Người Việt ở Thái Lan phản đối giàn khoan Trung Quốc
Ngày 15/5 Cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan đã ra tuyên bố phan đôi Trung Quôc xâm pham lanh thô Viêt Nam, khi cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 ở khu vực cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 119 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tuần hành phản đối giàn khoan Trung Quốc tại Tokyo, Nhật, vào chủ nhật vừa qua.
Trước thông tin được công bố ngày 2/5 vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 ở toa đô 15 đô 29 phut 58 giây vi đô Băc; 111 đô 12 phut 06 giây kinh đô Đông, cach đao Ly Sơn (Quang Ngai) 119 hai ly, vi tri nay năm sâu trong vung đăc quyên kinh tê cua Viêt Nam hơn 80 hai ly đê tiên hanh khoan thăm do thêm luc đia cua Viêt Nam, đồng thời phái đội tàu khoảng 80 chiếc các loại, trong đó có cả tàu quân sự, để hộ tống giàn khoan, đâm rách tàu của Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, Cộng đồng ngươi Viêt Nam tại Thai Lan ngày 15/5 đã ra tuyên bố phản đối những hoạt động sai trái này của Trung Quốc.
Tuyên bố khẳng định việc làm của Trung Quốc là “đã bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên” và “đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, làm phức tạp tình hình, gây bất ổn định, đe dọa tự do giao thương hàng hải ở khu vực Biển Đông”, cũng như đi ngược lại “Tuyên bô chung cua lanh đao Trung Quốc và Việt Nam, cac thoa thuân vê tăng cương quan hê đôi tac chiên lươc đươc ky kêt nhưng năm gân đây giưa hai nươc, lam tôn thương nghiêm trong tinh hưu nghi lang giêng giưa nhân dân Viêt Nam va nhân dân Trung Quôc”.
Tuyên bố yêu cầu Trung Quốc ngừng các hoạt động bất hợp pháp trên và ngừng có những hành động khiêu chiến, rút giàn khoan cùng tàu, máy bay hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không để tái diễn những hành động tương tự. Tuyên bố cũng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ các cam kết đã ký với ASEAN và với Việt Nam.
Tuyên bố cũng ủng hộ chủ trương giải quyết vụ việc bằng phương pháp hòa bình của chính phủ Việt Nam hiện nay, đồng thời kêu gọi các tổ chức xã hội, bộ ngoại giao Thái Lan, có “tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ luật pháp quốc tế để ủng hộ chính nghĩa và lẽ phải, ngăn chặn các hành động ngang ngược, bảo vệ hòa bình ở khu vực Biển Đông và khu vưc ASEAN.”
Cuối cùng, Công đông ngươi Viêt Nam toan Thai Lan khẳng định luôn mong muốn va ung hô quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa nhân dân Việt Nam – Trung Quốc đồng thời sẵn sàng làm hết sức mình cùng nhân dân Viêt Nam kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, bảo vệ công lý và luật pháp quốc tế, giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực và trên thế giới.
Video đang HOT
Theo Dantri
Ông Phạm Thế Duyệt: "Trung Quốc đừng cậy mình là nước lớn"
"Trung Quốc đừng nên cậy mình là nước lớn, nước mạnh, có sức mạnh về kinh tế và quân sự để cố tình không tôn trọng quyền bảo vệ và thống nhất của Việt Nam, bởi như vậy là trái với lòng dân, trái với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội".
Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao đổi như vậy xung quanh vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam.
Thưa ông, việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép tại vùng biển của Việt Nam là vi phạm Luật pháp quốc tế. Quan điểm của ông trong sự việc này như thế nào và hướng giải quyết ở đây là gì?
Việc Trung Quốc lại đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép và đưa tàu bè vào vùng biển chủ quyền của nước ta là đi ngược lại với những thương thảo đã thống nhất trong các văn bản trực tiếp, gián tiếp. Việt Nam - Trung Quốc 4 tốt, 2 đất nước xã hội chủ nghĩa với nhau mà lại diễn ra tình cảnh hiện nay thật đáng buồn!
Ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Chúng ta cần phải làm hết trách nhiệm của mình, đồng thời làm cho nhân dân nhận thức rõ đạo lý việc tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước. Đảng và Chính phủ ta phải cố gắng làm rõ để cho Trung Quốc thấy được trách nhiệm cùng Việt Nam giải quyết những bức xúc, phức tạp không đáng có và giữ gìn chân lý.
Tôi mong rằng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc ý thức được trách nhiệm với lịch sử 2 dân tộc, trách nhiệm trước nhân dân 2 nước và thành quả trước kia mà Bác Hồ, Bác Mao cùng 2 Đảng cộng sản đã xây dựng để giữ gìn mối quan hệ hữu hảo giữa 2 nước và xóa đi những gì không đúng với quan điểm đường lối của 2 Đảng và của quá trình đoàn kết thống nhất 2 nước.
Với quan điểm giải quyết sự việc bằng biện pháp hòa bình, những ngày qua Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã có những tuyên bố và hành động rất rõ ràng về hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, nhưng nước này vẫn cố tình phớt lờ, thậm chí gia tăng các hành động trái phép. Vậy theo ông chúng ta phải có hành động tiếp theo như thế nào?
Việt Nam là đất nước đã trải qua nhiều khó khăn, đau khổ của những cuộc chiến tranh do các thế lực xâm lược gây ra, vì thế không ai yêu hòa bình bằng người Việt Nam và không ai hiểu được sâu sắc những tổn hại và đau khổ của một đất nước bị xâm lược, bị chiến tranh như Việt Nam. Vì thế, chúng ta càng phải có ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước, ở đây không phải vì nước nhỏ-nước lớn mà ở đây là đạo lý hòa bình và mong rằng thế giới trân trọng.
Quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam là không để xảy ra chiến tranh, đụng độ không cần thiết, giành chủ quyền trên cơ sở tôn trọng đạo lý và pháp lý. Trung Quốc đừng nên cậy mình là nước lớn, nước mạnh, có sức mạnh về kinh tế và quân sự để cố tình không tôn trọng quyền bảo vệ và thống nhất của Việt Nam, như vậy là trái với lòng dân, trái với con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hi vọng các nước trên thế giới sẽ cùng Việt Nam làm rõ đúng sai, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng lịch sử nhằm giữ gìn ổn định trên biển, ổn định khu vực.
Ông có đánh giá gì về các hoạt động của các tầng lớp nhân dân phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam trong những ngày qua?
Việc bày tỏ chính kiến và hành động đấu tranh của các tầng lớp nhân dân như vậy là tốt. Theo tôi, những việc đúng đắn chúng ta phải kiên quyết, phải lấy sức dân làm gốc. Bài học của tổ tiên chúng ta để lại là "Đem chính nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", sức mạnh của dân tộc là yếu tố quyết định.
Để xua đuổi được Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam thì sức mạnh của dân tộc là yếu tố quyết định (ảnh minh họa)
Các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo hãy tiếp tục cùng đồng tâm nhất trí ủng hộ cho các chủ trương của Đảng, Nhà nước để bảo vệ chủ quyền của đất nước; đồng thời thông qua chính kiến của mình làm cho các tầng lớp nhân dân, các dân tộc trên thế giới hiểu được đúng bản chất sự việc để ủng hộ cho công cuộc xây dựng đất nước của chúng ta.
Với sự việc ở Bình Dương vừa qua, ông nhìn nhận như thế nào?
Hành động biểu tình quá khích ở Bình Dương vừa qua là không được, đất nước ta không cho phép những hành động sai trái, những hành động trái đạo lý và hành động có hại cho tình hữu nghị, có hại cho nền kinh tế đất nước. Chúng ta đang kêu gọi đầu tư, vậy nhưng lại có những hành động phá hoại làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, điều đó là không thể chấp nhận và không thể dung thứ được.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Con hãy vững tâm giữ gìn biển đảo ! Đó là lời nhắn nhủ của bà Huỳnh Thị Như Đóa (68 tuổi, quê Quảng Ngãi) đến con trai là thượng úy Lê Trung Thành (thuyền trưởng tàu CSB 4033, Vùng 2 Cảnh sát biển) khi chúng tôi đến thăm, trao số tiền 50 triệu đồng do bạn đọc gửi tặng để bà điều trị căn bệnh ung thư vòm họng. Đại diện...