Người Việt tại Hungari kể chuyện đón lễ Phục sinh mùa dịch: ảm đảm nhưng vẫn ngập tràn yêu thương
Nhà thờ làm lễ online, người dân không tổ chức gặp mặt, những chuyến dã ngoại đầu năm tạm hoãn – các hoạt động thường diễn ra vào lễ Phục sinh đều ngưng trệ vì lệnh hạn chế ra ngoài, tụ tập đông người để chống Covid-19.
Với người Châu Âu nói chung cũng như người dân ở Hungari nói riêng, mùa xuân đến đồng nghĩa với Lễ phục sinh – ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Kitô giáo tới gần, nhằm tưởng nhớ sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá và hồi sinh 3 ngày sau đó.
Mọi năm, đây là dịp cả nước diễn ra nhiều hoạt động thú vị, thế nhưng với sự bùng phát của dịch Covid-19, Thủ tướng Hungari – ông Orbán Viktor buộc phải công bố tiếp tục gia hạn quy định hạn chế ra khỏi nhà và đi lại, bởi vậy Lễ phục sinh năm nay trở nên ảm đạm chưa từng có!
Sống 35 năm tại quận 10, Budapest, anh Nguyễn Hoàng Linh cho biết: ‘Sau khi quốc gia được đặt trong tình trạng khẩn cấp của dịch bệnh (từ ngày 11/3), Thủ tướng đã tuyên bố rằng, người dân cần ý thức được, sẽ chưa bao giờ có một lễ Phục sinh như năm nay.
Mọi người hạn chế gặp gỡ, đại gia đình xa cách, không có những bữa ăn chung, không có những buổi dã ngoại ở các vùng quê. Người dân được khuyến khích ai ở nhà nấy, gọi điện thoại trò chuyện hỏi thăm nhau, bữa ăn chung truyền thống cũng được khuyên nên thực hiện trên skype.
Đức Giáo Hoàng cũng thực hiện buổi cầu nguyện online tại tư gia. Quảng trường chính của Vatican cũng không một bóng người’.
Anh Linh cùng con gái.
Anh Linh cũng chia sẻ thêm, chính quyền địa phương cho đóng cửa toàn bộ những điểm đến mà người dân có thể đi dã ngoại. Đồng thời treo biển với nội dung hẹn gặp lại khi khác còn bây giờ nên giữ gìn chung cho cộng đồng. Nhớ lại dịp này các năm trước đây, dù không theo tín ngưỡng nhưng người Việt Nam tại Hungari cũng hưởng ứng một vào hoạt động cùng nước banh, anh Hoàng Linh tâm sự rằng:
‘Những năm trước, mọi người thường quây quần, nghỉ ngơi, cùng nhau nấu những món ăn truyền thống trong lễ Phục sinh. Cũng có khi tổ chức du lịch, dã ngoại vì thời gian này thời tiết rất lí tưởng. Năm nay thì chỉ ở nhà nấu ăn đơn giản thôi’.
Một món ăn đơn giản và truyền thống trong ngày lễ Phục sinh do anh Linh tự chế biến.
Cũng có suy nghĩ tương tự, chị Nguyễn Lan H. sống tại Hungari 15 năm ngán ngẩm: ‘Mọi năm thì mình thường đưa con đi chơi hoặc mời bạn bè anh em trong nhà về nhà ăn uống vui chơi. Nhưng năm nay vì dịch bệnh nên gia đình tự cách ly ở nhà thôi’.
Video: Chị H tổ chức trò chơi nhặt trứng cho con mình tại vường nhà.
Tuy nhiên, trước đó, 3 bạn nhỏ (con của chị H) đã rất háo hức mong chờ đến ngày lễ Phục sinh để được nhận quà. Vừa muốn các con không thất vọng, vừa muốn đảm bảo sức khoẻ các bạn nhỏ, chị H đã nghĩ ra và tổ chức hoạt động tìm trứng, tìm quà cho các con ngay tại vườn nhà mình. Trong khi chơi các bé được mẹ trang bị đầy đủ khẩu trang và sát khuẩn ngay khi vào nhà.
‘Để các con hiểu được ý nghĩa của ngày lễ, mình tạo một trò chơi nhỏ cho các con. Ngoài ra còn cùng các con làm bánh, luộc trứng và thưởng thức món ăn này. Theo phong tục ăn trứng trong ngày này sẽ giúp các con gặp nhiều may mắn!’.
Năm đầu tiên sinh sống tại đây, cô gái trẻ Oanh Trương ngỡ tưởng sẽ đón ngày lễ đặc biệt này trong sự buồn tẻ thế nhưng một món quà đã đến với cô vào cuối ngày: ‘Một người bạn của chị gái mình đã đến và đem tặng nhiều bọc đồ ăn đều là những món ăn truyền thống nhất định phải có do chị ấy tự làm.
Mình còn được nghe cậu con trai của chị ấy đọc một bài thơ tiếng Hung và xin được xức nước thơm lên người mình – đó là phong tục dân gian Hung. Đây thực sự là món quà có giá trị tinh thần, văn hoá ý nghĩa’.
Oanh Trương tại Hungari.
Các món truyền thống trong ngày lễ Phục sinh.
Màu ảm đạm đang bao trùm lên các nước châu Âu nên năm nay là một kỉ niệm buồn chưa từng có trong các lần tổ chức lễ Phục sinh. Song, đâu đó, người dân vẫn biết tự mang lại sự ấm áp cho nhau từ những điều giản đơn nhất với ước mong rằng ánh nắng của mùa xuân cũng như sự nỗi lực của quốc gia sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh!
Kỳ Duyên
Lễ Phục sinh tại TPHCM vắng lặng vì cách ly phòng dịch Covid-19
Ngày lễ Phục sinh năm nay, các nhà thờ thuộc Tổng Giáo phận TPHCM không tập trung đông người theo đúng tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Lễ Phục sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Công giáo. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, trên tinh thần cách ly xã hội, lễ Phục sinh 2020 diễn ra lặng lẽ tại các giáo xứ, Tổng giáo phận TPHCM.
Nhà thờ Giáo xứ Gia Định, quận Bình Thạnh "cửa đóng then cài" trong ngày lễ Phục sinh
Lễ Phục sinh được xem là lễ quan trọng nhất trong năm của người Công giáo, nó lớn hơn Lễ Giáng sinh. Và hàng năm, 1 tuần trước lễ Phục sinh gọi là tuần thánh, giáo dân tại các giáo xứ được tham gia nhiều thánh lễ và cử hành nhiều nghi thức quan trọng.
Tại Nhà thờ giáo xứ Gia Định, quận Bình Thạnh, giáo dân đến cầu nguyện thưa thớt vào chiều thứ 7 trước và trong ngày lễ Phục sinh (12/4). Lễ Phục sinh nhưng không có hoạt động gì tại nhà thờ.
Chị Nguyễn Thị Xuân Hương, một giáo dân của giáo xứ này cho biết, các gia đình công giáo đều thực hiện nghiêm cách ly xã hội. Tất cả thánh lễ đều tổ chức tại nhà hoặc dự trực tuyến; các nghi thức đều đơn giản hết mức có thể.
Hằng năm, vào tối thứ 7 trước ngày lễ Phục sinh sẽ diễn ra lễ Vọng phục sinh - lễ kéo dài nhất trong năm của người Công giáo, nhưng năm nay lễ này không được tổ chức tại nhà thờ.
Ngày Chủ nhật - Đại lễ Phục sinh, Nhà thờ Phanxico Xavie, quận 5 vắng lặng, cổng vẫn đóng.
Chị Nguyễn Thị Minh, giáo dân của nhà thờ chia sẻ, nếu như những năm trước không có dịch, trước ngày Đại lễ Phục sinh, mọi người sẽ chuẩn bị cùng nhau trang trí nhà thờ, các gia đình quây quần sum họp, háo hức được rước lễ, rước đènnhưng năm nay, mọi nghi lễ đều được chuyển sang tiến hành online để tránh lây lan dịch Covid-19
Giáo dân đến cầu nguyện giữ khoảng cách an toàn phòng dịch tại Nhà thờ Giáo xứ Gia Định, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Còn tại Nhà thờ Bình Xuyên, quận 8, không khí ngày Đại lễ Phục sinh cũng khá lặng lẽ. Thỉnh thoảng có một vài người dân đến cầu nguyện riêng, mọi người đều có ý thức tốt chấp hành nghiêm các biện pháp phòng dịch Covid-19 và cách ly xã hội.
Ông Trần Minh Kha, một giáo dân tại nhà thờ cho biết: "Giáo dân lưa thưa, tới cầu nguyện riêng rồi về, thực hiện nghiêm theo lời của đức Tổng giám mục, không cử hành các thánh lễ, giáo dân nhớ nhà thờ, nhớ Chúa có thể đọc kinh ở nhà, hoặc tới nhà thờ viếng một chút rồi về. Lễ Phục sinh mỗi người dự lễ online vậy thôi".
Nhà thờ Bình Xuyên, quận 8
Linh mục Trần Ngọc Đậu, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Xóm Chiếu, quận 4, TPHCM cho biết, người dân của giáo xứ khá buồn vì không được tổ chức thánh lễ trực tiếp và cử hành các nghi thức quan trọng. Trên tinh thần thực hiện nghiêm Chỉ thị cách ly xã hội và yêu cầu của Tòa Tổng giám mục, các cha xứ khuyên người dân hạn chế đến nhà thờ, nên ở nhà theo đúng quy định của nhà nước./.
Thúy Mai
Lễ Phục sinh trực tuyến của đồng bào công giáo ở Quảng Ninh Lễ Phục sinh của đồng bào công giáo năm nay có những hoạt động phù hợp, thiết thực cùng cả xã hội chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Mọi năm vào thời điểm này, chị Nguyễn Thị Khánh Hòa, thành viên ca đoàn Giáo xứ Yên Trì, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh tất bật với những công việc chuẩn bị cho các...