Người Việt sai lầm từ lúc lên mạng
Ngôi sao hành động huyền thoại Charles Heston (giải Oscar Nam diễn viên chính 1959) từng nói thế này: “Trên đời không có cái gì là súng tốt và súng xấu. Bất kỳ khẩu súng nào trong tay người xấu cũng là thứ xấu. Bất kỳ khẩu súng nào trong tay một người chừng mực, cũng là vật vô hại”.
Khi thực hiện chuyên đề “Người Việt @ xấu xí”, nhóm thực hiện của Đẹp Online có chung một băn khoăn: mình là ai mà đủ tư cách nói về những thói xấu của cư dân mạng?
Nhưng chúng tôi cũng chính là những cư dân mạng. Chúng tôi nói về chính mình, về những thói xấu của chính mình theo hướng nhìn thẳng, tích cực, xây dựng và có giải pháp.
Năm 2002, Ủy ban châu Âu (EC) bắt đầu tổ chức một ngày mang tên Safer Internet Day (Ngày vì một Internet an toàn), rơi vào ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng Hai, nghĩa là năm nay nó sẽ là ngày 11/2.
Mang tên là “An toàn”, nhưng ngày này không phải để củng cố an ninh mạng, mà là để khuyến khích một môi trường Internet lành mạnh hơn. Năm nay, chủ đề của ngày này là “Hãy cùng tạo ra một Internet tốt đẹp hơn”. Tại Mỹ, dưới sự hỗ trợ của EC, người ta đang kêu gọi một chương trình “Sáng kiến nhỏ” (One good thing) – mỗi người viết 50 chữ về một ích lợi nào đó của Internet.
Có một điều cần khẳng định luôn, là việc tồn tại một ngày khuyến khích sự tốt đẹp, bản thân nó đã nói lên tính hai mặt của Internet, rằng môi trường này có cả xấu và tốt. Nó giống những khẩu súng mà Charles Heston đã cầm trong đời: tốt hay xấu, tùy vào việc khi đó người diễn viên đang thủ vai gì.
Trong một môi trường tuyệt đối tự do như Internet, thì biết cái gì xấu và cái gì tốt để click chuột là một kỹ năng quan trọng. Bởi thế người ta mới tổ chức cái ngày kia. Và câu hỏi đặt ra hôm nay là liệu giới trẻ Việt Nam và cư dân Việt Nam nói chung đã làm chủ được những kỹ năng này hay chưa?
Cuộc điều tra lớn nhất về “công dân mạng” Việt Nam được thực hiện năm 2011 ở 12 thành phố lớn nhất đất nước chỉ ra rằng 21% sử dụng Internet hàng ngày để học tập, làm việc. Hai mươi mốt phần trăm. Còn lại? Bạn là người Việt và bạn có thể dễ dàng trả lời: đọc báo mạng và vào Facebook chiếm phần lớn thời gian.
Nếu bây giờ thực hiện một chiến dịch One Good Thing ở nước ta, thì có thể nhiều người sẽ bí. Bạn hãy thử gạch vài gạch đầu dòng. Nếu như phần lớn thời gian là để lướt Facebook và đọc báo, thì ngoại trừ việc giữ liên lạc với bạn bè (liên lạc thôi, còn nồng ấm và thực chất hay không còn tùy), những lợi ích nếu có của Internet đều là tiếp nhận bị động.
Báo chí viết gì thì bạn đọc nấy; bạn bè chia sẻ lên Facebook thứ gì thì bạn đọc nấy; rốt cục thì nói như triết gia người Anh Chares Churchill, ta sẽ có “một cái hộp sọ rỗng tiếp nhận vô cảm đủ các loại kiến thức hổ lốn”. Sách thì sao; các bài viết có hàm lượng tri thức cao được chia sẻ miễn phí thì sao; nghệ thuật, loại không phải điện ảnh và âm nhạc bình dân thì sao? Internet nói chung thì sao, tội nghiệp Internet!
Facebook có phải nơi làm đầy cái hộp sọ rỗng không, và quan trọng hơn, báo mạng nước ta đáng gửi gắm chừng nào?
Nhưng để thực hiện một chiến dịch One Bad Thing, mỗi người Việt nêu ra một tác hại của Internet thì chắc là tưng bừng. Rảnh rỗi sinh nông nổi mà. Đơn cử, người ta lướt đi lướt lại, bấm like dạo chán, không còn biết làm gì thì phải comment, cái nhu cầu thể hiện bản thân lúc nào chẳng có, nhưng bởi vì trong hộp sọ thì toàn bộ là báo mạng và Facebook, thỉnh thoảng thêm một tý Google, nên kiến thức cũng chỉ đủ để tạo thành những cuộc cãi lộn.
Khẩu súng ở đây không hẳn nằm trong tay người xấu, mà nằm trong tay những người một tý kiến thức về súng cũng không muốn tìm hiểu, nhưng luôn có nhu cầu bóp cò vì sự sĩ diện. Hệ quả của việc ấy, kể cả ngày không hết.
Rất nhiều người Việt sai lầm kể từ lúc bật máy tính: Internet không phải là báo mạng và Facebook. Đó chỉ là nơi để tạo ra và phô trương những cái hộp sọ rỗng.
Video đang HOT
Để tái bút, tất nhiên game online lại càng không có ích cho hộp sọ. Hẳn không nhiều người biết rằng vụ cậu thiếu niên giết bà lão 81 tuổi lấy một trăm nghìn chơi game năm 2007 ở nước ta trở thành một ví dụ tiêu biểu trên toàn cầu về nạn nghiện Internet.
Theo Tapchidep
Giờ phút sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát
Ngay sau khi bị trúng đạn vào 12h30 trưa ngày 22/11/1963, Tổng thống Mỹ Kennedy được đưa tới bệnh viện ở thành phố Dallas. Nhưng khoảng 1 tiếng sau, Nhà Trắng thông báo ông đã không qua khỏi. Cả nước Mỹ bàng hoàng.
Ngay sau khi Tổng thống Kennedy được đưa vào phòng cấp cứu, Dearie Cabell, vợ của thị trưởng Dallas Earle Cabell đợi ở trên xe Tổng thống bên ngoài bệnh viện Parkland. Người ta đã nghe thấy chồng bà nói: "Điều đó đã không xảy ra, không xảy ra".
Tin tức Tổng thống Kennedy bị bắn ở Dallas đã khiến các thành viên nội các của ông choáng váng. Một số người khi đó đã lên một chiếc Boeing 707 để dự một hội nghị thương mại ở Tokyo. Họ nhanh chóng quay trở về. "Chúng tôi đã nghĩ đây là âm mưu của người Nga", phó cố vấn Nhà Trắng Myer Feldman khi đó cho hay.
Huyết thanh được mang tới phòng cấp cứu ở Parkland. Mặc dù một số người cố hi vọng Tổng thống sẽ sống, nhưng tin tức bên trong bệnh viện vô cùng u ám. "Chỉ trong vòng vài phút, tình trạng của Tổng thống đã được thấy rõ là không còn hi vọng", bác sỹ Charles R. Baxter, giám đốc phòng cấp cứu của Parkland cho hay.
Sau 12h36, đám đông tụ tập bên ngoài bệnh viện Parkland ngày càng nhiều. Bên trong, đệ nhất phu nhân Kennedy đang đợi mục sư tới làm lễ cho chồng bà.
Hurchel Jacks, lái xe của Phó Tổng thống Lyndon Johnson, cùng những người khác lắng nghe tin tức từ radio của xe ở bên ngoài lối vào phòng cấp cứu bệnh viện Parkland. Sau khi nghe thấy tiếng súng, Jacks đã nhanh chóng lái xe của Phó tổng thống tới nơi an toàn.
Trước 1h chiều, bác sỹ Tom Shires cùng với giám đốc quan hệ công chúng của bệnh viện Parkland Steve Landregan thông báo tình trạng vết thương của Tổng thống Kennedy cho báo chí. 4 bác sỹ đã nỗ lực cứu Tổng thống trong phòng cấp cứu.
Khoảng 1h30 chiều, người phát ngôn Nhà Trắng Malcolm Kilduff thông báo với các phóng viên Tổng thống Kennedy đã qua đời. Trước đó nửa tiếng, các bác sỹ đã thông báo thông tin này nhưng Kilduff trì hoãn để đợi cho Phó Tổng thống Lyndon Johnson lên chuyên cơ của tổng thống, chiếc Không lực 1, an toàn.
Xác nhận đầy đau buồn của người dẫn tin tức trên đài CBS Walter Cronkite về cái chết của Kennedy khi đó đã trở thành hình ảnh không thể nào quên.
Bên ngoài bệnh viện Parkland, buồn đau bao trùm. Vào 2h08, thi thể của Tổng thống Kennedy đã được đưa ra khỏi bệnh viện và hướng tới chiếc Không lực 1 để trở về Washington.
Sau 1h30 chiều, cảnh sát Dallas phản ứng trước vụ giết hại sỹ quan J.D. Tippit tại góc phố Thứ 10 và Patton ở Oak Cliff. Nhiều cảnh sát ở thư viện được thông báo về vụ bắn Tippit vào 1h16. Họ bắt đầu tìm kiếm nghi phạm.
Vào 1h50 chiều, cảnh sát Dallas bắt Lee Harvey Oswald (giữa, phía sau) tại nhà hát Texas. Người bán xe cũ Ted Callaway cho biết đã nhìn thấy Oswald chạy ra khỏi nơi sỹ quan J.D. Tippit bị bắn.
Cảnh sát Dallas tìm thấy Lee Harvey Oswald tại nhà hát Texas. Một nhân viên ở nhà hát cho biết Oswald đã vào nhà hát mà không trả tiền vé. Trước đó, cũng trong ngày 22/11, Oswald làm việc tại thư viện sách Texas School Book Depository. Sau đó anh ta trở về nhà lấy một khẩu súng lục trước vụ bắn J.D. Tippit.
Sau khi bị bắt, Lee Harvey Oswald bị thẩm vấn về cái chết của Tổng thống Kennedy và sỹ quan J.D. Tippit. Oswald nhanh chóng bị buộc tội là thủ phạm duy nhất ám sát Tổng thống Kennedy. Tuy nhiên, 2 ngày sau đó, trước khi phiên tòa xét xử Oswald bắt đầu, Jack Ruby, người điều hành một hộp đêm ở Dallas và được cho là có dính líu tới mafia, đã bắn chết Oswald.
Sau 2h chiều, Jacqueline Kennedy rời bệnh viện Parkland cùng với thi hài của chồng. Bà ngồi ghế sau cùng chiếc quant tài. "Tôi đã có cảm giác rằng nếu ai đó kéo cò trước mặt bà, bà cũng sẽ không chớp mắt", sỹ quan cảnh sát Dallas James Jennings, người giúp đưa quan tài của Tổng thống lên xe tang cho hay.
Vào khoảng 2h15, thi hài Tổng thống Kennedy rời Love Field và được đưa lên chiếc Không lực 1, chuyên cơ của Tổng thống Mỹ. Phó Tổng thống Lyndon Johnson cho biết ông sẽ không về Washington cho đến khi nào thi thể của Tổng thống và đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy cùng lên máy bay.
Vào khoảng 2h15, quan tài của Tổng thống Kennedy được đưa lên Không lực 1. 4 ghế và một vách ngăn đã được dọn để lấy chỗ đặt quan tài.
Vào 2h38, Lyndon Johnson, với Jacqueline Kennedy ở bên, tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Tuyên thệ do thẩm phán Sarah Hughes chủ trì trên Không lực 1. Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Robert F. Kennedy nói với Johnson rằng ông sẽ phải tuyên thệ trước khi trở về Washington.
Tổng thống Lyndon Johnson cùng vợ Lady Bird (trái) an ủi Jacqueline Kennedy ngay sau khi ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống xong. Bộ váy hồng của bà Kennedy vẫn còn dính máu của chồng bà. "Tôi muốn chúng thấy những gì chúng đã làm với Jack", bà nói với Lady Bird Johnson.
Khoảng 2h50 chiều, Không lực 1 rời Love Field trở về Washington. Trong khi bay, Tổng thống Lyndon Johnson và đệ nhất phu nhân Lady Bird Johnson đã gọi điện chia buồn với mẹ của Tổng thống Kennedy.
Sau vụ ám sát, Bill Newman kể lại những gì anh thấy gần Dealey Plaza, nơi Tổng thống bị Kennedy bị bắn. Newman và gia đình đã lái xe tới Love Field để mong thấy được Tổng thống Kennedy. Sau đó họ vào trung tâm thành phố để xem xe của Tổng thống đi qua thư viện sách Texas School Book Depository.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Abraham Zapruder (phải) kể lại những gì ông chứng kiến và quay phim được trong vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Hình ảnh từ đoạn phim sau đó được sử dụng trên tạp chí Life và ủy ban điều tra.
Vào khoảng 5h chiều, Jacqueline Kennedy chứng kiến chiếc quan tài của chồng được đưa lên xe cứu thương ở căn cứ không quân Andrews, gần Washington. Thi thể của ông được đưa tới bệnh viện hải quân Bethesda để khám nghiệm.
Lyndon Johnson, tân Tổng thống Mỹ khi đó, phát biểu tại căn cứ quân sự Andrew vào tối ngày 22/11. Bà Johnson ở bên cạnh ông. Hai ông bà đã bay từ Dallas về Washington trên chiếc Không lực 1 chở thi hài Tổng thống Kennedy.
Theo Dantri
Hoàng tử George bụ bẫm, đáng yêu trong lễ rửa tội Hoàng gia Anh đã làm lễ rửa tội cho Hoàng tử George, vị vua tương lai 3 tháng tuổi là con đầu lòng của Hoàng tử William và Công nương Catherine, trong một buổi lễ riêng tư tại cung điện St James's ở thủ đô London. Hoàng tử William và Công nương Catherine bế con trai tới lễ rửa tội hôm qua 23/10....