù phải mất vài tháng nữa các nhà khoa học mới có đủ dữ liệu để chắc chắn rằng ai sẽ là người có nguy cơ cao nhất và tại sao, những con số sơ bộ từ những trường hợp đầu tiên trên thế giới đã đưa ra những dấu hiệu ban đầu.
Không chỉ người già bị bệnh
Người cao tuổi chắc chắn là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19. Ở Trung Quốc, 80% số người chết nằm trong độ tuổi từ 60 trở lên và đây đang là xu hướng xảy ra ở những khu vực khác.
Già hóa dân số có nghĩa là quốc gia đang phải đối mặt với những rủi ro đặc biệt. Italia là quốc gia có tỷ lệ người già đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Trong khi tỷ lệ tử vong dao động mạnh ngay từ thời gian đầu dịch bệnh bùng phát, Italia đã báo cáo rằng hơn 80% người từ vong nằm trong số những người từ 70 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc Tình trạng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng, chúng ta cần phải rất thận trọng khi cho rằng đây hoàn toàn là căn bệnh gây ra cái chết ở người già. Ông cho rằng, đang có từ 10% đến 15% người dưới 50 tuổi bị nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng.
Thậm chí nếu họ được cứu sống, người ở tuổi trung niên vẫn phải điều trị thêm hàng tuần ở bệnh viện. Tại Pháp, hơn một nửa trong số 300 người đầu tiên được đưa vào diện chăm sóc đặc biệt là người dưới 60.
Bà Maria Van Kerkhove của WHO cho rằng "Người trẻ tuổi cũng không ngoại lệ", và chúng ta cần nói nhiều hơn về thông tin về căn bệnh này xảy ra ở tất cả các độ tuổi.
Theo báo cáo của Italia, một phần tư các trường hợp nhiễm bệnh ở quốc gia này nằm ở độ tuổi từ 19 đến 50. Tại Tây Ban Nha, một phần ba số ca nhiễm dưới 44 tuổi. Tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thông báo có đến 29% người mắc có độ tuồi từ 20 đến 44.
Một câu hỏi khác về vai trò của trẻ em trong việc lan truyền virus đã được các nhà nghiên cứu của Đại học Dalhouse ở Canada đặt ra trên tuần san The Lancet Infectious Diseases: "Cần có sự đánh giá sâu và khẩn cấp về vai trò của trẻ em trong chuỗi lây truyền này".
Những nguy cơ rủi ro nhất
Đặt vấn đề tuổi tác sang một bên thì vấn đề sức khỏe cũng có vai trò cực kỳ quan trọng. Ở Trung Quốc, 40% người phải chăm sóc đặc biệt có các vấn đề về sức khỏe mãn tính. Và do đó, tỷ lệ tử vong cao nhất nằm ở những người bị bệnh tim, đái tháo đường hoặc bệnh phổi mãn tính trước khi họ bị nhiễm virus corona.
Các vấn đề sức khỏe có sẵn từ trước khi nhiễm bệnh làm tăng nguy cơ trở nặng, chẳng hạn như những người có hệ thống miễn dịch yếu như người đang điều trị ung thư.
Các quốc gia khác cũng đang chứng kiến vai trò của tình trạng sức khỏe trước khi có dịch bệnh , và rủi ro do bệnh nền gây ra có khả năng được phát hiện. Báo cáo của Italia cho biết, trong số chín người dưới 40 tuổi tử vong do COVID-19 thì 7 người được xác định là đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh về tim mạch.
Càng có nhiều vấn đề về sức khỏe thì người bị nhiễm phải đối mặt với càng nhiều rủi ro. Italia báo cáo rằng, khoảng một nửa số người chết do COVID-19 có từ ba hoặc nhiều hơn các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, trong khi đó chỉ 2% số ca tử vong được xác định không mắc các bệnh khác từ trước.
Theo Tiến sĩ Trish Perl, Giám đốc Trung tâm Truyền nhiễm UT Southwestern, bệnh tim là một một thuật ngữ rộng, nhưng cho đến nay những người bị nguy hiểm nhất là người mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như suy tim sung huyết hoặc xơ cứng, tắc nghẽn động mạch.
Bất cứ loại nhiễm trùng nào cũng có xu hướng làm cho bệnh tiểu đường càng thêm nghiêm trọng hơn, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng tại sao tiểu đường có nguy cơ đặc biệt nếu mắc phải COVID-19.
Rủi ro ở những người có sức khỏe yếu hơn có thể là do hệ thống miễn dịch của họ phản ứng quá mức đối với virus. Bệnh nhân tử vong thường đột nhiên cải thiện được sau một tuần rồi đột ngột xấu đi - gặp phải tình trạng nội tạng bị viêm nhiễm.
Đối với các những người có bệnh về phổi từ trước thì Tiến sĩ Perl cho rằng "đây là vấn đề thực sự xảy ra ở những người có dung tích phổi nhỏ hơn" như phổi tắc nghẽn mãn tính hay xơ nang.
Theo Tiến sĩ Perl, hen suyễn cũng là bệnh cần phải lưu ý. Không ai thực sự biết được rủi ro từ bệnh hen suyễn thể nhẹ, mặc dù ngay cả bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường cũng khiến bệnh nhân phải dùng thuốc hít thường xuyên hơn và đây cũng là đối tượng cần phải theo dõi với COVID-19. Đối với bệnh viêm phổi thông thường thì không đáng ngại, trừ khi nó bị tăng mạnh do một triệu chứng bệnh khác đủ nghiêm trọng để buộc phải dùng đến máy thở.
Bí ẩn giới tính
Có lẽ không phải ngạc nhiên về vấn đề mất cân bằng giới tính hiện nay: trong các đợt dịch đã xảy ra như SARS và MERS - họ hàng với COVID-19 - các nhà khoa học lưu ý rằng đàn ồng dường như dễ mắc hơn phụ nữ.
Theo thống kê đợt dịch này, hơn một nửa số ca tử vong ở Trung Quốc là đàn ông. Những khu vực khác của Châu Á dường như cũng có tỷ lệ tương tự. Ngay cả Châu Âu, phát hiện của Tiến sĩ Deborah, điều phối viên coronavirus của nhà trắng cũng thể hiện xu hướng tương tự.
Ở Italia, theo báo cáo của nhóm giám sát COVID-19 của nước này thì tỷ lệ nam giới nhiễm bệnh ở quốc gia này chiếm tới 58%, tỷ lệ đàn ông tử vong cũng vượt xa so với phụ nữ và nguy cơ gia tăng từ 50 trở lên.
Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ vẫn chưa công bố chi tiết, nhưng theo một báo cáo về gần 200 bệnh nhân người Anh đầu tiên được đưa vào chăm sóc đặc biệt, thì có khoảng hai phần ba là nam giới.
Trung tâm phòng chống dịch bệnh Châu Âu đang thúc đẩy một nghiên cứu về mối liên hệ giữa hút thuốc lá và COVID-19. Có một nghi ngờ rằng, trên toàn cầu thì tỷ lệ đàn ông nghiện thuốc và hút thuốc kéo dài cũng cao hơn phụ nữ.
Hóc-môn cũng có thể đóng vai trò nào đó. Năm 2017, theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Miễn dịch học, các nhà khoa học thuộc trường đại học Iowa đã cho lây nhiễm virus SARS trên chuột và điều tương tự cũng xảy ra như ở người, con đực có nhiều nguy cơ chết cao hơn con cái. Estrogen dường như có vai trò trong việc bảo vệ - khi buồng trứng con cái bị cắt bỏ, tỷ lệ chết ở chuột cái lại tăng lên.
Anh Thư
Nga chuẩn bị đón 'tình huống bất thường' Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo giới chức nước này cần chuẩn bị cho những tình huống "bất thường" trong đại dịch COVID-19, giữa lúc nước này gia tăng các biện pháp phong tỏa trong khi ghi nhận mức tăng các ca nhiễm bệnh cao nhất theo ngày. Người dân Moscow phải trình giấy phép đi lại trong những ngày này Cảnh...