Người Việt ở nước ngoài: ‘Nhớ mùi của Tết’
Chợ hoa, cảnh đường phố nhộn nhịp hay mùi hương trầm hòa trong cái giá lạnh của đêm 30 và phút giây sum vầy gia đình là điều những người sống xa quê hương nhớ nhất mỗi khi Tết đến
Nhóm du học sinh Việt Nam tại thành phố Kyoto chuẩn bị mâm cơm tất niên. Ảnh: Nguyễn Ngọc Hòa
“Tết ở đây, gần như chúng mình không thiếu một món gì”, Phạm Chí Thành, một du học sinh Việt Nam tại Kyoto, Nhật Bản, nói.
Quây quần cùng bạn bè trong căn phòng nhỏ rộng hơn 10 m2, Thành hào hứng kể về chuyện đón Tết xa quê của người Việt tại xứ sở hoa anh đào.
“Về cơ bản, chúng mình cũng chuẩn bị mọi thứ như khi ở nhà. Từ dọn nhà, đi chợ đến nấu các món ăn, bày mâm ngũ quả và thắp hương đêm giao thừa. Loại hoa quả duy nhất thiếu ở đây là chuối”, chàng trai 28 tuổi nói. “Tại Kyoto, khoảng giữa tháng 2 hoa anh đào nhú nụ, giữa tháng 3 thì khoe sắc. Nếu may mắn, chúng mình sẽ có một cành hoa đẹp để chơi Tết”.
Hội du học sinh Việt Nam tại thành phố Kyoto, Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Ngọc Hoà
Ngồi cạnh Thành, Nguyễn Ngọc Hòa, chia sẻ ngoài việc chuẩn bị đón Tết cùng bạn bè, hội du học sinh tại cố đô của Nhật cũng tổ chức đón Tết cho các thành viên.
“Tùy điều kiện mà mỗi người có thể tham gia đóng góp. Vì Nhật không đón Tết Nguyên đán nên mọi người vẫn phải đi học và đi làm như bình thường. Bọn mình chọn ngày cuối tuần gần nhất trước Tết để tổ chức”.
Nhớ quê hương
Trong một góc nhỏ của căn phòng, người đàn ông ngoài 30 hướng ánh mắt nhìn về phía xa xăm. “Mùi của Tết” khiến anh cảm thấy bâng khuâng.
Video đang HOT
“Đã hơn 4 năm, mình không đón Tết cùng gia đình. Mình nhớ những phút giây cả gia đình quây quần bên mâm cơm ngày tết”, Đỗ Trung Kiên, nghiên cứu sinh tại Đại học Kobe, nói.
“Thu qua, đông đến, xuân lại tới
Mưa ngớt, mây buồn bay lãng du
Hoa mai, hoa đào hay trông ngóng
Người đi xa mãi chửa về nhà
Quê hương hai tiếng sao thổn thức
Bước chân lãng khách vẫn bồn chồn
Nơi xa kia đó gia đình đợi
Ánh mắt mẹ cha phía chân trời”, anh Kiên ngâm nga lại bài thơ mà anh từng dành tặng độc giả Zing.vn.
Nguyễn Tuyết Trang và gia đình tại thành phố Sydney. Ảnh: Tuyết Trang
Tại thành phố Sydney, Nguyễn Tuyết Trang cho biết, gia đình cô mới chuyển tới Australia vài tháng. “Đối với mình, mọi thứ đều vô cùng mới mẻ. Sự mới mẻ đó vô tình khiến mình cảm thấy lạc lõng và nhớ về Việt Nam nhiều hơn”, cô nói.
Trang chia sẻ, cô nhớ cảnh mọi người chen chúc lên tàu xe để về quê, cảm giác khi mọi người đi thăm hỏi và chúc Tết…
“Người mình nhớ nhất là bà nội. Từ nhỏ, mình đã luôn bên bà. Mình thích nhất mỗi lần sắp Tết, mình giúp bà dọn lại ban thờ. Vì ông nội mình là trưởng họ nên ban thờ nhà mình lớn lắm. Khi nào dọn xong, 2 bà cháu cũng mệt nhoài”, cô nói.
Trang cho hay, nghĩ về Tết và bà nội khiến lòng cô cảm thấy nao nao. Cô mong sớm ổn định cuộc sống và trở về thăm bà.
‘Xa nhà, chúng con trưởng thành hơn’
Cách đó hàng nghìn km, Trần Tâm Anh, một sinh viên Việt đang theo học tại Đại học Arkansas, Mỹ, chia sẻ rất nhớ gia đình.
“Mỗi lần đến Tết, mình lại nhớ gia đình. Nhà mình khá đông người và năm nào cũng quây quần ấm áp. Mình rất thích phụ bố mẹ dọn nhà, nấu nướng và đi chợ hoa. Ngoài phố, ai cũng náo nức chuẩn bị đón Tết. Tuy nhiên, mình không tìm thấy cái cảm giác ấy ở nước Mỹ phồn hoa này”.
Tâm Anh cho biết, Tết Nguyên đán thường rơi vào đúng dịp cô và bạn bè phải thi giữa kỳ nên ai cũng bận rộn với việc học. Niềm vui duy nhất của các du học sinh Việt trên đất Mỹ chính là đón Tết cùng bạn bè.
Du học sinh Việt ở thành phố Fayetteville, bang Arkansas, trang trí cành đào đón Tết. Ảnh: NVCC
“Chúng mình thường tập hợp lại và chia thành từng nhóm để chuẩn bị, từ đi chợ đến trang trí và nấu nướng. Cuộc sống xa gia đình khiến những du học sinh trở nên tự lập hơn”, Tâm Anh nói.
Cô gái 26 tuổi cho biết, “mâm cơm ngày Tết” của những du học sinh trên đất Mỹ cũng có đủ bánh chưng, xôi, gà và các món ăn thân thuộc khác. Mọi người cùng nhau ăn uống, trò chuyện, gửi tới bạn bè và người thân những lời chúc tốt đẹp và chơi trò chơi.
“Trong năm mới Bính Thân, mình không mong ước gì hơn là bố mẹ và người thân luôn khỏe mạnh và bình an”, Tâm Anh chia sẻ.
Kim Ngân
Theo Zing News
Một người Việt nhận tội hỗ trợ tổ chức khủng bố Al-Qaeda
Người đàn ông gốc Việt tên Minh Quang Pham, hôm 8-1 thừa nhận hỗ trợ al-Qaeda ở Yemen. Tại đây, người này được hướng dẫn cách chế tạo bom nhằm âm mưu tấn công sân bay Heathrow của Anh.
The Telegraph đưa tin, Minh Quang Pham (33 tuổi) đã thừa nhận trước tòa án liên bang Manhattan ba tội danh, bao gồm hỗ trợ vật chất cho al-Qaeda trên bán đảo Ả Rập (AQAP), nhận huấn luyện quân sự từ AQAP và sở hữu, sử dụng một khẩu súng máy.
Người gốc Việt Minh Quang Pham (Ảnh: Bộ Tư pháp Mỹ)
"Pham hỗ trợ vật chất cho các vị trí cao nhất của AQAP. Tất cả đang chờ đợi bản án đối với anh ta", luật sư liên bang Preet Bharara nói.
Công tố viên cho biết Pham đã từng có thời gian theo học tại một trường đại học ở Nam London. Tháng 12-2010, Pham rời London đến Yemen. Tại Yemen, Pham được huấn luyện bởi Anwar al-Awlaki, một thủ lĩnh AQAP đã bị tiêu diệt bởi máy bay không người lái của Mỹ vào năm 2011.
Phạm khai nhận rằng Al-Awlaki đã dạy Pham cách chế tạo bom sử dụng những hóa chất trong nhà và chỉ đạo Pham cho nổ thiết bị này ở sân bay Heathrow, Anh. Reuters dẫn lời thẩm phán liên bang Sean Buckley cho biết al-Awlaki trả Phạm 10.000 USD để thực hiện âm mưu trên.
Theo Reuters, Pham bị tạm giữ khi quay trở về sân bay Heathrow tháng 7-2011 do nhà chức trách phát hiện một băng đạn xuyên giáp trong hành lý. Anh ta sau đó bị bắt tại Anh vào tháng 6-2012 theo đề nghị từ Washington và được dẫn độ về Mỹ tháng 2-2015.
Bobbi Sternheim, luật sư bào chữa cho Pham, nói thân chủ của bà chịu "đầy đủ trách nhiệm" đối với những cáo buộc đã thừa nhận. Theo bà Sternheim, "không có bằng chứng" cho thấy Pham đã thực hiện kế hoạch để gây thiệt hại ở Heathrow.
Pham có thể nhận mức phạt tối đa là án chung thân hoặc tối thiểu 30 năm tù. Pham dự kiến bị tuyên án vào ngày 14-4.
Ngọc Như
Theo_PLO
Người Việt uống 3,4 tỷ lít bia, 70 triệu lít rượu Năm 2015, sản lượng bia sản xuất và tiêu thụ ước tính 3,4 tỷ lít, tăng 40,72% so với năm 2010. Trong khi đó, sản xuất và tiêu thụ rượu là 70 triệu lít, còn nước giải khát đạt 4,8 tỷ lít. Theo báo cáo tổng kết của Hiệp hội Bia-rượu-nước giải khát tại Đại hội lần thứ V (2016-2020) được tổ chức...