Người Việt tại Nhật Bản chung tay ủng hộ nỗ lực chống dịch COVID-19 ở trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 13/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ phát động ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 nhằm hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch bệnh COVID-19″ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: Đào Thanh Tùng/Phóng viên TTXVN tại Tokyo
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên đại sứ quán và cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản, cùng với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh của đất nước nhằm hướng tới mục tiêu kép là vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội.
Nhân dịp này, Đại sứ Vũ Hồng Nam đánh giá cao ý thức phòng chống dịch bệnh và tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sau khi dịch COVID-19 bùng phát. Nhờ vậy, cho đến nay, tỷ lệ người Việt Nam tại Nhật Bản nhiễm virus SARS-CoV-2 rất thấp.
Ngay tại lễ phát động, toàn thể cán bộ, nhân viên đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản đã quyên góp ủng hộ gần 105 triệu đồng cho Quỹ vaccine phòng COVID-19. Trong khi đó, các doanh nhân và kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản đã ủng hộ hơn 2 triệu yen (hơn 400 triệu đồng) cho quỹ.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên TTXVN, nhiều người Việt Nam tại Nhật Bản đã bày tỏ cảm xúc khi được đóng góp vào các nỗ lực chống dịch COVID-19 ở quê nhà. Ông Nguyễn Xuân Yên, một Việt kiều sống tại tỉnh Saitama, nói: “Tôi là một kiều bào sống ở Nhật Bản. Chúng tôi rất mong muốn được tham gia ủng hộ các nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam để làm sao dịch bệnh nhanh chóng kết thúc”.
Kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản quyên góp ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam. Ảnh: Đào Thanh Tùng/Phóng viên TTXVN tại Tokyo
Bên cạnh đó, kiều bào cũng bày tỏ sự tin tưởng mạnh mẽ đối với các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả của Chính phủ, đồng thời hy vọng với sự chung tay của Chính phủ và người dân ở trong và ngoài nước, Việt Nam sẽ sớm vượt qua đại dịch. Ông Hoàng Đình Giang, Chủ tịch Công ty Yo Group, nói: “Tôi nhận thấy các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ rất hiệu quả. Là kiều bào đang sinh sống tại Nhật Bản, hôm nay, tôi đến đây để hưởng ứng phong trào quyên góp ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam. Tôi hy vọng với sự nỗ lực và chung tay của Chính phủ và người dân, chúng ta sẽ nhanh chóng vượt qua đại dịch”.
Ông Phan Trung Hiếu, một Việt kiều định cư ở Nhật Bản gần 37 năm, nói: “Là một người con Việt Nam đang định cư tại Nhật Bản, tôi rất muốn ủng hộ Nhà nước và người dân ở trong nước. Chúng tôi ủng hộ chiến dịch phòng chống dịch COVID-19 lần này của Chính phủ”.
Kiều bào Việt Nam tại Nhật Bản quyên góp ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam. Ảnh: Đào Thanh Tùng/Phóng viên TTXVN tại Tokyo
Theo Bộ Tư pháp Nhật Bản, vào cuối năm 2020, có 448.053 người Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản, chiếm hơn 15% trong tổng số người nước ngoài ở nước này và tăng hơn 10 lần so với 10 năm trước đó. Thời gian qua, cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản luôn tự hào là phần máu thịt của dân tộc Việt Nam và thường xuyên kề vai sát cánh cùng người dân trong nước vào những thời khắc khó khăn như thiên tai hay dịch bệnh.
G7 muốn WHO tiếp tục điều tra nguồn gốc Covid-19 ở Trung Quốc
Lãnh đạo G7 kêu gọi WHO dẫn dắt một cuộc điều tra giai đoạn hai minh bạch, khoa học tại Trung Quốc về nguồn gốc Covid-19.
"Chúng tôi kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu một nghiên cứu giai đoạn hai kịp thời, minh bạch, khoa học, do chuyên gia dẫn dắt, về nguồn gốc Covid-19 ở Trung Quốc, theo khuyến nghị trong báo cáo của các chuyên gia", nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) nhấn mạnh trong tuyên bố chung hôm 13/6, sau ba ngày họp thượng đỉnh ở Cornwall, Anh.
Tuyên bố chung hơn 25 trang này đề cập trực tiếp đến Trung Quốc 4 lần, nhưng rất nhiều lần ám chỉ tới nước này. Nó đề cập đến tham vọng cơ sở hạ tầng "xanh" của G7, vốn được coi là đối thủ của Sáng kiến Vành đai và Con đường, nhưng chưa tiết lộ nhiều thông tin.
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh, ngày 12/6. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus cho biết việc chuẩn bị cho giai đoạn hai của cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 đang được tiến hành và vấn đề nguồn gốc virus đã được các lãnh đạo G7 thảo luận. Ông kêu gọi Trung Quốc hợp tác để tìm ra khởi nguồn của loại virus này.
"Chúng tôi cần sự hợp tác từ phía Trung Quốc. Chúng tôi cần sự minh bạch để hiểu, biết hoặc tìm ra nguồn gốc của loại virus này sau khi báo cáo cho thấy có những khó khăn về chia sẻ dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu thô", Tedros trả lời phóng viên sau cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo G7 hôm 12/6.
Phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại London, Anh hôm nay tuyên bố "thời kỳ một nhóm nhỏ quốc gia quyết định các vấn đề toàn cầu đã qua lâu rồi", cho rằng các nước đều bình đẳng và "các vấn đề thế giới nên được giải quyết thông qua sự tham vấn của tất cả quốc gia". Đây được coi là lời cảnh báo của Bắc Kinh đối với G7.
Nguồn gốc Covid-19 vẫn còn là bí ẩn sau hơn một năm rưỡi những ca nhiễm đầu tiên được báo cáo ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Hiện các nhà khoa học và lãnh đạo thế giới đang kêu gọi điều tra sâu hơn để tìm hiểu liệu loại virus này có nguồn gốc tự nhiên hay bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán.
Một số nước, gồm Mỹ, Anh và Nhật Bản, cho rằng kết quả cuộc điều tra hồi đầu năm do WHO dẫn đầu tại thành phố Vũ Hán vẫn còn sai sót do thiếu minh bạch, thiếu độc lập với Bắc Kinh. Ông Tedros cũng trích dẫn những hạn chế trong khả năng tiếp cận dữ liệu tại Vũ Hán của các nhà khoa học quốc tế, dù Trung Quốc khẳng định nước này đã minh bạch và hoàn thành trách nhiệm điều tra của mình.
Thành phố Nhật tiêm chủng kiểu 'đi từng ngõ, gõ từng nhà' Thảm họa kép động đất - sóng thần năm 2011 đẩy các quan chức thành phố Soma từ những người làm việc bàn giấy thành chuyên gia quản lý khủng hoảng. Những bài học năm xưa đang được vận dụng khi Soma bị COVID-19 tấn công. Trung tâm tiêm chủng của Soma là một nhà thi đấu thể thao được trưng dụng -...