Người Việt tại Singapore và Covid-19
Trong cơn đại dịch, cộng đồng người Việt tại Singapore đã ảnh hưởng ra sao? Ghi chép công tác viên Tiến Trung của báo Thể thao & Văn hóa từ Singapore gửi về sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin bổ ích.
Cộng đồng người Việt tại Singapore không lớn, xếp sau Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Phillippine. Cộng đồng cũng không có vai trò cao trong xã hội so sánh với các nhóm nhỏ hơn như Âu/ Mỹ hoặc Nhật/ Hàn. Tỷ lệ lớn nhất chiếm tới 80% cộng đồng người Việt là lao động phổ thông trong ngành dịch vụ và hôn nhân với cư dân bản xứ. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ là lao động cấp cao và du học sinh các trường công lập nổi tiếng.
Do đó, khi bão Covid-19 kéo tới, như mọi quốc gia khác, người thu nhập thấp luôn là đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất. Cộng đồng người Việt cùng với nhóm lao động phổ thông từ các nước Nam Á là 2 nhóm “yếu thế”.
Không như người Phillipine, chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và giúp việc gia đình, khi ngành dịch vụ của Singapore bị giảm sốc, rất nhiều người Việt Nam tại Singapore đã bị mất việc làm.
Đặc thù tại Singapore trừng phạt rất cao với việc thuê người không giấy phép (kể cả làm theo giờ và làm thời vụ) càng khiến cho người nước ngoài không có việc làm khó khăn hơn. Đã có 1 làn sóng hồi hương lớn của người Việt về nước mặc dù chẳng đơn giản do không có nhiều chuyến bay cứu trợ.
Singapore không cấm tập thể dụng ngoài trời nên các công viên là nơi lý tưởng để người dân xả stress. Ảnh: Tiến Trung
Rất nhiều người Việt bị mặc kẹt tại Singapore với “4.0″: Không việc làm, không thu nhập, không chỗ ở và không còn tiền. Dưới hoàn cảnh khó khăn đó, tinh thần lá lành đùm lá rách của người Việt được phát huy.
Nhiều cửa hàng và gia đình vợ Việt đã lách luật giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn với những suất ăn từ thiện, nơi cư trú tạm thời, việc làm thời vụ… đồng thời, kết nối với chính quyền 2 nước tạo điều kiện về nước cho những người khó khăn.
Đối với nhóm gia đình cùng người bản xứ, mọi việc tốt hơn rất nhiều do chính phủ Singapore hỗ trợ các cư dân với mức rất cao, mỗi gia đình trung bình được 2000$ trợ cấp, nếu việc làm bị ảnh hưởng, sẽ được trợ cấp thêm 3-6 tháng lương nữa.
Ngoài ra, chính phủ còn hỗ trợ 70% lương cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng để duy trì việc làm cho các nhân viên, nên có thể nói, nhóm gia đình không bị ảnh hưởng nhiều. Còn với nhóm lao động cấp cao, họ nhanh chóng được chuyển sang chế độ làm việc tại nhà toàn thời gian và hầu như không có ảnh hưởng gì.
Sau thời gian làm việc tại nhà/ giãn cách xã hội thời Covid, cuộc sống của người Singapore cũng như gia đình Việt/ Singapore, tôi đánh giá là thay đổi hoàn toàn. Sự đổi thay đó theo hướng tích cực hơn.
Họ ít ăn ngoài hơn, dành thời gian cho con cái, và đặc biệt là thể dục thể thao nhiều hơn. Singapore không cấm bất cứ hoạt động thể dục ngoài trời nào trong suốt 2 năm Covid, thậm chí không bắt buộc đeo khẩu trang. Công viên, khu bảo tồn thiên nhiên ở Singapore rất nhiều, hoàn toàn xanh, miễn phí, không có bê tông hóa hay dịch vụ hóa. Đấy là điều kiện lý tưởng khiến cư dân ở Singapore thường xuyên thể dục thể thao ngoài trời, đặc biệt là Hiking và Running.
Trở lại câu chuyện AFF Cup 2021, với đặc thù là một nước công nghiệp hóa và đa sắc tộc, người Singapore ít quan tâm đến bất kỳ môn thể thao đặc thù nào. Bóng đá cũng không phải ngoại lệ, mặc dù họ có giải thi đấu quốc gia riêng tương đối mạnh.
Cũng như Cricket hay bóng rổ, bóng đá cũng chỉ được coi là một môn thể thao giải trí, họ thường đi xem bóng đá để thay đổi không khí chứ không vì đam mê. AFF Cup tổ chức tại Singapore tuy mang lại niềm phấn khích cho một số cổ động viên, nhưng phần đông vẫn không quan tâm, thậm chí một số người bạn Singapore của tôi còn không biết đến nó.
Tuy nhiên, đợt dịch này, vẫn có khá đông người quan tâm đến môn thể thao vua, đặc biệt là những người gốc Malaysia. Họ đánh giá đội tuyển Việt Nam chúng ta rất cao và tự hào vì Việt Nam đã thay mặt Đông Nam Á để tham dự vòng loại thứ 3World Cup 2022.
Với sự gia nhập của các tên tuổi mới như tiền vệ Song (Hàn Quốc) hay tiền đạo Fandi (Na Uy), giới hâm mộ Singapore kỳ vọng họ sẽ giúp đưa đội tuyển Singapore tới gặp Việt Nam trong trận chung kết tại sân vận động quốc gia.
Mấy ngày này, gia đình tôi và nhiều người Việt đang chuẩn bị chu đáo để đến sân cổ vũ cho đội tuyển chúng ta đối đầu với “những chú sư tử” Malaysia. Chủ đề này đang được mọi người bàn luận rôm rả, hứa hẹn nhiều thú vị vào Chủ nhật này.
Ngôi sao số 1 ĐT Lào xông vào phòng thay đồ tìm Công Phượng để làm gì?
Ngôi sao số 1 của ĐT Lào bất ngờ đi tìm Công Phượng sau trận thắng 2-0 của ĐT Việt Nam tối ngày 6/12 ở bảng B của AFF Cup 2021.
Bàn thắng của Công Phượng vào lưới ĐT Lào
Trước khi trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Lào ở lượt trận đầu tiên của bảng B AFF Cup 2021 diễn ra, tiền đạo Billy Ketkeophomphone là cái tên gây chú ý nhất bên phía đối thủ của thầy trò HLV Park Hang Seo
Cầu thủ này sinh ra và lớn lên tại Pháp, từng chơi bóng ở hạng đấu cao nhất nước Pháp (Ligue 1). Thực tế, Billy Ketkeophomphone đã chơi khá tốt trên hàng công ĐT Lào trong cuộc đối đầu với ĐT Việt Nam. Tuy nhiên, một mình sự xuất sắc của ngôi sao Billy Ketkeophomphone không đủ để giúp ĐT Lào có điểm trước nhà đương kim vô địch AFF Cup.
Billy Ketkeophomphone có một tình huống đối mặt với thủ môn Nguyên Mạnh nhưng anh lại dứt điểm không thành công. Trong khi Công Phượng cũng hoạt động năng nổ bên phía ĐT Việt Nam.
Công Phượng một lần nữa ghi bàn thắng đầu tiên cho ĐT Việt Nam tại một kỳ AFF Cup. Tại AFF Cup 2018, Công Phượng đã mở tỉ số trong trận thắng 3-0 của ĐT Việt Nam trước chính ĐT Lào. Lần này, Công Phượng một lần nữa giúp ĐT Việt Nam có chiến thắng chung cuộc 2-0 trước đối thủ hàng xóm, giành 3 điểm đầu tiên ở AFF Cup 2021.
Sau trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Lào, ngôi sao Billy Ketkeophomphone bất ngờ tiến đến phòng thay đồ của "những chiến binh sao vàng" trên sân vận động Bishan.
Cầu thủ mang hai quốc tịch Pháp - Lào trò chuyện thân mật với Công Phượng và bất ngờ xin đổi áo với tiền đạo của ĐT Việt Nam.
Billy Ketkeophomphone hào hứng khoe chiếc áo đấu của Công Phượng.
AFF Cup 2021: Thủ môn Indonesia suýt giải nghệ sớm vì bác sĩ dởm Theo báo chí Indonesia, 1 cầu thủ của đội tuyển nước này suýt nữa phải giải nghệ sớm vì 1 bác sĩ dởm. Thủ môn của đội tuyển Indonesia, Ernando Ari Sutaryadi tiết lộ trên Instagram rằng anh suýt nữa giải nghệ sớm do làm việc với một bác sĩ dởm. Vị bác sĩ được nhắc đến là Elwizan Aminudin, từng làm việc...