Người Việt sẽ cao thêm 3,5 cm vào năm 2030
Mục tiêu quan trọng của Đề án “Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030″ là nâng chiều cao trung bình thêm 2,5 – 3,5cm.
Tối 19/12, tại Hà Nội diễn ra Lễ phát động Toàn dân chung tay nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam do Ban điều phối đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 tổ chức.
Chương trình nhằm tuyên truyền rộng rãi về ý nghĩa của Đề án “Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030″ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/4/2011.
Với mức kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng, mục tiêu lớn nhất của Đề án là nâng chiều cao của người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ từ nay đến năm 2030 cao hơn từ 2,5-3,5cm. Theo đó, vào năm 2030, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam có thể đạt 1,68cm hoặc 1,69cm và 1,55cm đối với nữ.
Đến năm 2030, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam có thể đạt 1,68cm hoặc 1,69cm và 1,55cm đối với nữ
Đề án tổng thể về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 bao gồm 4 chương trình thành phần.
Chương trình 1, nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam. Nội dung chủ yếu bao gồm: khảo sát, thống kê các chỉ số sinh học và tổng hợp các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá thể lực, tầm vóc người Việt Nam.
Video đang HOT
Khảo sát thống kê số liệu về yếu tố di truyền và môi trường chi phối chiều cao đứng; điều tra tổng hợp và xác định tần số bệnh tật gây bất thường về tầm vóc thân thể, thể lực; đề xuất một số biện pháp can thiệp.
Chương trình tiếp theo là chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan. Nội dung chủ yếu gồm tiếp tục chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi; Nghiên cứu đề xuất chuẩn thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phù hợp với các đối tượng của Đề án.
Thí điểm hướng dẫn và thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; xây dựng và triển khai chương trình sữa học đường đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học…
Tiếp theo là chương trình tiếp theo là phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi. Nội dung gồm: Chuẩn hóa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất đối với các trường thí điểm; tận dụng các công trình thể dục thể thao trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất trong trường học (chính khóa và ngoại khóa)…
Chương trình cuối cùng là Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030.
Đối tượng áp dụng của các chương trình trên là các bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi.
Theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng, kinh phí thực hiện Đề án gồm các nguồn: Kinh phí ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương), kinh phí từ nguồn xã hội hóa, huy động các nguồn ODA, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các nguồn thu từ đặt cược thể thao.
Theo D. Tùng (Dân Việt)
6 bước đơn giản để tăng chiều cao cho trẻ
Bô me nao cung muôn con minh lơn lên la 1 chang trai cao lơn, hay môt cô gai duyên dang vơi đôi chân dai. Với 6 "bí kíp" đơn gian sau đây sẽ giúp cho con bạn cải thiện được chiều cao.
Rất nhiều bố mẹ mong muốn con mình lớn lên cao lớn và có đôi chân dài. Ảnh minh họa
Chiều cao không chỉ phụ thuộc vào dinh dưỡng mà của bé còn phụ thuộc các yếu tố như di truyền, vận động, môi trường sống...
Về nguyên tắc, chiều cao sẽ phát triển tối đa khi có một thể trạng khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tích cực rèn luyện thể thao để tiềm năng chiều cao được phát huy đầy đủ. Ngoài yếu tố di truyền là không thể lựa chọn được, các yếu tố về dinh dưỡng và vận động - cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động để giúp bé thêm cao.
Dưới đây là một số mẹo để mẹ nuôi con thật cao:
- Đảm bảo rằng chế độ ăn uống của con thật giàu protein và canxi: Chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Protein sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất hormone tăng trưởng. Với các bé 4 đến 8 tuổi nên được tiêu thụ 19 gram protein mỗi ngày, còn bé từ 9 đến13 tuổi thì cần tới 34gram.
Nếu trẻ ăn không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là chậm phát triển chiều cao.
Rau xanh, trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất tốt, góp phần giúp bộ xương cứng cáp hơn. Trong khi đó, sữa, pho mát và sữa chua lại cực giàu canxi giúp xương phát triển và chắc khỏe. Mẹ hãy đảm bảo để bé được ăn những thực phẩm tuyệt vời đó mỗi ngày, thay vì những món ăn vặt như bim bim, khoai tây chiên hay đồ rán nướng nhiều dầu mỡ,... vì chúng chẳng tốt cho bé chút nào.
- Đảm bảo con được ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sâu cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để trẻ có điều kiện phát triển chiều cao của mình. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: 90% sự phát triển xương xảy ra vào ban đêm. Vì thế, mẹ cần chắc rằng bé được ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày, và 1 nửa thời gian đó trẻ cần được ngủ sâu, yên tĩnh mà không gặp bất cứ sự xáo trộn nào. Ngoài ra, cần chắc rằng bé có thể tự do di chuyển chân tay của mình khi ngủ.
- Khuyến khích bé tập thể dục, thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Những hoạt động này giúp tăng cường sự sản sinh các hoóc-mon tăng trưởng trong cơ thể bé, giúp con được phát triển chiều cao tối đa. Có những môn thể thao giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường chiều cao của trẻ như: bơi lội, bóng rổ, lên xà đơn,... Mẹ cũng có thể "đầu tư" hơn bằng cách cho con tham gia những bài tập luyện riêng dành cho cột sống với sự hướng dẫn của các chuyên gia.
- Sức mạnh của ý nghĩ: Hãy nói với bé rằng con đang cao lên mỗi ngày. Điều này có tác dụng với rất nhiều em bé đấy!
- Tránh các bài tập nâng trọng lượng: Trọng lượng có thể gây áp lực lớn lên cột sống của con, khiến các đốt xương trong khu vực này bị dồn lại. Điều này có thể gây ra việc đóng các epiphysis (khu vực tăng trưởng của xương) khiến bé khó tăng được chiều cao một cách tối đa. Mẹ cần tuyệt đối tránh cho bé tập các môn như nâng tạ hay để bé bê, vác những vật nặng.
- Tránh tư thế gù: Không được ngồi hoặc đi bộ với một tư thế gù, vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới chiều cao của bé.
Trên đây là những cách rất đơn giản để bé phát triển chiều cao vượt trội. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là trong khi giúp bé tăng trưởng chiều cao, mẹ hãy đảm bảo rằng con luôn tự tin và hạnh phúc.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Thực phẩm 'độc quyền' nuôi con chân dài Muốn con cao lớn, mẹ đừng bỏ quên các loại thực phẩm này! Nuôi con chân dài, cao lớn là mong mỏi của bất kì ông bố bà mẹ. Mẹ cần biết rằng chiều cao của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau như gen di truyền, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật và...