Người Việt tại Đài Loan bình tĩnh trước sóng Covid-19
Thục Oanh cho biết đã đăng ký tiêm vaccine Covid-19 nhưng kế hoạch phải tạm hoãn vì Đài Loan đang ưu tiên cho ngành y tế.
“Báo chí Đài Loan đăng tải nhiều về vaccine một phần do yếu tố chính trị. Cá nhân Oanh cảm thấy Đài Loan đã làm rất tốt, do họ đã liên hệ mua vaccine từ năm ngoái, khi Đài Loan chưa có nhiều ca nội địa”, Thục Oanh, đang làm việc tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Cảnh Văn ở Đài Bắc, chia sẻ với VnExpress.
Đài Loan đang trải qua đợt bùng phát lây nhiễm Covid-19 nghiêm trọng nhất kể từ những ngày đầu đại dịch, dù từng được xem là hình mẫu chống dịch thành công của thế giới. Giới chuyên gia nhận định thiếu hụt vaccine Covid-19 là nguyên nhân khiến nhiều thành trì chống Covid-19 tại châu Á trong năm 2020, điển hình là Đài Loan.
Người dân Đài Loan vét sạch các kệ đựng hàng tại một siêu thị hôm 15/5. Ảnh: Reuters.
Giữa tháng 5, hòn đảo mới ghi nhận khoảng 1.500 ca nhiễm và 12 ca tử vong. Sau đó, các cụm lây nhiễm bắt đầu bùng phát mạnh. Đại học Johns Hopkins thống kê tổng ca nhiễm nCoV tại Đài Loan đã vượt 8.000 người và hơn 100 trường hợp tử vong. Tính đến cuối tháng 5, Đài Loan nhận khoảng 700.000 liều vaccine Covid-19. Trong 23 triệu dân trên hòn đảo, hơn 1% được tiêm vaccine.
Tuy nhiên, theo cảm nhận của Minh Thông, sinh viên năm 4 tại Đại học Minh Truyền ở Đài Bắc, người dân Đài Loan vẫn bình tĩnh ứng phó dịch bệnh. Thông rất ấn tượng với tinh thần tự giác của người dân địa phương. Ngay khi giới chức y tế nâng mức nguy hiểm tại Đài Bắc và Tân Đài Bắc lên cấp độ 3 với yêu cầu hạn chế ra đường, ngày hôm sau bạn “ra đường đã không còn thấy ai” dù sống ngay gần Sỹ Lâm, một trong những chợ đêm nổi tiếng nhất thành phố Đài Bắc. Việc khai báo y tế và thông tin dịch tễ các ca nhiễm đều được cơ quan chức năng tại Đài Loan số hóa thông qua mã QR và tận dụng Google Maps để hỗ trợ người dân tự phòng ngừa lây nhiễm.
Video đang HOT
Thông thấy cuộc sống không thay đổi quá nhiều, ngoài việc phải ở nhà nhiều hơn khi làm việc, học tập tại nhà. Điều đáng tiếc là lễ tốt nghiệp năm nay của Thông cùng hàng nghìn sinh viên tại Đài Bắc phải tổ chức trực tuyến, theo yêu cầu hạn chế tụ tập đông người.
Tuy nhiên, việc hạn chế ra đường khiến một số quán ăn không còn phục vụ tại chỗ nữa.
“Nhiều du học sinh không thể đi làm phục vụ và mất thu nhập. Với trường hợp những du học sinh đã xin được thực tập ở công ty, họ có thể làm việc tại nhà và không chịu ảnh hưởng quá nhiều”, bạn cho biết.
Thục Oanh cũng có cùng trải nghiệm về tình hình tại Đài Bắc. Chị cho biết hơn một năm qua vẫn đi làm bình thường. Chỉ gần đây Đài Loan mới bùng dịch Covid-19 với quy mô lớn nhưng Oanh không cảm thấy quá lo lắng vì công việc cho phép làm ở nhà, hạn chế rủi ro.
“CDC và thị trưởng họp báo mỗi ngày nên mình nắm được tình hình dịch rõ hơn, biết để phòng tránh tốt hơn”, Oanh nói.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Đài Bắc, Đài Loan hôm 21/5. Ảnh: AFP.
Trước diễn biến dịch, giới chức Đài Bắc đang đẩy mạnh đàm phán mua vaccine Covid-19 từ nước ngoài. Cuối tháng 5, Trần Thời Trung, lãnh đạo cơ quan y tế Đài Loan, tuyên bố 2 triệu liều vaccine sẽ được nhập khẩu trong tháng 6. Theo lộ trình, đến cuối tháng 8, hòn đảo sẽ nhận về 10 triệu liều để mở rộng chương trình tiêm ngừa Covid-19 cho toàn đân. Hòn đảo cũng dự kiến đưa vaccine sản xuất nội địa vào sử dụng trong năm nay sau quá trình thử nghiệm lâm sàng, giảm gánh nặng phụ thuộc vào nguồn cung hải ngoại.
Kiết Tường, 29 tuổi, đang làm kỹ sư điện tử ở thành phố Tân Trúc phía bắc Đài Loan, nói công ty vẫn yêu cầu anh làm việc trực tiếp ở công sở do đặc thù công việc. Nhân viên được chia địa điểm tách biệt để thực hiện giãn cách. Đài Loan vẫn khuyến cáo người dân nếu không có triệu chứng hay tiếp xúc với ca nhiễm thì không cần đi xét nghiệm. Điều này nhằm giảm áp lực lên hệ thống y tế. Thành phố nơi anh làm việc cũng không có quá nhiều ca nhiễm nên anh cảm thấy không cần lo lắng và chủ động đi xét nghiệm.
“Những ngày gần đây, báo đài cho biết đã có hai hoặc ba lô vaccine về Đài Loan nhưng đều dành cho những người tuyến đầu như bác sĩ, y tá, cảnh sát. Ưu tiên cho những vùng có dịch hoặc thành phố lớn như Đài Trung, Cao Hùng. Đến lượt mình, có lẽ mọi người trong các nhóm ưu tiên khác đã tiêm xong và độ miễn dịch cộng đồng cao rồi”, Kiết Tường nói.
Trong khi đó, Minh Thông quan sát thấy nhiều người Đài Loan cũng không quá nôn nóng vaccine Covid-19. “Nền y tế bên này tốt và dân cũng đủ hiểu biết vòng đời của nCoV có giới hạn. Nếu kháng thể trong người mình tốt thì mình có thể qua khỏi. Người trẻ chỉ chủ động phòng nhiễm chứ không lo lắng đến mức độ phải có vaccine bằng mọi cách”, Thông nói.
Hơn 300 bệnh nhân Covid-19 ở Đài Loan "biến mất" bí ẩn
Đài Loan lo ngại nguy cơ dịch lan rộng khó kiểm soát sau khi hơn 300 người mắc Covid-19 "mất tích".
Các nhân viên y tế của Đài Loan (Ảnh: Bloomberg).
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) , giới chức Đài Loan đang truy tìm hơn 300 bệnh nhân Covid-19 "mất tích". Người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan Chen Shih-chung hôm nay 26/5 cho biết, khoảng 146 người Đài Bắc và 164 người ở khu Đài Bắc mới đã mất tích sau khi được xác nhận mắc Covid-19.
Chính quyền thành phố Đài Bắc cho hay, những người này được xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện và được phép trở về nhà trong khi chờ kết quả. Tuy nhiên, bệnh viện không thể liên lạc với họ tại nơi cư trú vì số điện thoại và địa chỉ mà họ cung cấp là giả mạo. Chính quyền Đài Bắc mới cũng rơi vào tình trạng tương tự. Họ cho biết cảnh sát địa phương đang truy tìm những bệnh nhân Covid-19 mất tích.
Ông Chen nhấn mạnh, giới chức năng cần nhanh chóng tìm ra những người này để ngăn chặn dịch lây lan rộng trong cộng đồng.
Vụ việc xảy ra giữa lúc Đài Loan đang căng mình đối phó làn sóng Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Đài Loan hôm nay thông báo 635 ca mắc mới, trong đó 302 ca cộng đồng, 2 ca nhập cảnh cùng 331 ca thống kê sót của tuần trước. Đến nay, Đài Loan ghi nhận tổng cộng hơn 6.000 ca mắc, trong đó 46 trường hợp tử vong.
Giới chức y tế của hòn đảo cho rằng, đợt bùng phát dịch nghiêm trọng này chủ yếu do sự xuất hiện của các biến chủng mới dễ lây lan hơn, trong đó có biến chủng phát hiện lần đầu ở Ấn Độ hay còn gọi là B.1.617.
B.1.617 là một trong bốn biến chủng được WHO xếp vào danh sách "biến chủng đáng lo ngại" cùng với biến chủng từ Anh (B.1.1.7), biến chủng từ Nam Phi (B.1351) và biến chủng từ Brazil (P1). Đây là các biến chủng có khả năng lây lan hoặc độc lực cao hơn hoặc dễ kháng vắc xin hơn so với các chủng cũ.
Theo dữ liệu của WHO, đến nay, B.1.617 đã xuất hiện ở ít nhất 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, B.1.1.7 xuất hiện ở 149 quốc gia, vùng lãnh thổ, B.1351 ở khoảng 102 quốc gia và vùng lãnh thổ, P1 ở khoảng 59 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Sự xuất hiện của các biến chủng đáng lo ngại khiến số người mắc bệnh và tử vong vì Covid-19 toàn cầu tăng vọt kể từ cuối năm ngoái. Giới chuyên gia cảnh báo, nếu dịch tiếp tục lan rộng, virus càng biến chủng nhanh chóng và có thể xuất hiện những biến chủng nguy hiểm hơn.
Đại dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm 2019 và nhanh chóng trở thành đại dịch toàn cầu. Đến nay, đại dịch này phủ sóng gần như hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến gần 170 triệu người mắc bệnh, hơn 3,5 triệu người tử vong. Giới chuyên gia ước tính, số người mắc bệnh và tử vong thực tế có thể cao hơn nhiều so với thống kê. Các nước đang đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin trong bối cảnh các làn sóng Covid-19 sau nghiêm trọng hơn các làn sóng trước.
Đã có tổng cộng 54 người chết trong vụ tai nạn tàu hỏa ở Đài Loan Số người thiệt mạng trong vụ tai nạn đường sắt ở Hoa Liên tiếp tục tăng lên do có nhiều người trong tình trạng nguy kịch; hiện Trung Quốc đại lục và Nhật Bản đã đề nghị giúp đỡ khắc phục hậu quả. Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 2/4, đài truyền hình TVBS cho biết,...