Người Việt rất hay dùng sai từ Tiếng Anh này, 90% từng dùng rồi nhưng lại không biết nghĩa thảm họa cỡ nào
Dùng Tiếng Anh bao nhiêu lâu và đây là sự thật thú vị dành cho bạn!
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong cuộc sống, không chỉ trong giao tiếp mà còn trên mạng xã hội. Việc người trẻ chiêm Tiếng Anh hay vay mượn một số từ nước ngoài đã không còn là điều xa lạ. Kiểu giao tiếp này giúp ích khá nhiều, đặc biệt khi có nhiều từ chuyên ngành khi đi làm khó thể dịch nghĩa sang Tiếng Việt được.
Song bạn có biết rằng, có một kiểu chêm Tiếng Anh dịch ra nghĩa khá kì cục hay không? Mới đây trên trang cá nhân của Hài Tếu Sài Gòn, anh chàng Trần Phương Nam đã chia sẻ về một kiểu Tiếng Anh mà nhiều người Việt thường dùng sai.
Có một kiểu dùng Tiếng Anh khi dịch ra nghĩa rất buồn cười (Nguồn: Hài Tếu Sài Gòn)
Đó là kiểu chêm nửa Việt – nửa Anh nhưng khi dịch ra nghĩa lại bị trùng từ. Anh chàng nêu quan điểm:
“Mọi người biết từ “bò bít tết không?”. Bít tết đó là beef steak. Beef là bò, steak là miếng. Chúng ta lại gọi là “bò beef steak” tức Bò Bò miếng?
Cả từ “fan” nữa. Fan nghĩa là “người hâm mộ”. Nhưng nhiều người lại dùng fan hâm mộ tức là Người hâm mộ hâm mộ. Là sao?”
Anh chàng cũng chỉ ra khá nhiều người hiểu sai VIP (hay V.I.P) là viết tắt của “Very Important People” (nghĩa đen: Người rất quan trọng, nhân vật quan trọng). Song thực tế đây lại là viết tắt của: “Very Important Person”.
Bò beef steak = Bò Bò miếng (Ảnh minh họa)
Thực tế là kiểu chêm nửa Việt – nửa Anh này khá phổ biến ngoài đời sống. Còn có rất nhiều từ quen thuộc cũng mang nghĩa như vậy. Ví dụ như:
- Top đầu => Đứng đầu đầu
- Hello xin chào => Xin chào xin chào
- Tour du lịch => Chuyến du lịch du lịch
- Thank you bạn => Cảm ơn bạn bạn
Dù nhiều từ dịch ra nghĩa khá kì cục nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này đâu. Đôi khi chúng ta quen miệng vẫn thường nói kiểu này, và trong văn giao tiếp thì vẫn có thể dùng vô tư vì người đối diện hiểu là được! Cũng giống như cách nói lóng vậy, nhiều khi không đúng ngữ pháp cho lắm nhưng vì được dùng quen miệng nên lâu dần vẫn chấp nhận trong văn Tiếng Việt thôi.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về hiện tượng chiêm nửa Anh – nửa Việt này?
Hầu hết người Việt đều dùng sai từ nửa Anh - nửa Việt này, dịch ra nghĩa mới thấy kinh hoàng cỡ nào!
Do quen miệng, chúng ta đã nói sai từ này mà không để ý đến nghĩa của nó.
Trong xã hội hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng bậc nhất. Việc người trẻ nói trôi chảy Tiếng Anh không khác gì người bản địa cũng không phải chuyện hiếm. Song việc sử dụng Tiếng Anh bồi hay cách nói khác "nửa Việt nửa Tây" luôn gây tranh cãi và có phản ứng trái chiều.
Thông thường chúng ta chỉ chêm Tiếng Anh khi không biết từ Tiếng Việt đó là gì hoặc khi dịch sang Tiếng Việt, không có từ nào đủ thoát ý nên vẫn để nguyên bản dịch gốc của nước ngoài.
Nói vui vui vậy song bạn có biết, một số câu chêm Tiếng Anh rất hay dùng, nhưng khi dịch nghĩa từng từ lại rất buồn cười hay không? Điều này được TikToker Minh Minh Minh sở hữu 221.000 follow chia sẻ quan điểm trên trang cá nhân.
Những trường hợp dịch nghĩa siêu vô lý khi dùng chêm Tiếng Anh (Nguồn: Minh Minh Minh)
Cụ thể, anh chàng đã chỉ ra một số từ Tiếng Anh chêm có nghĩa dịch bị lặp lại ý của từ:
- Top đầu (Top mang nghĩa "đứng đầu") => Dịch: Đứng đầu đầu
- Test thử (Test mang nghĩa "thử") => Dịch: Thử thử
- Tour du lịch (Tour mang nghĩa "chuyến du lịch") => Dịch: Chuyến du lịch du lịch
- Thank you bạn (Thank you mang nghĩa "cảm ơn bạn") => Dịch: Cảm ơn bạn bạn
- Hello xin chào (Hello mang nghĩa "xin chào") => Dịch: Xin chào xin chào
Ngoài ra dân tình cũng chỉ ra thêm một vài từ nửa Anh - nửa Việt vô lý như vậy:
- Bò beefsteak (beefsteak: thịt bò miếng) => Dịch: Bò thịt bò miếng
- Fan hâm mộ (Fan: người hâm mộ) => Dịch: Người hâm mộ hâm mộ
Đã hello thì đừng nói xin chào nữa...
Thêm một sự thật thú vị nữa là ngay trong Tiếng Việt của chúng ta cũng có loại từ đặc biệt như thế. Đó là các từ Hán Việt như sau:
Cây cổ thụ (cổ thụ = cây cổ) => Dịch: Cây cây cổ
Gió Tín phong (Tín phong = gió Tín) => Dịch: Gió gió Tín
Thế mới thấy đào sâu nghiên cứu ngôn ngữ sẽ thú vị cỡ nào. Dù có dùng sai nghĩa đi chăng nữa, chúng ta vẫn thích đọc chúng bởi... quen miệng rồi. Thực tế thì việc lặp lại cũng giúp nhấn mạnh nghĩa của từ đúng hơn, nên dù bạn có nói chêm Tiếng Anh sai đi chăng nữa cũng chẳng có gì phải xấu hổ cả đâu!
Ảnh: Sưu tầm
Dịch câu "Vắng mợ, chợ vẫn đông" sang Tiếng Anh, tưởng sai bét nhè nhưng đọc lên mới thấy: Đỉnh cao Vietlish! Đây chính là pha dịch thuật kinh điển nhất năm! Dịch thuật Anh - Việt/ Việt - Anh, hoặc bất cứ ngôn ngữ nào đều không phải chuyện đơn giản. Để chuyển ngữ thành công, bạn không những phải giỏi ngoại ngữ mà còn cần nắm vững tiếng mẹ đẻ, có khối lượng từ vựng, kiến thức văn hoá, đời sống đa dạng....