Người Việt ở Mỹ giữa nỗi lo bạo lực súng đạn
Tình trạng bạo lực súng đạn gia tăng tại Mỹ cũng như bế tắc lập pháp trong vấn đề này đã khiến nhiều người Việt lo lắng.
Sáng 21.6, một người đàn ông gốc Việt 76 tuổi đã bị bắn vào đầu và thiệt mạng khi đang trên đường trở về nhà ở TP. Philadelphia (bang Pennsylvania, Mỹ).
Tin tức đó khiến anh Nguyễn Thế Long cảm thấy bất an như mọi lần, nhưng anh không còn bất ngờ nữa. Từ khi anh sang Mỹ vào mùa thu năm 2021, số vụ xả súng chết người tại đây còn nhiều hơn số lần anh đi siêu thị.
Cảnh báo từ trường của anh Long về vụ xả súng gần đó vào ngày 31.1.2022. Ảnh NVCC
Đã “quen” với xả súng
Theo thống kê của Gun Violence Archive (GVA) – nhóm chuyên theo dõi bạo lực súng đạn, ít nhất 278 vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra tại Mỹ từ đầu năm nay đến giữa tháng 6 (GVA định nghĩa “xả súng hàng loạt” là vụ nổ súng làm ít nhất 4 người chết, bị thương). Trong số đó, 14 vụ có từ 4 người thiệt mạng trở lên. Năm 2021, GVA ghi nhận 692 vụ xả súng hàng loạt tại Mỹ.
Video đang HOT
“Buổi tối tôi thường không dám đi tàu về trễ quá, vì sợ tàu vắng mà bị tấn công bằng súng thì không biết làm sao thoát được”, anh Long, sinh viên cao học tại Washington DC, chia sẻ với Thanh Niên.
Anh cho biết một vụ xả súng xảy ra gần trường anh hồi cuối tháng 1. Khi đó, nhà trường đã gửi tin nhắn cảnh báo sinh viên không đến gần khu vực có tiếng súng và làm theo mệnh lệnh của cảnh sát nếu ở gần đó.
Sống tại Arkansas, anh Minh Nguyễn cho biết khu anh đang sống cũng không thực sự an toàn vì anh thường nghe tiếng súng nổ vào ban đêm do các băng nhóm va chạm với nhau. Trong kỳ nghỉ vừa qua tại VN, anh vấp phải sự ngăn cản của cha mẹ khi thông báo ý định chuyển tới bang Texas, nơi vừa xảy ra vụ xả súng ở trường tiểu học làm 19 học sinh và 2 giáo viên thiệt mạng.
Anh Thế Hiển, sống tại California, cho biết luôn cảm thấy bất an về vấn đề kiểm soát súng ở Mỹ, nhưng những vụ xả súng gần đây không làm anh cảm thấy bất an hơn vì “quen rồi”. Họ hàng của anh cũng có người mang thương tật vì bị tấn công bằng súng.
“Tôi chỉ cảm thấy giận dữ vì những cuộc thảo luận về súng chỉ rộ lên sau khi có những vụ xả súng rồi lại chìm xuống”, anh nói nhưng vẫn nghĩ rằng California là bang “xanh” (có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ) nên vẫn an toàn hơn so với những bang có truyền thống “đỏ” (ủng hộ đảng Cộng hòa) như Arkansas hay Texas.
Bế tắc lập pháp
Vấn đề kiểm soát súng đạn tại Mỹ suốt nhiều năm đã vấp phải bế tắc do tình trạng phân cực ở quốc hội, nơi phe Dân chủ muốn siết chặt các biện pháp này trong khi phe Cộng hòa lại phản đối, cho rằng đây là quyền tự do cá nhân. Hai bên đã nỗ lực diễn giải Tu chính án số 2 của hiến pháp Mỹ – vốn quy định về quyền sở hữu súng của công dân – theo những cách khác nhau.
Bằng chứng của sự chia rẽ đó đã được thể hiện rõ trong tuần này. Trong khi phe Dân chủ chuẩn bị đón mừng chiến thắng vì Thượng viện tiến gần tới việc thông qua luật kiểm soát súng đạn được cho là quan trọng nhất 30 năm, thì Tòa án tối cao Mỹ đã dội vào họ một gáo nước lạnh. Với sự áp đảo của các thẩm phán bảo thủ, tòa đã tuyên bố một đạo luật có từ năm 1913 tại bang New York – vốn đặt ra những giới hạn về việc ai được phép mang súng ngắn ngoài phạm vi nhà ở – vi phạm Tu chính án số 2.
“Tôi nghĩ nước Mỹ hiện bị phân hóa chính trị sâu sắc và những dự luật về kiểm soát súng là cách hai phía thể hiện quan điểm nhằm giành ưu thế trong các cuộc bầu cử sắp tới chứ không mang tới thay đổi gì trong thực tế”, anh Hiển nói.
Lưỡng viện quốc hội Mỹ thông qua luật kiểm soát súng đạn
Rạng sáng qua, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tăng cường kiểm soát súng đạn với số phiếu 234/193. Chưa đầy 1 ngày trước đó, dự luật cũng qua ải Thượng viện với tỷ lệ phiếu 65/33. Sau khi Tổng thống Joe Biden ký thành luật, đây là lần đầu tiên trong gần 30 năm quốc hội Mỹ phê chuẩn thành công đạo luật quan trọng nhằm hạn chế bạo lực súng ống. Đạo luật tăng cường kiểm tra nhân thân đối với người mua súng độ tuổi từ 18 – 21, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân mua súng bất hợp pháp và yêu cầu người thường xuyên mua và bán vũ khí phải có phép kinh doanh. Các nghị sĩ Mỹ đã tăng tốc hành động sau một loạt các vụ xả súng chết chóc gần đây. Sau một tháng kể từ vụ thảm sát khiến 19 học sinh và 2 giáo viên thiệt mạng tại Trường tiểu học Robb (TP.Uvalde, Texas), lưỡng viện quốc hội Mỹ thành công phê chuẩn dự luật.
Theo anh Hiển, Mỹ là “quốc gia phát triển duy nhất mà người dân đã chấp nhận sống chung với súng đạn như một phần của cuộc sống”. Song một trong những nguyên tắc sống mà anh theo đuổi là nói không với súng dưới bất kỳ hình thức nào, và anh sẽ không tranh cãi với những người trái quan điểm.
Anh Minh mong muốn chính phủ thắt chặt việc mua bán vũ khí có khả năng sát thương hàng loạt và giới hạn đối tượng được phép mua súng bằng các biện pháp như kiểm tra lịch sử phạm tội, bệnh về tâm lý… Dù vậy, cả anh và anh Long đều cho rằng chuyện này sẽ tiếp tục bế tắc vì quyền lực của các nhóm vận động hành lang như Hiệp hội Súng trường quốc gia.
“Tôi không hy vọng gì nhiều vào việc nước Mỹ sẽ thay đổi. Mọi chuyện cứ luẩn quẩn thế nên mình phải tự tìm cách bảo vệ mình thôi”, anh Long nói.
Hàng nghìn người tuần hành tại Mỹ kêu gọi ngăn chặn bạo lực súng đạn
Ngày 11/6, hàng nghìn người Mỹ đã xuống đường kêu gọi hành động nhằm giải quyết vấn đề bạo lực súng đạn đang nhức nhối tại quốc gia này.
Người dân Mỹ tuần hành kêu gọi ngăn chặn bạo lực súng đạn tại quảng trường National Mall ở thủ đô Washington, ngày 11/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Những người tuần hành thuộc mọi độ tuổi đã đổ về quảng trường National Mall tại thủ đô Washington, nơi các nhà hoạt động đã đặt hơn 45.000 bình hoa trắng tưởng niệm cho mỗi nạn nhân thiệt mạng do súng đạn tại Mỹ trong năm 2020. Những người tham gia đã mang theo biểu ngữ với dòng chữ "Bảo vệ người dân chứ không phải súng", "Không có chỗ cho nỗi sợ hãi tại trường học".
Không chỉ riêng thủ đô Washington, hàng trăm cuộc tuần hành khác cũng đã diễn ra trên khắp nước Mỹ trong ngày 11/6, trong đó có thành phố Parkland của bang Florida, nơi các nhà hoạt động giương cao biểu ngữ "Liệu tôi có phải là người tiếp theo". Hàng nghìn người cũng đã xuống đường tại thành phố New York. Tại quận Brooklyn, các hàng rào trắng đã được dựng lên để tưởng nhớ các em bé bị sát hại tại thành phố Uvalde của bang Texas và ảnh những người thiệt mạng trong vụ xả súng tại thành phố Buffalo của bang New York.
Hai vụ xả súng nghiêm trọng tại một trường tiểu học ở bang Texas và một siêu thị ở bang New York vào tháng trước là nguyên nhân dẫn đến các cuộc tuần hành do tổ chức March For Our Lives tổ chức. Đây là một tổ chức do sinh viên điều hành với các thành viên sáng lập là những nạn nhân may mắn sống sót sau vụ xả súng tại trường trung học ở thành phố Parkland, Florida, hồi tháng 2/2018. Một tháng sau đó, cuộc tuần hành tại thủ đô Washington do March For Our Lives phát động đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia.
Cuộc tuần hành mới nhất đã thể hiện sự thất vọng của người dân khi các cơ quan chức năng không đạt được tiến triển trong việc ngăn chặn bạo lực súng đạn. Theo nhóm nghiên cứu Gun Violence Archive, đây là nguyên nhân đã cướp đi sinh mạng của hơn 19.300 người tại Mỹ từ đầu năm tới nay, với hơn một nửa là do tự tử.
Việc dễ dàng tiếp cận vũ khí và các vấn đề về sức khỏe tâm thần góp phần dẫn đến các vụ tấn công bằng súng, điển hình như vụ xả súng tại trường tiểu học Robb tại thành phố Uvalde, bang Texas, khiến 19 học sinh và 2 giáo viên thiệt mạng vào ngày 24/5 vừa qua. Thủ phạm đã mua 2 khẩu súng trường ngay sau khi đủ 18 tuổi.
Những người ủng hộ kiểm soát súng đạn đã kêu gọi chính quyền ban hành các quy định hạn chế chặt chẽ hơn hay thậm chí là cấm sử dụng súng. Tuy nhiên, nhóm phản đối lại cho rằng các vụ xả súng quy mô lớn chủ yếu là do vấn đề tâm thần, chứ không liên quan đến vũ khí. Tuần này, Hạ viện Mỹ hiện do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua gói đề xuất nhằm nâng độ tuổi mua súng bán tự động từ 18 lên 21 tuổi, song đảng này không có đủ 60 phiếu cần thiết để đưa vấn đề ra Thượng viện. Trong khi đó, một nhóm các nghị sĩ của hai đảng cũng đang phác thảo đề xuất kiểm soát chặt súng đạn, nhiều khả năng đây sẽ trở thành nỗ lực nghiêm túc đầu tiên về các cải cách quy định kiểm soát súng trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, đề xuất này không bao gồm việc cấm sử dụng vũ khí tấn công hay kiểm tra lý lịch cá nhân khi cấp phép sử dụng như kỳ vọng của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Lại xả súng đẫm máu ở Mỹ, 3 người chết và 11 người bị thương Một vụ xả súng đã khiến 3 người chết và ít nhất 11 người bị thương ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania (Mỹ) vào đêm 4.6. Nhà chức trách phong tỏa hiện trường vụ xả súng ở Philadelphia vào ngày 5.6. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH CBS NEWS CBS News dẫn lời các nhà chức trách Mỹ cho biết một vụ xả súng đã...