Người Việt ở Mỹ nghĩ gì về 4 năm tại nhiệm của Trump?
Trong khi Trump bị chỉ trích về cách lãnh đạo nước Mỹ khác biệt, những người gốc Việt ủng hộ ông chỉ ra nhiều thành tựu đáng ghi nhận của Tổng thống.
” Từ trước bầu cử, tôi đã biết ông Trump sẽ đưa nước Mỹ thụt lùi”, ông Lữ Tạ, một người gốc Việt định cư ở bang California gần 40 năm nay, nói với VnExpress . Khi được đề nghị khái quát mô tả nhiệm kỳ của Tổng thống Trump trong 3 từ, ông đáp: “Xáo trộn, lừa dối và bất chấp”.
Giải thích về điều này, ông cho hay mình thuộc phe ôn hòa, trung lập, ủng hộ chính sách của cả hai đảng bởi họ “đều vì nước Mỹ”. Riêng Trump,ông Tạ cho rằng chính sách “Nước Mỹ trên hết” thực ra chỉ vì lợi ích cá nhân của Tổng thống , khi bỏ rơi nhiều người gặp khó khăn về tài chính và chưa có tình trạng nhân thân hợp pháp, đẩy đất nước vào cảnh chia rẽ sắc tộc sâu sắc, coi thường đại dịch Covid-19 và thúc đẩy nhiều thuyết âm mưu gây hại cho nền dân chủ.
Là một nhà đầu tư, ông ghi nhận trong thời gian Trump nắm quyền, các chỉ số chứng khoán có đi lên, nhưng cho rằng chứng khoán không phải là tiêu biểu cho nền kinh tế và khi Joe Biden thắng cử, chứng khoán vẫn lên.
“Nếu Trump là một người cha trong gia đình, có thể tưởng tượng ông giỏi kiếm tiền, nhưng không lo cho gia đình khi hoạn nạn. Thế nên sau cùng, gia đình gặp nạn dịch, tất cả những thành tích về kinh tế trở thành con số âm. Chứng khoán lên mức kỷ lục nhưng 50% người Mỹ không có tài sản chứng khoán. GDP và tỷ lệ thất nghiệp sau 4 năm về mức thấp nhất. Nợ quốc gia lên 7,8 nghìn tỷ USD”, ông giải thích.
Tổng thống Donald Trump lắng nghe Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt phát biểu về những thay đổi đề xuất với Đạo luật Chính sách Môi trường Quốc gia ở Nhà Trắng ngày 9/1/2020. Ảnh: AP .
Ông Tạ ví von chính trị Mỹ như một con lắc và Trump đã đẩy nó quá đà về phía cực hữu.
“Trong bối xã hội không an toàn với nhiều người do nhiều yếu tố như chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, xung đột gia tăng, kinh tế thế giới bất ổn, Trump có thiên hướng độc đoán, bất chấp nên được nhiều người xem là một lãnh tụ mạnh bạo”, ông nói. ” Kết quả là nước Mỹ xáo trộn, chưa từng bi đát như 4 thập niên tôi ở đây . Tôi buồn khi một tổng thống gây nghi ngờ lên tính vẹn toàn của bầu cử, vì ích kỷ cá nhân, làm cho nền dân chủ nước Mỹ tổn hại và sẽ lâu mới có thể hồi phục”.
Huy Phạm, 30 tuổi, một nhiếp ảnh gia và kinh doanh tự do ở bang California, cũng đồng tình rằng Trump chưa thực sự làm tốt vai trò tổng Thống của nước Mỹ và anh đánh giá ông chỉ phần nào đảm nhận được 2/3 vai trò của mình là người đại diện quốc gia, chỉ huy quân đội và người lãnh đạo bộ máy nhà nước. Anh cho rằng ông có sự táo bạo nhưng thiếu trí lực và hay đổ lỗi.
“Từ ngày đầu đắc cử đến hôm nay, ông ấy không những không hàn gắn được người dân mà còn làm cho sự chia rẽ càng sâu sắc. Ông gần như nơi lỏng việc vận hành bộ máy nhà nước vào giai đoạn cuối”, Huy nêu ý kiến.
Là một nhiếp ảnh gia về môi trường, anh phản đối việc Trump và nội các cắt giảm ngân sách cho quản lý công viên quốc gia, rừng quốc gia, cảnh quan thiên nhiên, khu bảo tồn, đồng thời rút khỏi hiệp định về biến đổi khí hậu.
“Sống ở vùng ngoại ô được bao phủ bởi rừng, tôi cảm thấy bị ảnh hưởng gián tiếp từ vấn đề biến đổi khí hậu, như thảm họa cháy rừng tại California. Hơn 1,9 triệu acres rừng bị cháy trong vùng quản lý của kiểm lâm liên bang”, anh nói.
Chính sách của Trump mà anh Huy cho rằng đáng ghi nhận và có ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của mình nhất là cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp.
“Chính sách này được rất nhiều người ủng hộ, bản thân tôi cũng được lợi vì dư được thêm một ít tiền không phải đóng cho nhà nước sau khi khai thuế”, anh nói. “Ngoài ra, những chính sách khác không ảnh hưởng nhiều, nhưng sự chống đối của ông và đảng Cộng hòa với Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (hay còn gọi là Obamacare) làm chính bản thân tôi và các gia đình khá hoang mang, vì gần như chúng tôi ít sử dụng dịch vụ y tế nhưng phải đóng rất nhiều cho tiền bảo hiểm”.
Video đang HOT
Trái với quan điểm trên, những người gốc Việt khác cho rằng Trump đã tạo ra nhiều thành tựu mà những tổng thống Mỹ trước đây chưa làm được chính nhờ cách tiếp cận khác biệt của mình. Ông chỉ không gặp may do đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ.
Trên một diễn đàn của giới tri thức Việt tại Mỹ, khi được hỏi thành tựu nào của Trump được cho là nổi bật nhất, nhiều người đồng tình đề cập đến phát triển kinh tế, tạo hòa bình ở Trung Đông và phát triển vaccine Covid-19.
Biểu tình ủng hộ Trump tại Washington ngày 6/1. Ảnh: AP .
” Chính sách kinh tế đặt nước Mỹ làm trọng tâm của chính quyền Tổng thống Trump đã tạo nên sự bùng nổ về kinh tế . Việc cắt giảm thuế, đưa việc làm, nhà máy và ngành công nghiệp trở lại Mỹ là những điểm sáng mang tính chất đột phá”, anh Ngọc Nghĩa, một người Việt làm trong ngành hóa sinh ở bang Virginia, cho hay.
Anh Nghĩa không thiên về đảng nào, cũng không yêu hay ghét Tổng thống Trump, nhưng rất ủng hộ các chính sách kinh tế của ông. Anh nêu ví dụ hàng loạt thống kê chứng minh cho quan điểm của mình như GDP của Mỹ năm 2019 là 21,43 nghìn tỷ USD, đứng đầu thế giới, với thu nhập đầu người thuộc top đầu của thế giới đạt gần 57.000 USD/năm. Chính quyền Trump đã tạo ra 7 triệu việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 3,5 %, thấp nhất trong vòng 50 năm. Tỷ lệ thất nghiệp đối với người Mỹ gốc Phi, gốc Tây Ban Nha, gốc Á, người Mỹ bản địa, cựu chiến binh, người khuyết tật và những người không có bằng tốt nghiệp trung học đều đạt mức thấp kỷ lục.
Thu nhập của các gia đình trung lưu tăng gần 6.000 USD, cao gấp 5 lần so với chính quyền trước đó. Chỉ số chứng khoán Dow John dưới thời Trump tăng vượt bậc từ 20.000 lên trên 30.000. Về thương mại, việc rút bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Canada và Mexico, xây dựng Hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mexico và Mỹ mới (USMCA) tạo nên hàng chục triệu việc làm mới cho người dân.
” Về đối ngoại, thành công lớn nhất của chính quyền Trump là Jiệp ước Hòa bình Trung Đông . Sau 71 năm chiến tranh, ngờ vực và đối đầu, Nhà nước Do Thái và các nước Hồi Giáo vùng Vịnh đã ký kết thỏa thuận bình thường hóa bang giao, đưa đến hòa bình và ổn định tại Trung Cận Đông”, anh Nghĩa nói. “Trump cũng là tổng thống đầu tiên không đem nước Mỹ can dự vào chiến tranh. Ông luôn kêu gọi, tìm cách rút quân đội Mỹ về nước và chỉ trích các hoạt động can thiệp của Mỹ ở nước ngoài, như Afghanistan và Iraq. Trump còn đóng vai trò trung gian hòa giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc”.
Một điểm nữa ở Trump đã dẫn đến việc anh Nghĩa bỏ phiếu cho ông năm nay đó là các chính sách mạnh mẽ đối với Trung Quốc về kinh tế và Biển Đông. “Cuộc chiến thương mại gay gắt với Trung Quốc đã làm thay đổi cục diện quan hệ hai nước, khuyến khích hàng trăm công ty Mỹ mang dòng vốn đầu tư ngược về Mỹ, tạo công ăn việc làm cho người dân”, anh nói.
Bên cạnh đó, anh cho rằng Trump cũng có những điểm yếu như chưa xử lý tốt cuộc khủng hoảng Covid-19 hay tình trạng phân biệt chủng tộc, không lên án mạnh mẽ chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, tạo cớ để đảng Dân chủ có cơ hội tấn công ông.
Tuy nhiên, chị Julia Ngô, một người Việt ở bang California, cho rằng Trump đã hứng chịu sự bất công quá lớn khi bất kỳ chuyện gì xảy ra ông đều bị đổ lỗi , trong đó có Covid-19 và bạo loạn về chủng tộc, bởi những vấn đề này thuộc thẩm quyền xử lý của từng bang.
“Trump đã sớm đình chỉ hoạt động đi lại với Trung Quốc ngay từ khi dịch bùng phát. Việc phản đối khẩu trang hay không có ý thức phòng dịch nằm ở quyền tự do của người Mỹ”, Julia nói. “Chính quyền Trump cũng đã dồn toàn lực để thúc đẩy phát triển vaccine Covid-19 trong khoảng thời gian kỷ lục. Nên nhớ rằng nước Mỹ đã không hề có vaccine cho SARS, cúm gia cầm, Ebola và hàng loạt dịch bệnh khác trong các chính quyền trước đây”.
Tổng thống Trump và phu nhân Melania đứng trên sân khấu khi đối thủ Joe Biden rời khỏi cuộc tranh luận cuối cùng tại đại học Belmont ở Nashville, Tennessee, ngày 22/10/2020. Ảnh: AP .
Chị bổ sung thêm các thành tựu khác của Trump, người mà chị xem là “tổng thống Cộng hòa cuối cùng của nước Mỹ”.
“Tôi từng sống ở Texas, một bang Cộng hòa, và nay là California, bang nghiêng về Dân chủ, nên thấy rõ sự khác biệt trong chính sách của hai bên như thế nào. Đến cuối năm 2019, tôi vẫn là người ủng hộ đảng Dân chủ, nhưng sau đó tôi nhận ra họ chỉ nói và hứa suông”, chị cho hay. ” Tổng thống Trump là người nói được làm được. Hàng loạt tổng thống trước đây đều hứa sẽ xây dựng bức tường ngăn người nhập cư trái phép ở biên giới phía nam nhưng không ai làm. Trump đã làm. Ông ấy là người giữ lời”.
Tuy nhiên, với chị Julia và nhiều người Việt khác ủng hộ Trump, thành tựu lớn nhất của ông không phải kinh tế hay đối ngoại, mà chính là “phơi bày sự thiên vị của giới truyền thông và lột mặt giới dân chủ cấp tiến Mỹ”.
“Trump, người bị chỉ trích là kẻ dối trá trong Nhà Trắng, đã phơi bày cả sự tham nhũng sâu rộng từ lâu của hàng loạt cơ quan chính quyền và nội bộ lưỡng đảng. Trump cũng phơi bày sự giả dối của báo chí cánh tả mà đằng sau là những quyền lực ngầm”, Xuân Trần, một người Việt khác, nói.
Họ tin vào thuyết cực hữu QAnon rằng ông là “tổng thống Mỹ bị trù dập nhiều nhất trong lịch sử” do đã không chịu thỏa hiệp với “thế lực nhà nước ngầm” đang cố tìm cách điều khiển chính trường Mỹ.
“Các bạn có thể ghét ông ấy nhưng ông ấy đã phục vụ cho bạn và toàn thể người dân Mỹ. Tôi muốn tạ ơn Chúa vì đã gửi ông ấy đến đây, để chúng tôi nhận ra dù chỉ một lần những gì đang xảy ra với cuộc sống, xã hội và đất nước”, anh Xuân nói. “Tôi hy vọng những thế hệ sau ít nhất sẽ được nghe về cuộc chiến vĩ đại của chúng tôi với những con quỷ dữ và những người yêu nước chúng tôi đã đồng lòng cùng nhau như thế nào! Chúa phù hộ cho Trump và gia đình ông ấy! Ông ấy là chiến binh vĩ đại nhất của thời đại chúng ta!”.
Trước những ý kiến trên, anh Derek Phạm, một nhà báo gốc Việt, cho rằng cần có cái nhìn tổng quát về Trump sau 4 năm, thay vì đánh giá ở một khía cạnh và vào một thời điểm nhất định nào đó.
Anh thừa nhận Trump là “tổng thống có tài thuyết phục số đông giỏi nhất mà tôi từng thấy” . Nếu xử lý đại dịch Covid-19 tốt hơn, anh tin Joe Biden sẽ không có cửa chiến thắng cuộc bầu cử 2020.
“Di sản lớn nhất mà ông Trump để lại sau 4 năm là một đế chế mang tên Donald Trump. Thử nghĩ nếu một ngày nào đó có thêm đảng Donald Trump thì liệu nước Mỹ sẽ như thế nào?”, anh nói, cho hay mình cũng chưa dám hình dung đến ngày đó.
Hai ngày quyết định tương lai chính trường Mỹ
Trong ngày 5 và 6/1, Mỹ sẽ chứng kiến hai sự kiện quan trọng có thể quyết định tương lai chính trường nước này sau cuộc bầu cử gây chia rẽ tháng 11/2020.
Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump vẫn chưa từ bỏ nỗ lực thách thức kết quả cuộc bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: Getty Images
Mọi ánh mắt lúc này đang đổ dồn về bang Georgia, nơi cuộc đấu loại quyết định đảng nào kiểm soát Thượng viện Mỹ sẽ diễn ra vào ngày hôm nay, 5/1 (theo giờ địa phương).
Sau đó một ngày, vào 6/1, Quốc hội khóa mới của Mỹ sẽ nhóm họp để kiểm đếm phiếu bầu đại cử tri, qua đó xác nhận lần cuối người sẽ lãnh đạo nước Mỹ trong 4 năm tới. Trước đó, ngày 14/12/2020, Đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu xác nhận chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden trong cuộc tổng tuyển cử ngày 3/11.
Bang Georgia lại thành "chiến địa"
Theo CNN, ngày 4/1 (theo giờ địa phương), cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống đắc cử Joe Biden đều đã có mặt ở bang Georgia để vận động cử tri đi bầu bổ sung 2 ghế tại Thượng viện.
Cuộc bầu cử Thượng viện Mỹ đã diễn ra cùng với bầu cử Tổng thống vào 3/11, tuy nhiên tại bang Georgia, do không ứng viên nào đạt số phiếu quá bán cần thiết để giành ghế, các đối thủ của hai đảng đã phải bước tiếp vào vòng hai ngày 5/1.
Người dân bang Georgia xếp hàng đi bỏ phiếu sớm cuộc bầu cử đại diện tại Thượng viện từ ngày 14/12/2020. Ảnh: AFP/Getty Images
Nếu tại Georgia, đảng Cộng hòa giành được một hoặc cả hai ghế, đảng này sẽ tiếp tục giữ thế đa số tại Thượng viện Mỹ, cho phép họ cản trở phần lớn chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử thuộc đảng Dân chủ Joe Biden.
Trong trường hợp ngược lại, nếu đảng Dân chủ giành được cả hai ghế đại diện Georgia, số ghế Thượng viện sẽ được chia đều 50-50 cho hai đảng (tính cả 2 Thượng nghị sĩ độc lập nhưng ủng hộ Dân chủ). Khi đó lá phiếu "phá hòa" của Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris, với tư cách là Chủ tịch Thượng viện, sẽ quyết định quyền kiểm soát thuộc về đảng Dân chủ. Một thắng lợi như vậy sẽ mang thêm lợi thế cho bộ đôi Biden - Harris trước lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1.
Tới Georgia ngày 4/1, ông Biden đã tổ chức mít tinh vận động tại thành phố Atlanta, trong khi bà Harris đã tới Savannah hôm 3/1, để vận động cho hai ứng viên Dân chủ là Jon Ossoff và Raphael Warnock.
Tổng thống đắc cử Joe Biden. Ảnh: AP
Trong khi đó, Tổng thống Trump tới thành phố Dalton, Georgia, để vận động cho Thượng nghị sĩ Cộng hoà Kelly Loeffler và David Perdue.
Theo kết quả các cuộc khảo sát gần đây, sự ủng hộ của cử tri với các ứng cử viên của hai đảng là khá đồng đều, dự báo một cuộc bỏ phiếu gay cấn sẽ diễn ra tại Georgia vào ngày 5/1.
Kịch tính hậu bầu cử chưa kết thúc
Tiếp đó, ngày 6/1, lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để kiểm đếm và xác nhận số phiếu đại cử tri, qua đó công nhận người sẽ là Tổng thống Mỹ trong 4 năm tới. Thông thường cuộc họp này chỉ mang tính thủ tục. Tuy nhiên, lần này phe Đảng Cộng hòa vẫn đang muốn bác bỏ chiến thắng của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, nên kịch tính được cho là chưa kết thúc.
CNN cho biết các nhà lập pháp sẽ tuân theo một thủ tục lâu đời quy định trong hiến pháp, để chính thức xác nhận tân tổng thống. Giống như 4 năm trước, Phó Tổng thống khi đó là Joe Biden đã giám sát việc kiểm phiếu đại cử tri - đưa ông Trump vào Nhà Trắng năm 2017, bây giờ sẽ là Phó Tổng thống Mike Pence công bố kết quả kiểm phiếu chính thức tại Thượng viện, xác nhận chiến thắng của ông Biden.
Tuy vậy, các nhà lập pháp Mỹ vẫn sẽ có khả năng trình văn bản phản đối kết quả bỏ phiếu - giống như một số đảng viên Đảng Dân chủ đã làm vào năm 2017. Nhưng nếu như những phản đối khi đó đã dễ dàng bị bác bỏ, thì năm nay, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa có thể tìm cách kéo dài thủ tục và buộc Hạ viện và Thượng viện phải vào cuộc.
Theo thủ tục hiến định, các thành viên của Hạ viện và Thượng viện sẽ gặp nhau tại Hạ viện. Chủ tịch Thượng viện - Mike Pence - sẽ chủ trì phiên họp và các phiếu đại cử tri sẽ được đọc và đếm theo thứ tự bảng chữ cái bởi hai người được bổ nhiệm từ Hạ viện và Thượng viện. Sau đó, họ sẽ trình kết quả kiểm đếm cho ông Pence, người sẽ công bố kết quả và lắng nghe ý kiến phản đối.
Nếu có ý kiến phản đối, Hạ viện và Thượng viện sẽ tách ra họp riêng, mỗi ý kiến phản đối không thảo luận quá 2 giờ, để quyết định kết quả của lá phiếu đại cử tri đó.
Có tổng cộng 538 phiếu đại cử tri, nếu không có ứng cử viên nào đạt được đa số - tức là tối thiểu 270 phiếu - thì Hạ viện sẽ bầu Tổng thống và Thượng viện bầu Phó Tổng thống. Điểm đáng lưu ý là lưỡng viện sẽ bỏ phiếu theo thể thức nghị sĩ đoàn tiểu bang, tức là mỗi bang chỉ có duy nhất một phiếu đại diện. Vì vậy, dù đảng Dân chủ đang có nhiều ghế nghị sĩ hơn tại Hạ viện, song đảng Cộng hòa lại đang nhiều hơn về số nghị sĩ đoàn tiểu bang (Cộng hòa 26-Dân chủ 23, tiểu bang Pennsylvania trung lập). Do đó, nếu Hạ viện bầu tổng thống, ông Trump nhiều khả năng sẽ chiến thắng.
Hạ viện có thời gian đến trưa ngày 20/1 phải chốt được tên Tổng thống. Nếu đến khi đó họ vẫn không thể, thì người lên làm tổng thống nhiệm kỳ mới sẽ là Phó tổng thống mãn nhiệm hoặc người tiếp theo trong hàng kế vị tổng thống. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, đến thời điểm này nỗ lực thách thức kết quả bầu cử của Tổng thống Trump và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa sẽ rất khó thành công.
Biden nhầm tên bạn đời của bộ trưởng đề cử Tổng thống đắc cử Biden gọi nhầm tên bạn đời của Bộ trưởng Giao thông tương lai Pete Buttigieg khi công bố đề cử ông vào nội các. Trong cuộc họp hôm 16/12, Tổng thống đắc cử Joe Biden đã thông báo đề cử Pete Buttigieg, cựu thị trưởng thành phố South Bend, bang Indiana và từng là đối thủ của ông trong...