Người Việt ở Ý: Tin vào những ‘thiên thần áo trắng’ trong cuộc chiến chống Covid-19
Từ Rome, tôi trích dẫn lại thông tin bao người Việt sống ở Ý muốn cộng đồng hiểu về hệ thống y tế Ý đang oằn mình dưới cơn sóng thần Covid-19. Những người ở Ý vẫn đang đặt niềm tin vào các thiên thần áo trắng.
Các y bác sĩ Ý với thông điệp “Chúng tôi ở bệnh viện, còn bạn hãy ở nhà” – Ảnh chụp màn hình
Ở Ý, tính đến sáng 17.3, số người mắc Covid-19 lên đến 27.980, số người chết đến 2.158. Một cơn bão khác, phủ mây và tạo sức ép khác lên nền y tế chính là vô vàn hoang mang, nghi ngờ, đánh giá nền y tế Ý yếu kém nên để chết nhiều, kể cả kém nhân đạo, người già và người bệnh nặng sẽ bị bỏ mặc.
Chúng tôi đang ở đây, khắp 20 tỉnh của nước Ý. Vậy hãy nghe chúng tôi kể để hiểu hệ thống y tế ở Ý thế nào.
Niềm tin ở những thiên thần áo trắng
Lời cảm ơn nhân viên y tế Ý trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đăng trên mạng xã hội – Ảnh chụp màn hình
Nếu tìm kiếm (bằng tiếng Anh hay Ý), Google sẽ cho ngay kết quả như kết luận trên. Ý cung cấp bao phủ y tế toàn dân (universal health care) dựa trên bảo hiểm y tế bắt buộc, rất ít chi phí – hầu như miễn phí.
Trên thế giới chỉ có 32 nước có chế độ đó. Điều này tùy thuộc cả về trình độ kinh tế lẫn quyết sách. Mỹ là nước giàu, nhưng không áp dụng.
Ý có hạ tầng cơ sở và đội ngũ nhân viên y tế hùng hậu để đảm bảo chế độ thiên đường này. Cái thiếu khi bệnh nhân tăng mạnh không phải giường bệnh phòng ốc chung chung. Mà đang thiếu các giường bệnh cho bệnh nhân chăm sóc đặc biệt (ICU) có máy thở và các thiết bị hỗ trợ khi quá tải bệnh nhân. Nước Ý sản xuất và xuất khẩu máy thở. Tin mới nhất, vùng Lombardy tâm dịch mới lên kế hoạch sẽ xây dựng thêm bệnh viện dã chiến với dự kiến 500 giường ICU.
Hệ thống y tế Ý thường được xếp hạng rất cao trên thế giới. Theo xếp hạng World Population Review 2020, nền y tế Ý đứng thứ 2 thế giới, sau Pháp.
Trong những ngày thử thách này, chị Ngoc My Dinh sống trong tâm dịch của Bắc Ý, đưa tin lên nhóm đầy tự hào xen xúc động. Hai bệnh viện của Ý là Morgagni – Pierantoni di Forlì và Infermi di Rimini được Newsweek xếp hạng vào danh sách 20 bệnh viện tốt nhất thế giới, công bố ngày 6.3.
Những tin vui như thế củng cố lòng tin vốn có của chúng tôi vào những thiên thần áo trắng.
Video đang HOT
Thực tế trải nghiệm của người Việt tại Ý thế nào?
Mọi chi phí khám chữa bệnh, nằm viện là hoàn toàn miễn phí với trẻ em dưới 14 tuổi, phụ nữ mang thai và người già trên 65 tuổi, người có khó khăn được trợ cấp giá. Các mẹ còn được nhận trợ cấp dành cho phụ nữ sắp sinh 800 euro, thư giãn bung lụa mua đồ cho mẹ và bé trước khi sinh.
Những người ngoại quốc, như sinh viên, mua bảo hiểm 150 euro/năm thì có thẻ sức khỏe như những công dân Ý.
Phòng bệnh ở Ý – Ảnh chụp màn hình
Trình tự y tế có nhiều tầng sàng lọc bệnh nhân theo nhu cầu điều trị trước khi tới bệnh viện. Nếu có vấn đề, đầu tiên tới bác sĩ gia đình, sau tới bác sĩ chuyên ngành, cuối cùng mới vào viện, tùy mức độ.
Khám bác sĩ gia đình miễn phí. Khi cần bác sĩ còn đến tận nhà thăm khám. Nếu cần vào viện khám hay xét nghiệm, mua thuốc theo đơn, chỉ trả tiền một ticket, là một khoản tiền định danh nhỏ. Nếu gia đình chỉ có một người lao động chính, người còn lại thất nghiệp hoặc phụ thuộc, thì tấm thẻ y tế của một người có giá trị khám chữa cho cả người trong gia đình.
Trong group chúng tôi có em Thủy Anh vừa sinh con năm trước, tả lại tỉ mỉ. Chu đáo hết mức, lớp tiền sản, hướng dẫn cho con bú mẹ, bác sỹ tâm lý thăm khám sau sinh. Các em bé có bác sỹ nhi riêng thăm khám và vắc xin miễn phí. Xe cấp cứu miễn phí. Có chị cùng con nằm viện 3 tháng, ăn uống cả mẹ lẫn con.
Người Ý vốn nồng ấm, quan tâm, đặc biệt rất quý trẻ con. Đặc tính ấy trong môi trường y tế là món quà vàng cho bệnh nhân.
Chú Chính sống ở Ý từ 40 năm nay kể: “Ông bác sĩ Ý tôi rất thân kể có nhiều người già sống một mình, 1 tuần đến khám 2 – 3 lần. Khám thì ít, nghe than vãn cuộc sống một mình thì nhiều. Bác sĩ dù biết, không được phép mắng mỏ, đuổi ra”.
Cứu người trước, thủ tục tính sau
Tin này đăng nhiều, Những bác sĩ và người có thẩm quyền ở Ý đã chính thức công bố không nên lẫn lộn giữa điều đang làm và kịch bản có thể phải diễn ra. Các thành viên Hội Phụ nữ Việt ở Ý đã giúp dịch từ nguồn và đăng trên Báo Thanh Niên, trích dẫn:
“… trong những ngày qua đang lan truyền những thông tin báo động giả về một tình trạng không có thật
Chúng tôi để bệnh nhân tự chết là KHÔNG ĐÚNG
Chúng tôi không đặt ống thở cho bệnh nhân cao tuổi là KHÔNG ĐÚNG
Chúng tôi cứu chữa dựa trên độ tuổi của bệnh nhân là KHÔNG ĐÚNG
Khoa chăm sóc đặc biệt đầy các bệnh nhân trẻ tuổi là KHÔNG ĐÚNG
Điều mà các báo nói là một kịch bản xấu nhất có thể phải xảy ra trong tương lai, các động từ đều ở thì tương lai. Điều này để nhấn mạnh tình trạng quá tải và kêu gọi hỗ trợ tới Ý đúng lúc và nhanh chóng.
Ngày 13.3, một bệnh nhân Covid-19 ở Torino, 97 tuổi, vừa được điều trị khỏi và xuất viện sau 8 ngày điều trị tích cực.
Nước Ý vô cùng nhân ái. Nếu vào cửa cấp cứu của bất cứ viện nào, nguyên tắc duy nhất ở đó là cứu người, cứu chữa trước thủ tục sau. Không từ chối bất cứ ai dù người Ý hay người nước ngoài, có giấy tờ hay vô gia cư sống ngoài đường. Rất nhiều người qua Ý du lịch đã trải nghiệm được chữa trị miễn phí, trong đó có tôi.
Đội ngũ y tế ở Ý: “Mọi việc sẽ ổn thôi nếu chúng ta tôn trọng quy định (phòng dịch Covid-19)” – Ảnh chụp màn hình
Người Ý vững lòng ở nhà chấp hành phong tỏa
Không ai có thể đánh giá đúng hơn ngoài người Ý và những người đang sống ở Ý. Nước Ý đang bừng bừng các phong trào đầy lạc quan, như đồng loạt hát – chơi nhạc từ ban công – cửa sổ mỗi nhà hàng ngày, biến Ý thành màn hòa tấu khổng lồ. Trẻ em toàn quốc vẽ tranh, tô cầu vồng tươi sáng và dòng chữ lớn “Tất cả sẽ ổn thôi” để post lên mạng xã hội. Chú Chính bảo tôi, người Ý bình tĩnh và lạc quan, vì họ tin vào nền y tế.
Quả vậy, biểu hiện của lòng biết ơn và tin tưởng ấy không thể nồng nhiệt hơn. Qua mạng xã hội, dân Ý huy động nhau cùng ra ban công làm một tràng pháo tay đồng loạt trên quy mô toàn quốc vào đúng 12h ngày 14.3. Nước Ý đã vỗ tay cám ơn các bác sỹ nhân viên y tế và tất cả những ai đang ngày đêm làm việc chống đại dịch. Nước Ý tin tưởng vào họ, và biết ơn họ!
Hãy cùng xem clip livestream màn pháo tay quy mô nhất, chưa từng có tiền lệ đó.
Chúng ta không có sức mạnh siêu nhiên. Trong trận chiến không cân sức gian khổ khó khăn, đội lính giỏi cũng chịu nhiều tổn thất thương vong.
Hơn lúc nào hết, những người chiến sĩ áo trắng không chỉ ở Ý mà cả ở Việt Nam và mọi nơi trên tuyến đầu chống đại dịch cần được đánh giá công bằng, cần những ủng hộ vật chất lẫn tinh thần!
Điều cần rút ra là dịch bệnh rất nguy hiểm và trầm trọng, các nền y tế tốt như Ý còn rất khó khăn trong đối phó và quá tải trầm trọng khi ca nhiễm cao. Nỗ lực cần hướng tới việc ngăn chặn trước khi bùng phát, như Việt Nam đang làm rất tốt. Song song, cần tiếp ứng cho các điểm nóng, hỗ trợ trên tầm quốc tế rất quan trọng, cứu lửa hàng xóm là giúp nhà ta.
Lạc quan và vững tin là một yếu tố giúp người Ý nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định phong tỏa trong thời gian hiện nay. Lạc quan không đồng nghĩa với chủ quan! Các khẩu hiệu “Tôi ở nhà”, “Chúng ta sẽ ổn thôi nếu chấp hành các quy tắc phòng dịch” lan tỏa rộng rãi. Chúng tôi tin, nên chúng tôi ngồi yên khi đất nước cần!
Theo thanhnien.vn
Đầu năm bị đòi lì xì, nữ sinh tặng nguyên hộp bút kèm theo lời nhắn nhủ khiến người chị "nín lặng"
Lời nhắn cực kỳ chất của nữ sinh khiến ai đọc vào cũng phì cười!
Tết là phải có bánh chưng, bát Tét, nhưng Tết cũng không thể thiếu chuyện mừng tuổi cho nhau, chúc nhau may mắn, sức khỏe, giàu có, sung túc. Từ trẻ con, người già, thậm chí là những thanh niên hay người trung tuổi đều được nhận phong bao lì xì thể hiện sự may mắn.
Người Việt bao đời nay vẫn giữ nguyên phong tục truyền thống ấy và nhất nhất không thể nào quên mỗi dịp đi chơi, gặp gỡ người khác khi Tết đến Xuân về. Mới đây, trên một hội nhóm dành riêng cho giới học sinh, sinh viên, một thành viên vừa món quà lì xì được người em của mình tặng vào dịp năm mới.
Đầu năm bị đòi lì xì, nữ sinh tặng hộp bút cùng nhắn nhủ một điều khiến người chị "nín lặng". Ảnh: Phạm Trà My/ Group Trường Người Ta.
Theo đó, phần quà lì xì đặc biệt của người em gái tặng cho chị mình đó chính là một hộp bút mới tinh. Cùng lời nhắn nhủ: " Chị My sang tuổi mới đừng dùng trộm bút của tụi em nữa". Phần quà khiến người chị vô cùng bất ngờ, và đã chụp lại đăng tải lên mạng xã hội, chỉ sau ít giờ đã thu về hơn 20 nghìn lượt like.
Đa số cư dân mạng đều không nhịn được cười trước món quà lì xì độc lạ này. Một số cũng đồng cảm với nỗi khổ mang tên "mất đồ dùng học tập" của học sinh và cho rằng đúng là chỉ có học sinh mới nghĩ ra được những việc làm "bá đạo" ấy.
" Nói thật là đầu năm học tớ cũng sắm sửa đầy đủ lắm cơ mà cứ đến giữa kì là mất hết, chả biết thánh nhân nào cứ chôm hết bút của mình, thế là toàn phải đi mượn. Và từ đó đến hết năm học tớ toàn đi mượn và chôm luôn không trả nữa", bạn T.V bình luận.
" Hồi đầu năm tôi cũng vậy, mang 10 cái bút bi mang đi cho mượn cộng với mất đến giờ không còn lấy một cái. Giờ phải đi mua bút nến, mua 2-3 chiếc nhưng chỉ dùng được một cái còn một cái cho mượn, lúc nào tụi đi mượn cũng nói hết giờ trả nhưng lúc nào hết mực nó mới trả lại mình ý", bạn N.M cho biết.
Theo helino
Chất chơi như trường 'nhà người ta': Lắp pháo hoa hoành tráng trên cổng trường chúc mừng sinh viên tốt nghiệp Lễ tốt nghiệp là một trong những cột mốc trọng đại của một đời người, chính vì thế mà làm thế nào để tạo dấu ấn đậm nét nhất cho sinh viên trong buổi lễ ấy luôn là bâng khuâng rất lớn của lãnh đạo nhà trường. Giáo dục Việt Nam hiện được chia ra thành nhiều hệ thống, cấp bậc khác nhau,...