Người Việt thơm thảo – Kỳ 2: 64 lần hiến máu nhân đạo
“Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại, một đóng góp nhỏ bé của mình có thể giúp đỡ được nhiều người trải qua cơn thập tử nhất sinh, lấy lại sự sống”. Suy nghĩ như vậy nên ông Vũ Đình Phẩm (47 tuổi, ngụ 436/55, đường Trần Văn Đang, phường 11, quận 3, TP.HCM), đã hiến máu nhân đạo 64 lần trong 18 năm qua. Ông còn có tâm nguyện hiến xác cho y học sau khi chết.
Ông Vũ Đình Phẩm
Giọt máu cứu người
Tâm sự về lý do đi hiến máu nhân đạo, ông Phẩm kể: “Cách nay 18 năm, tôi đọc một bài báo về hai chị em nhỏ mồ côi cha mẹ ở Vũng Tàu. Người chị đi bán rau ngoài chợ để nuôi em. Một hôm người chị không may bị tai nạn, mất nhiều máu, nhưng bệnh viện không đủ nguồn máu dự trữ. Thương hai chị em, bà con hàng xóm ủng hộ tiền chuyển lên tuyến trên tiếp máu. Tuy nhiên, người chị đã không đợi được đến lúc đó”.
Sau câu chuyện này, ông Phẩm nung nấu ý định sẽ hiến máu nhân đạo để cứu những bệnh nhân nghèo khó cần máu. Dù gia đình phản đối vì số lần hiến máu quá nhiều, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ông Phẩm vẫn quyết thực hiện vì theo ông, rất nhiều bệnh nhân cần đến những giọt máu. “Cũng may là ông trời cho tôi có sức khỏe tốt”, ông Phẩm nói.
Video đang HOT
Công việc bảo vệ của ông bắt đầu lúc 8 giờ, mỗi lần đi hiến máu ông Phẩm phải đạp xe đi về 15 km. Theo quy định tại nơi ông làm việc, một lần đi hiến máu nhân viên sẽ được nghỉ làm, nhưng ông Phẩm chỉ xin đến trễ 1 tiếng.
Ông Phẩm luôn bị áp lực về những lời bàn tán vì hay đến công ty trễ. Người ta hỏi lý do nhưng chẳng bao giờ ông nói.
Ông Phẩm với 64 lần thầm lặng hiến máu thầm lặng
Người đàn ông cao khoảng 1,6 m nặng 53 kg, tâm sự: “Chục năm trước, tôi làm nghề bốc vác ở Tân Bình, sau khi hiến máu xong tôi đi làm luôn, nhiều khi tay bị bầm tím, chóng mặt, nhưng cứu người là quan trọng, nên tôi không từ bỏ ý định đi hiến máu. Ngày má tôi còn sống, má tôi kiên quyết phản đối việc tôi đi hiến máu nhân đạo vì sợ ảnh hưởng sức khỏe. Khi có gia đình, nghe mọi người nói hiến máu ảnh hưởng nhiều nhưng tôi cứ đi hiến đến giờ cũng chẳng sao. Có người nói là đi hiến máu rồi người ta đem máu đi bán đấy, nhưng mà tôi chẳng quan tâm, tôi hiến máu trên tinh thần nhân đạo nên cứ 3 tháng tôi đi hiến 1 lần. Giờ ai cần máu, tôi cũng cho”.
“Đôi lúc tôi biết nhiều ca phẫu thuật cần máu, tôi còn đến bệnh viện xin hiến máu nhưng bác sĩ không cho, vì sau 3 tháng mới được hiến. Những lúc đó, tôi dắt xe ra về mà lòng nặng trĩu vì lo lắng. Tôi sợ phải chứng kiến những cái chết đau lòng vì thiếu máu”, ông Phẩm chia sẻ thêm.
Tính từ năm 1996 đến ngày 11.3.2014, ông đã 64 lần hiến máu.Trước đây, một lần ông hiến 350 ml máu, nhưng bây giờ bác sĩ chỉ cho phép hiến mỗi lần 250 ml.
Tình nguyện hiến xác cho y học
“Nếu cho tôi được suy nghĩ lại, tôi vẫn giữ nguyên tâm nguyện được hiến xác cho y học. Từ ngày 1.4.1999, ý nguyện được hiến xác của tôi được Trường Đại học Y dược TP.HCM chấp thuận”, ông Phẩm chia sẻ.
Giấy hiến xác y học cho Đại học Y dược TP.HCM năm 1999
Với những đóng góp tích cực trong phong trào hiến máu tình nguyện, trong 18 năm qua ông Vũ Đình Phẩm đã được Thủ tướng tặng bằng khen đạt thành tích trong công tác hiến máu nhân đạo nhiều năm liên tục, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và nhiều bằng khen của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, UBND TP.HCM.
Theo TNO
"Tháng Văn hóa, thể thao Cảnh sát PC&CC"
Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội vừa tổ chức khai mạc Tháng Văn hóa, Thể thao Thanh niên, Phụ nữ lực lượng Cảnh sát PC&CC Thủ đô năm 2014. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931/26-3-2014), kỷ niệm 104 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.
Các VĐV tham gia thi tài ở môn kéo co
Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi - Giám đốc Sở Cảnh sát PC&CC Hà Nội cho biết: Tháng Văn hóa, Thể thao Thanh niên, Phụ nữ lực lượng Cảnh sát PC&CC Thủ đô năm 2014, được tổ chức từ ngày 3 đến 26-3, với sự góp mặt của 24 đơn vị, với gần 1.000 vận động viên là đoàn viên thanh niên và hội viên phụ nữ. Các VĐV sẽ tham gia tranh tài ở 2 môn thể thao là kéo co và bóng bàn. Trong tháng, nhiều hoạt động văn hóa khác cũng được tổ chức như: Tham quan bảo tàng CAND, tham quan các di tích lịch sử gắn với truyền thống lực lượng CAND; Tập huấn kỹ năng ứng xử, lớp nói chuyện chuyên đề "Phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang"; tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn, công tác hội cho đoàn viên thanh niên và Hội viên Phụ nữ; tổ chức ngày hội "Hiến máu tình nguyện".
Theo ANTD
Gần 500 đoàn viên CATP tham gia hiến máu Hướng đến ngày kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26-3, hôm qua (6-3), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh CATP Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Tháng Thanh niên năm 2014 và Ngày hội hiến máu tình nguyện vì cộng đồng. Đoàn viên thanh niên CATP tham gia hiến máu tình nguyện Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng...