“Người Việt nói tiếng Việt, viết chữ Việt”
Vừa qua, PGS-TS ngôn ngữ học Phạm Văn Tình có bài viết: “Tệ sùng bái chữ Hán: Không đọc được, không hiểu được thì viết làm gì?!”.
Nhà ngôn ngữ học phân tích, vì nhiều lý do, Việt Namđã tiếp nhận, sử dụng và chịu ảnh hưởng rất nhiều văn hóa Hán học trong một thời gian dài, các triều đại nhà nước phong kiến nước ta sử dụng chữ Hán là “quốc tự”.
Sau đó, chữ Latin dần thay thế chữ Hán, sự thay thế này không phải không có “xung đột”. Đã có thời kỳ, dưới thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam đã tồn tại hiện tượng tam ngữ bất bình đẳng (chữ Pháp trong hệ thống hành chính nhà nước, chữ Hán trong tầng lớp nhà Nho, chữ quốc ngữ trong dân chúng). Nhưng dần dần, chữ quốc ngữ đã vượt lên và khẳng định vững chắc vị thế “độc tôn” không thể thay thế trong đời sống, văn hóa người Việt.
Nhưng đáng buồn, hiện nay, những ngôi chùa, lăng tẩm, các nhà thờ họ tộc dù mới xây dựng đều ghi chữ Hán. Nhà ngôn ngữ học kiến nghị, với các công trình làm mới thì không nên “cổ hóa” bằng chữ Hán, mà thay bằng chữ Việt.
Video đang HOT
Và nhà ngôn ngữ học cũng lường trước: “Ý kiến này của tôi chắc sẽ có nhiều người không đồng tình, thậm chí phản đối, cho là tôi nhân danh chữ Việt mà cố “lên gân”.Nhưng ông vẫn khẳng định “Người Việt nói tiếng Việt, viết chữ Việt. Đó là cách tốt nhất để bảo tồn văn hóa Việt”.
Tuy nhiên, tôi cho rằng đã đến lúc ý kiến này phải được nghiêm túc xem xét. Nếu suy nghĩ thật rộng, trong thời đại mới, sự ảnh hưởng của chữ Hán trong văn hóa Việt giờ không còn như trước. Hãy trả nó về vị trí là một ngoại ngữ, không hơn không kém, như tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức…. .Đó mới là vị trí của chữ Hán hiện nay.
Đã có bài học về việc “thiếu hiểu biết” chữ Hán này. Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều đèn lồng có chữ Tam Sa và Nam Sa (bằng tiếng Trung) được tuồn vào Việt Nam. Một số người dân mua đèn về treo, và cái gọi là “thành phố Tam Sa” xuất hiện công khai tại Việt Nam.
Nhưng có điều đáng mừng, khi biết những chữ nước ngoài đó là “Tam Sa” hay “Nam Sa” thì dân mình tự ý tháo bỏ, tiêu hủy. Điều đó thể hiện tính tự tôn dân tộc nhằm khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Như nhà ngôn ngữ học nổi tiếng W. Humboldt nói: “Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc và linh hồn của dân tộc chính là ngôn ngữ”.
Có lẽ chúng ta chưa quen với những ngôi chùa viết chữ quốc ngữ, nhìn nó có vẻ thiếu cổ kính. Nhưng hẳn chúng ta nhiều người chưa biết, những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa đều được xây dựng theo phong cách truyền thống, một gian hai chái, hay ba gian hai chái, mái cong với những đầu đao. Một trong những điều làm Phật tử và tất cả những người đến những ngôi chùa đều vô cùng ngưỡng mộ là các hoành phi, câu đối đều bằng chữ quốc ngữ.
Câu đối ở chùa Trường Sa Lớn: “Uy thần biển đảo cổ vẫn truyền/ Chùa Phật Trường Sa nay còn tỏ”. Tại chùa trên đảo Sinh Tồn : “Cá đọc kệ được thành tiên/Rồng nghe kinh mà mộ đạo”. Ở chùa Song Tử Tây có câu đối: “Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam/Quần đảo huy hoàng chất ngất biển Đông ngời thắng cảnh”.
Những câu đối ngắn gọn, thuần Việt vừa nói lên sức cảm hóa to lớn của đạo Phật, vừa khẳng định được chủ quyền của Tổ quốc ta đã có tự ngàn xưa trên mảnh đất nơi tiền tiêu hải đảo.
Vậy nên, theo tôi, trong những công trình mới xây, xin đừng ghi ngoại ngữ nữa.
Theo vietbao
Tệ sùng bái chữ Hán: Không đọc được, không hiểu được thì viết làm gì?!
"Đến nay vẫn còn rơi rớt sự sùng kính thái quá chữ Hán, thậm chí là sợ hãi... tiếp nối mấy bác "hay chữ lỏng" mang chữ Hán ra dọa, hù nhau như ở làng xưa!". Đây là một điều rất đáng suy nghĩ.
Chữ Hán (loại chữ vuông biểu ý) là một thành tựu, một giá trị đáng ghi nhận về mặtvăn hóa của Trung Quốc và của cả nhân loại. Vì nhiều lý do, Việt Nam (và một số nước Châu Á khác) đã tiếp nhận, sử dụng và chịu ảnh hưởng rất nhiều văn hóa Hán học trong một thời gian dài. Việc học chữ Hán là một yêu cầu bắt buộc đối với học trò và trình độ của lớp nhân sĩ, trí thức phụ thuộc vào năng lực hiểu biết chữ Hán của họ. Các triều đại nhà nước phong kiến nước ta chấp nhận sử dụng chữ Hán là "quốc tự" trong các văn bản hành chính, đối nội và đối ngoại. Các sáng tác văn thơ, công trình khoa học, sử học... của nhiều thế hệ tiếp nối nhau được lưu lại cho tới nay bằng chữ Hán (là chính).
Chữ Hán còn hiển hiện qua các di tích mang tính tín ngưỡng, tôn giáo như đình đền, chùa chiền, miếu mạo... mà đó thực sự được coi là di sản vô giá để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu. Dù chữ Pháp, văn hóa Pháp, văn hóa phương Tây sau này tiếp tục ảnh hưởng và ghi dấu ấn trong lịch sử nước ta thì chữ Hán, văn hóa Trung Hoa vẫn đứng ở vị trí cao hơn, sâu đậm hơn.
Tuy nhiên, sau khi có chữ quốc ngữ (dùng mẫu tự Latin) ra đời vào giữa thế kỷ 17 thì nền văn hóa Việt Nam đã có những bước chuyển mang tính lịch sử. Với hệ thống 29 chữ cái, cách viết đơn giản, dùng để ghi âm từ ngữ, lời nói, chữ quốc ngữ được phổ cập và nhanh chóng đi vào mọi hoạt động của đời sống, văn hóa người Việt. Đã có thời kỳ, dưới thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam đã tồn tại hiện tượng tam ngữ bất bình đẳng (chữ Pháp trong hệ thống hành chính nhà nước, chữ Hán trong tầng lớp nhà Nho, chữ quốc ngữ trong dân chúng), nhưng dần dần, chữ quốc ngữ đã vượt lên và khẳng định vững chắc vị thế "độc tôn" không thể thay thế.
Ấy vậy mà, trong các công trình tín ngưỡng và tôn giáo bây giờ, mọi chỗ đều chỉ dùng chữ Hán. Nếu là các di tích kiến trúc cũ hoàn toàn, hoặc một số cần trùng tu, phục dựng, thì việc "giữ nguyên hiện trạng" các văn bản chữ Hán là cần thiết. Nhưng với các công trình làm mới thì người ta cũng tìm đủ cách để điểm xuyết cho bằng được mấy chữ vuông nom rất "bí hiểm" kia vào. Chùa Bái Đính (được xây mới tinh), tuyệt nhiên không có một dòng chữ quốc ngữ nào (ghi ở những nơi trang trọng từ cổng, tam quan đến nội thất nhà chùa). Chữ quốc ngữ may chăng chỉ thấy trên các biển hiệu, các thông báo, quy định chỉ dẫn của ban tổ chức... Ngay cả các công trình tín ngưỡng khác (đền thờ các nhân vật lịch sử, nhà thờ...) làm mới, nhưng lại được "cổ hóa" bằng chữ Hán.
Nhà thờ họ tộc Việt 100% cũng ghi chữ Hán. Mà các chữ viết vào đây phải viết bằng chữ Hán cổ (dạng phồn thể) chứ không phải là Hán hiện đại (dạng giản thể). Sinh viên học tiếng Trung Quốc hiện nay (chỉ quen cách viết giản thể) hoàn toàn chịu không đọc nổi chữ Hán cổ. Viết chữ mà đại đa số mọi người trong cộng đồng không đọc được, không hiểu được thì viết làm gì? Nguyễn Bỉnh Quân đã nói đúng: "Gốc ở ta đâu ở mấy chữ đó". Theo tôi, chúng ta hoàn toàn có thể "quốc ngữ hóa" tất cả những chỗ ghi chữ Hán ở các công trình tín ngưỡng, tôn giáo được làm mới hiện nay. Dĩ nhiên, bằng một cách thể hiện theo tự dạng Latin sao cho phù hợp và có tính thẩm mỹ.
Ý kiến này của tôi chắc sẽ có nhiều người không đồng tình, thậm chí phản đối, cho là tôi nhân danh chữ Việt mà cố "lên gân". Nhưng với tư cách một người quan tâm tới ngôn ngữ, tôi nghĩ mọi văn bản viết ra trước hết đều phải có giá trị giao tiếp cho đa số. Người Việt nói tiếng Việt, viết chữ Việt. Đó là cách tốt nhất để bảo tồn văn hóa Việt.
Theo vietbao
Mỗi người đều tự hào về "tiếng địa phương" của mình "Ai cũng tự hào về tiếng địa phương của mình. Nếu người nào ở đâu đó ra Hà Nội lập nghiệp mà không muốn nói giọng Hà Nội thì có làm sao?!". Đó là chia sẻ của NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, là người hướng dẫn tiếng nói trên sân khấu và tiếng...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sẽ xử lý người hít xà đơn gây phản cảm trên tàu metro Bến Thành - Suối Tiên

Nguyên nhân vụ rò rỉ khí khiến 1 người chết, 40 người nhập viện

Long An dự kiến còn 60 xã, tên tỉnh sẽ đặt cho phường có vị trí đắc địa

Máy bay Trung Quốc chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên

Công an vào cuộc vụ rơi lan can khiến 3 nữ sinh ở Nghệ An bị thương

Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Bạn gái gia thế "trâm anh thế phiệt" của Vũ Văn Thanh: Từng tự ti vì nặng 70kg, giờ lột xác "thắt đáy lưng ong"
Sao thể thao
14:39:41 15/04/2025
Tổng thống Liban phủ nhận đàm phán bình thường hóa quan hệ với Israel
Thế giới
14:37:51 15/04/2025
Cô gái sống trong căn phòng nhỏ như cái tủ ở Hàn Quốc
Lạ vui
14:25:30 15/04/2025
Sao nam Vbiz bị "Dispatch" Trường Giang khui chuyện huỷ hôn đã có bạn gái mới?
Sao việt
13:59:23 15/04/2025
Lời khai nhóm 'Lợn rừng' bảo kê xây dựng ở Hà Nội
Pháp luật
13:39:19 15/04/2025
Tại sao người Nhật thường đặt chai nước quanh nhà thay vì cất tủ lạnh?
Sáng tạo
13:16:24 15/04/2025
Siêu phẩm này sẽ khiến iPhone 18 và Galaxy S26 khiếp sợ
Thế giới số
13:02:55 15/04/2025
Hàng triệu người theo dõi Elon Musk chơi game trên chuyên cơ
Netizen
12:50:43 15/04/2025
Song Hye Kyo bị 1 nữ diễn viên làm bỏng da
Sao châu á
12:10:04 15/04/2025
Tử vi 3 con giáp may mắn nhất thứ Ba (15/4): Giàu có vang danh, phú quý đủ đường
Trắc nghiệm
12:09:49 15/04/2025