Người Việt sợ thịt, cá, rau của… nông dân Việt?
Tồn dư kháng sinh, chất bảo quản… trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi còn ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng.
Không phải bây giờ người Việt Nam mới sống trong tâm trạng “ăn gì, uống gì cũng sợ”. Từ lâu rồi, đi chợ là cả một sự nhọc nhằn với các bà nội trợ. Mua gì cho người thân trong gia đình ăn để vừa bổ dưỡng, vừa đảm bảo sức khỏe là cả một bài toán khó. Mua đồ về nhà, sơ chế đủ kiểu từ ngâm nước muối, sục máy ozon, luộc bỏ nước… nhưng đến lúc bày lên bàn ăn vẫn thấy không an tâm.
Sự sợ hãi, lo lắng của người tiêu dùng là có cơ sở và kéo dài nhiều năm nay với cấp độ ngày một tăng. Vì sao lại như vậy, vì những gì “mắt thấy, tai nghe” và cả vì sự “bất lực” trong quản lý. Trong “Hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì mới đây, đại diện các Bộ ngành và địa phương thừa nhận, việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa được ngăn chặn; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; kháng sinh, chất bảo quản trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi còn ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng; uy tín của doanh nghiệp, của hàng nông sản, thủy sản Việt Nam bị ảnh hưởng.
Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng nông – lâm sản và thủy sản, trong 9 tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp đã xử phạt gần 1.200 trường hợp vi phạm, tổng số tiền gần 22 tỉ đồng. Trong đó, đáng chú ý đã phát hiện và tiêu hủy 20 kg chất bột màu trắng không nhãn mác, nghi ngờ là thuốc tăng trọng Salbutamol và 13,3 kg hóa chất vàng ô trộn trong thức ăn chăn nuôi để tạo màu vàng cho gà. Ai cũng biết đây chỉ là con số rất nhỏ trong “biển” hóa chất đang lưu hành ở Việt Nam.
Người tiêu dùng có quyền lớn nhất là “tẩy chay hàng hóa” . Thế nhưng trong bối cảnh “chỉ tin vào những gì do chính mình làm ra” thì cái quyền tối thượng của người tiêu dùng cũng trở thành vô nghĩa. Không mua, không ăn thì chết đói. Chết đói thì nhanh hơn là chết bệnh. Vậy là biết ăn vào có thể sẽ sinh bệnh nhưng vẫn phải ăn để tồn tại.
Video đang HOT
Vào TPP rồi ai cũng lấy làm vui mừng. Nhưng nụ cười tươi đang “tắt dần” khi nghĩ về thực tế sản xuất, kinh doanh hiện nay. Bên cạnh việc cắt giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh với cả ba ngành hàng chủ lực thủy sản – trồng trọt – và chăn nuôi. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. Bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước có được xóa bỏ nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao bì… của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí là còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan.
Khi hàng hóa không xuất khẩu được sẽ bán đi đâu? Lại bán cho người tiêu dùng trong nước là đương nhiên. Thế nhưng, với tâm lý “sợ” hàng nông sản Việt thì mấy ai dám mua những loại hàng hóa này? Nếu không “xốc” lại cách quản lý, làm ăn thì muôn đời chúng ta không thoát khỏi vòng luẩn quẩn.
Trở lại với câu chuyện ăn uống an toàn, bắt đầu vào tháng cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm, người ta thường nói đùa với nhau là tháng thấp điểm tình hình còn tệ hại hơn. Người dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa quanh năm chứ không phải chỉ tập trung vào vài tháng. Cho nên, vì sức khỏe con người, lúc nào an toàn vệ sinh thực phẩm cũng phải là “cao điểm”.
Mục tiêu của đợt cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông nghiệp kéo dài từ nay đến hết tháng 2 năm 2016 là giải quyết tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là nhóm chất tạo nạc Salbutamol và chất Vàng Ô (thường sử dụng làm ve tường trong xây dựng); hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả và tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thuỷ sản.
Niềm tin của người tiêu dùng trong nước đối với chính sản phẩm nông nghiệp “made in Vietnam” đã bị “rơi rụng”. Các DN trong nước vẫn kêu ca rằng không có thị phần, bị các sản phẩm nhập ngoại lấn lướt… Nhưng với cách làm ăn hiện nay, vì lợi nhuận đặt lên trên cả sức khỏe, tính mạng con người thì niềm tin chỉ có vơi đi, mất đi chứ không trông mong lấy lại được./.
Vũ Hạnh
Theo_VOV
Giật mình kết quả xét nghiệm hóa chất trong rau ở chợ
Kết quả khảo sát tại nhiều chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội cho thấy nhiều mẫu rau có tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao, vượt ngưỡng cho phép.
Ông Lâm Quốc Hùng - Trường phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm - Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, 40/120 mẫu rau được lấy tại một số chợ ở Hà Nội có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, khảo sát tại nhiều chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội cho thấy nhiều mẫu rau có tỷ lệ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao, vượt ngưỡng cho phép khoảng 10%.
Chuyên gia khuyến cáo, nếu phát hiện rau có màu sắc, mùi vị lạ thì tuyệt đối không dùng
Cụ thể: Trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12.2014, cơ quan này đã lấy nhiều mẫu rau tại 150 quầy kinh doanh ở chợ Dịch Vọng Hậu, Minh Khai, La Khê, Long Biên, Đền Lừ, chợ đêm Hợp tác xã Văn Quán.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, 13/120 mẫu xét nghiệm định lượng xác định có tồn dư hóa chất Carbofuran (thuốc sâu hữu cơ, độc với con người) vượt giới hạn cho phép (chiếm 10,83%); 12/120 mẫu (10%) có tồn dư hóa chất Cypermethrin (thuốc trừ sâu diệt ruồi, muỗi, kiến gián, có hại với sức khỏe con người); Có 9/120 mẫu rau tồn dư cùng lúc cả hai loại hóa chất trên (chiếm 7,5%).
Cũng theo ông Lâm Quốc Hùng, trong số 40 mẫu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, có 14/40 là rau muống; 21/40 là rau ngót và 5/40 mẫu rau mồng tơi. Trong số 40 mẫu rau có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có 38 mẫu là rau sản xuất tại Hà Nội, 2 mẫu sản xuất tại tỉnh khác.
Đại diện Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, rau đã qua sơ chế như ngâm, rửa dưới vòi nước sạch hay khi nấu chín, ảnh hưởng của tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hầu như không còn. Tuy nhiên, người dân khi dùng rau không nên có tâm lý đã là rau sạch có thể sử dụng luôn mà không qua sơ chế ngâm rửa.
"Nếu phát hiện rau có màu sắc, mùi vị lạ thì tuyệt đối không được dùng làm thức ăn cho người hoặc gia súc", ông Hùng nói.
Trong khi đó, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thuốc bảo vệ thực vật có thể gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, ở mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn tới liệt, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
Trước công bố giật mình về kết quả xét nghiệm hóa chất trong rau bán ở chợ, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, ông Nguyễn Thanh Phong khuyến cáo, người tiêu dùng nên mua các loại rau ăn củ, thân lá, hoa, quả có chất lượng, hình thức đúng như đặc tính; Người dân nên sử dụng rau phù hợp mùa, hạn chế ăn rau, củ trái mùa; chọn rau tươi không dập nát, không có mùi lạ, và nên mua tại các cửa hàng rau an toàn, các cơ sở cung cấp rau theo hợp đồng hoặc các nơi bán rau cố định có cam kết bảo đảm an toàn tại cửa hàng có kiểm tra của các cơ quan chức năng cấp chứng nhận rau sạch an toàn.
Theo_Dân việt
Nhiều mẫu rau xanh ở chợ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật Kết quả khảo sát tại một số chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội cho thấy, nhiều mẫu rau có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Đó là thông tin được TS Lâm Quốc Hùng - Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế) trao đổi với phóng...