“Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất”
“Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914-1918)” là tên cuộc triển lãm ảnh do Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF) tổ chức tại trụ sở của Hội tại Paris từ ngày 19/11 đến ngày 30/12.
Pano giới thiệu Triển lãm ảnh về Người Việt Nam trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất tại Pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, hơn 100 bức ảnh tư liệu được khai thác từ Kho Hình ảnh tư liệu quân sự được lưu giữ tại Thư viện Tài liệu đương đại quốc tế của Pháp đã cho thấy điều kiện sống và làm việc của những người Việt Nam đầu tiên bị Chính phủ bảo hộ Pháp đưa sang “mẫu quốc” trong những năm đầu thế kỷ XX để phục vụ chiến tranh.
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc triển lãm, đại diện ban lãnh đạo UGVF cho biết cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Pháp là một cộng đồng có truyền thống lâu đời nhất. Năm nay, nước Pháp kỷ niệm 100 năm Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đây là dịp để UGVF tổ chức hoạt động tưởng nhớ những người Việt Nam bị chính quyền thực dân đưa sang Pháp để phục vụ chiến tranh, nhưng thường bị lãng quên trong các lễ kỷ niệm tại Pháp.
Nhà sử học Pierre Brocheux giới thiệu bối cảnh lịch sử khi người Việt Nam bị trưng dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Nhân dịp này, nhà sử học Pierre Brocheux đã giới thiệu bối cảnh lịch sử khi gần 100.000 người Việt Nam được tuyển dụng và đưa sang Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Theo ông, những người này vừa là “thợ” vừa là “lính”, làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực như hậu cần, chế tạo vũ khí và quân dụng, thu dọn chiến trường, vận chuyển thương binh và trực tiếp tham gia chiến đấu. Cụ thể, 4 tiểu đoàn chiến đấu lính thuộc địa Đông Dương đã được thành lập, trong đó 2 tiểu đoàn chiến đấu chống lại quân Đức trên các chiến trường ở Đông Bắc nước Pháp, 2 tiểu đoàn còn lại chiến đấu ở mặt trận phía Đông bao gồm Hy Lạp, Macedonia chống lại các đạo quân đến từ Áo, Bulgaria và Albania. 15 tiểu đoàn khác cũng được hình thành để làm công tác hỗ trợ hậu cần cho quân đội. Họ là những người thợ được đưa đến làm việc tại các kho vũ khí, xưởng thuốc súng và các xưởng quân giới khác thay thế những người Pháp phải ra chiến trường.
Video đang HOT
Bạn bè Pháp và kiều bào chăm chú xem các bức ảnh tư liệu
Theo các tài liệu lưu trữ, gần 100.000 người xuất thân chủ yếu từ các vùng quê nghèo của Việt Nam được huy động cho các cuộc chiến tranh của Pháp trên tổng số 340.000 lính thuộc địa đến từ châu Phi và Đông Dương là một một tỷ lệ khá lớn. Ngoài ra, Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Bên cạnh đó, hàng chục tấn vũ khí và hàng hóa các loại cũng được chuyển từ Đông Dương thuộc địa nhằm cung ứng cho chiến trường tại Pháp. Đối với những người lao động Việt Nam, hành trình di chuyển cực khổ đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Khi đến Pháp, họ phải làm những công việc nặng nhọc và độc hại. Nhiều người trong số họ đã sớm nhận thức được sự phi nghĩa khi nước Pháp bắt người dân các nước thuộc địa phải đổ máu và chi tiền cho cuộc chiến tranh của họ.
Ảnh tư liệu về những người lính thợ Việt Nam được khai thác từ Thư viện tư liệu quốc tế đương đại của Pháp
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Pháp, nhà nghiên cứu Franois Triệu, người đã dành 4 tháng để nghiên cứu và tập hợp các bức ảnh tư liệu cho biết, đối với ông, một người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Pháp, triển lãm này là một “nghĩa vụ tinh thần” nhằm thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn với những hy sinh của lớp người đi trước. Đồng thời, nó cũng cho người Pháp và người Việt Nam tại Pháp thấy được một phần trang sử đã qua, để hiểu và trân trọng những gì có được ngày nay.
Tin, ảnh theo: Bích Hà (P/v TTXVN tại Paris)
Tin tức
Việt Nam tổ chức hội thảo ASEM không chính thức về quyền con người
Việt Nam chức hôi thảo này thể hiện chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người và vai trò thành viên viên tích cực, có trách nhiệm của ASEM và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Chiều 18/11/2014, Hội thảo không chính thức lần thứ 14 của Diễn đàn Á- Âu (ASEM) về quyền con người do Bô Ngoai giao Viêt Nam va Quy A-Âu (ASEF) phôi hơp tô chưc đã khai mạc tại Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức sự kiện này. Tham dự hội thảo có trên 120 đại biểu đại diện các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu và tổ chức xã hội, nghề nghiệp của 53 thành viên ASEM.
Với chủ đề "Quyền con người và Doanh nghiệp", hội thảo tập trung thảo luận 4 nội dung chính, gồm trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm doanh nghiệp bảo vệ quyền con người, trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm quyền con người, các biện pháp khắc phục và phối hợp giữa các bên liên quan.
Khai mạc Hội thảo không chính thức lần thứ 14 của ASEM về quyền con người chiều ngày 18/11 tại Hà Nội
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con người và doanh nghiệp trong nỗ lực của các thành viên ASEM thúc đẩy phục hồi kinh tế, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ứng phó vơi nhưng hê qua cua khung hoang kinh tê-tai chinh va suy thoai kinh tê toan câu.
Thư trương cung cho rằng môi quan hê giưa quyên con ngươi va doanh nghiệp có ý nghĩa quan trong va la một thanh tô đang kê gop phân thuc đây va bao đảm quyên con ngươi. Cac kinh nghiệm va đê xuât đươc trao đôi taihội thao se gop phân gơi mơ cho tưng Chinh phu thanh viên ASEM va cac doanh nghiêp A-Âu nhưng biện phap vê xây dưng chinh sach phu hơp vơi điêu kiên cu thê.
Thư trương Nguyên Trọng Đàm khẳng định doanh nghiệp và bao đam quyên con ngươi cũng la nội ham quan trong trong nô lưc thu hep khoang cach phat triên, xây dưng Công đông ASEAN 2015 phat triên bên vưng, năng đông, tư cương va găn kêt.
Tiêp theo 13 Hôi thao ASEM không chinh thưc vê quyền con người kê tư năm 1997, hội thảo lần này la dip tăng cương đôi thoai, hiêu biêt lân nhau giưa nhân dân hai châu luc trên cơ sơ binh đăng, tôn trong nhưng ban săc riêng, vơi tinh thân xây dưng, đê cung đong gop cho cac gia tri chung cua nhân loai.
Tối cùng ngày, tại chiêu đãi dành cho đại biểu dự hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cảm ơn các nước đã cử đại biểu đến tham dự hội thảo, đánh giá cao vai trò của ASEM trong thúc đẩy hợp tác Á-Âu nói chung, nhấn mạnh việc Việt Nam đăng cai tổ chức hội thảo là phù hợp với chính sách nhất quán và chủ trương tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề quyền con người và vai trò thành viên viên tích cực, có trách nhiệm của ASEM và Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.
Trước đó, sáng ngày 18/11/2014 đã diễn ra hoạt động bên lề Hội thảo với chủ đề "Thỏa ước lao động" do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức. Hoạt động này đã nhận được sự quan tâm cao, với sự tham gia của khoảng 70 đại biểu trong nước và quốc tế.
Hội thảo Hội thảo không chính thức lần thứ 14 của ASEM sẽ diễn ra trong ba ngày từ 18-20/11/2014 với các phiên thảo luận nhóm dành riêng cho đại biểu.
Hội thảo không chính thức của ASEM về quyền con người được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1997 và đến nay đã trở thành một hoạt động thường niên của ASEM, luân phiên giữa các quốc gia châu Á và châu Âu, là một kênh đối thoại, trao đổi ý kiến, nhằm tăng cường hiểu biết giữa các nước thành viên ASEM.
Nam Hằng
Theo dantri
Quân đội Ukraine kiểm soát các tiểu đoàn tình nguyện đông nam Ngày 11-11, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Stepan Poltorak cho biết, các tiểu đoàn tình nguyện của Ukraine, đang hoạt động ở miền đông nam, sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của quân đội nước này. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine, ông Poltorak cho hay, Bộ Quốc phòng Ukraine đã quyết định đặt...