Người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ không phải trả phí cách ly tập trung
“Trong mọi trường hợp, người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ, cách ly tập trung ở cơ sở của quân đội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý không thu phí”.
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại Cuộc họp Ban Chỉ đạo về công tác phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay, diễn ra vào chiều 15/1, tại trụ sở Chính phủ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Hoàn thiện quy trình đón người trở về từ khu cách ly tập trung
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết, Bộ đã rà soát lại việc tổ chức đưa đón, bàn giao, tiếp nhận người cách ly; có văn bản hướng dẫn các địa phương theo nguyên tắc, khi địa phương tiếp nhận người trở về từ các khu cách ly tập trung phải có đầy đủ các điều kiện, trong đó phải có giấy xác nhận kết quả xét nghiệm. Bên cạnh đó, Bộ Y tế chỉ đạo, các đơn vị, đặc biệt bộ phận y tế của các khu cách ly, hướng dẫn người được cách ly tập trung tiếp tục theo dõi sức khoẻ trong vòng 14 ngày tiếp theo tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh…
Cùng với đó, phần mềm quản lý người thực hiện cách ly tập trung đã được triển khai. Theo đó, Ban Quản lý các khu cách ly tập trung; chính quyền, y tế, công an xã/phường (nơi có người cách ly tập trung trở về), được cung cấp tài khoản để sử dụng, quản lý dữ liệu thông tin. Hệ thống sẽ quản lý toàn bộ hành trình của từng người nhập cảnh, từ khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam đến khi trở lại sinh hoạt trong cộng đồng.
Báo cáo về tình hình nhập cảnh trên đường thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, sau khi khảo sát, làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng – hai địa phương có nhiều điểm chung như đều có sân bay, đường thủy… Theo phản ánh, cả hai địa phương đều xuất hiện tình trạng người nhập cảnh vào Việt Nam không khai báo y tế trước khi lên máy bay, người nhập cảnh trái phép trên đường biển…
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo có các phương án hướng dẫn để Khánh Hòa, thành phố Đà Nẵng, cũng như các địa phương khác trên cả nước thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả tình trạng người nhập cảnh hợp pháp, không hợp pháp vào Việt Nam.
Kéo dài thời gian cách ly với người nhập cảnh vào Việt Nam từ vùng có biến chủng mới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo cuộc họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chỉ đạo tại Cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đến nay, công tác phòng, chống dịch vẫn giữ vững được kết quả, cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong nước. Tính đến ngày 15/1, Việt Nam có 45 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Tổng số ghi nhận 1.536 ca mắc COVID-19, trong đó có 876 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 660 ca mắc trong nước.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên thế giới với các ca mắc mới, ca tử vong tăng lên cao mỗi ngày, các thành viên Ban Chỉ đạo nêu rõ, nguyên nhân chủ yếu do sự xuất hiện của chủng mới của virus SAR-CoV-2; tâm lý khi có vaccine ngừa COVID-19; các nước nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch trong dịp nghỉ Lễ Giáng sinh, năm mới…
Ở trong nước, nhiều tháng qua, Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo giữ an toàn, đặc biệt trong thời gian tới, chuẩn bị Tết Nguyên đán 2021, Đại hội XIII của Đảng…
Đối với các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam, các ý kiến nhận định, một số chuyến bay giải cứu công dân, đưa người Việt Nam kết hợp với chuyên gia nước ngoài vào trong nước đều thực hiện cách ly y tế nghiêm túc. Do đó, hầu hết những người này không tạo ra ổ dịch lớn trong cộng đồng. Tuy nhiên, do chủng mới của SARS-CoV-2 xuất hiện, Việt Nam hạn chế tối đa các chuyến bay từ nước ngoài vào Việt Nam.
Đến nay, do chưa có kết luận chính thức về chủng mới của SARS-CoV-2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị nâng cao tinh thần cảnh giác; người nhập cảnh vào Việt Nam từ một số nước, vùng lãnh thổ xuất hiện chủng mới của SARS-CoV-2 sẽ phải kéo dài thời gian cách ly tập trung. Trường hợp người nước ngoài nhập cảnh được quy định có thể cách ly dưới 14 ngày, đến nay, phải cách ly tối thiểu 14 ngày.
Trước thực tế, một số trường hợp phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2 sau 14 ngày cách ly tập trung, Ban Chỉ đạo quyết định, người nhập cảnh vào Việt Nam từ một số nước, vùng lãnh thổ sẽ phải cách ly dài hơn 14 ngày.
Phó Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh các Bộ: Y tế, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông hoàn thiện, cập nhật lại hệ thống quản lý thông tin về dịch bệnh, đặc biệt những người nhập cảnh vào Việt Nam thực hiện theo quy trình khép kín. Theo đó, từ khi đăng ký để được cơ quan ngoại giao, hàng không Việt Nam bố trí về nước, các đối tượng này phải khai báo y tế bắt buộc, trong đó đăng ký rõ nơi cách ly, nơi ở sau khi hoàn thành cách ly. Từ đó, toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch bệnh trong nước chủ động, sẵn sàng chuẩn bị phương án.
“Kiên quyết không để lọt bất cứ trường hợp nào như thời gian vừa qua. Dứt khoát không được để tình trạng, về đến sân bay rồi mới phát hiện chưa khai báo y tế”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
Bên cạnh yêu cầu tập huấn việc thực hiện hệ thống theo dõi thông tin người thực hiện cách ly, Phó Thủ tướng yêu cầu quản lý chặt chẽ, ngăn chặn triệt để những người nhập cảnh bất hợp pháp. “Trong mọi trường hợp, người Việt Nam nhập cảnh qua đường bộ, cách ly tập trung ở cơ sở quân đội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý không thu phí”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ đường thủy, Phó Thủ tướng đề nghị, ngoài việc tăng cường lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, công an…; chính quyền cơ sở phải tích cực tuyên truyền, vận động để gia đình có người thân ở nước ngoài vận động người nhà khai báo y tế đầy đủ và thực hiện cách ly nghiêm túc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về nguy cơ dịch bệnh từ những người nhập cảnh bất hợp pháp; yêu cầu người dân báo cho chính quyền địa phương khi phát hiên người trở về từ nước ngoài.
“Đây là trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh của toàn cộng đồng. Nếu lơ là, có nghĩa vô hình chung đã sẽ tiếp tay cho việc nhập cảnh trái phép và có thể sẽ gieo rắc mầm bệnh vào trong cộng đồng”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Đảm bảo an toàn chống dịch bệnh trên toàn quốc
Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang, thành viên Ban Chỉ đạo phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo nhận định, đến nay, cả nước đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh có tính chất dài hơi hơn trong cộng đồng như thực hiện thông điệp 5K, cập nhật thông tin trên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19… Cùng với đó, trong nước đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, sản xuất vaccine, tuy nhiên, biện pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay vẫn là thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như đã triển khai trước đó.
Đáng chú ý, Đại hội XIII của Đảng sẽ chính thức diễn ra từ ngày 25/1 sắp tới. Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIII của Đảng đã chỉ đạo, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo tham gia công tác đảm bảo an toàn cho Đại hội. Tuy nhiên, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị phải tăng cường biện pháp chống dịch ngay từ bên ngoài, đặc biệt trong thời gian diễn ra Đại hội, dịp sát Tết Nguyên đán.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn gửi tất cả các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong thời gian tổ chức Đại hội XIII của Đảng, nhiều đồng chí lãnh đạo, trong đó, có thể có những đồng chí đang là thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của các bộ, ngành, địa phương sẽ tham gia đoàn Đại biểu dự Đại hội.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch trong điều kiện dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của chủng mới virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh hơn đã xuất hiện ở nhiều nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống dịch theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch; phân công cán bộ xử lý công việc thay các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia Đoàn đại biểu đi dự Đại hội XIII của Đảng.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các Bộ, ngành, địa phương rà soát kỹ các biện pháp, kịch bản phòng, chống dịch trong lĩnh vực, địa bàn. Các đồng chí hiện là Trưởng ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo nếu tham gia Đoàn đại biểu đi dự Đại hội cần bàn giao, thống nhất cơ chế điều hành, cơ chế thông tin với các đồng chí được phân công thay mình xử lý công việc liên quan tới phòng, chống dịch, đảm bảo công tác phòng, chống dịch thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.
“Cố gắng đảm bảo an toàn chống dịch không chỉ trong Đại hội mà trên toàn quốc”, Phó Thủ tướng nêu rõ; đồng thời đề nghị Bộ Y tế cùng với Văn phòng Chính phủ, Văn Phòng Trung ương Đảng rà soát lại các cơ chế thông tin điều hành, đảm bảo góp phần giữ vững kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước.
Đưa hơn 350 công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước an toàn
Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cam Ranh, tổ bay và tất cả hành khách từ Nhật Bản đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN)
Ngày 29/8, các cơ quan chức năng của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Việt Nam Airlines) đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhật Bản đưa hơn 350 công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước an toàn.
Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người ốm đau, người lao động hết hạn hợp đồng, sinh viên không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác. Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục tại sân bay.
Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không Việt Nam Airlines đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cam Ranh, tổ bay và tất cả hành khách đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Thời gian tới, việc đưa công dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước sẽ được sắp xếp theo nguyện vọng của công dân, phù hợp với tình hình dịch bệnh và năng lực cách ly trong nước./.
Năm 2021, bao phủ bảo hiểm y tế với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu trong năm 2021, quyết tâm triển khai hỗ trợ bảo hiểm y tế cho 5% số người cao tuổi thuộc diện nghèo (trên 500.000 người) chưa có bảo hiểm y tế. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam chủ trì hội nghị. (Ảnh: Dương...