Người Việt Nam cần làm gì khi COVID-19 đang lây lan trong cộng đồng?
Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, người dân không nên quá lo lắng, nhưng cũng không được chủ quan vì cơ quan chức năng chưa tìm được nguồn lây bệnh.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), trong tình hình dịch bệnh có ca lây nhiễm trong cộng đồng như hiện nay, do chưa xác định được nguồn lây nên việc quan trọng nhất đó là tăng cường giám sát, xét nghiệm mở rộng để phát hiện những trường hợp dương tính.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận số lượng ca COVID-19 trong một ngày lớn như vậy. Do đó, tình hình dịch bệnh được xác định là rất phức tạp.
PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế).
Mặc dù dịch đã lây lan trong cộng đồng, nhưng theo ông Phu, đến nay kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam được nâng lên nhiều so với giai đoạn đầu tiên. Do đó, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, người dân cũng không nên chủ quan. Bởi chúng ta cũng chưa xác định được nguồn lây bệnh của các bệnh nhân này. Ngoài ra, hiện cũng đang là thời điểm cuối năm, đông người đi lại, số lượng các phương tiện giao thông lớn, nếu trong đó có một ca bệnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan, rất nguy hiểm.
Về thắc mắc những ca bệnh mới phát hiện tại Hải Dương và Quảng Ninh có nhiễm biến chủng mới của virus corona hay không, ông Phu cho rằng, tuy chủng mới có tính chất lây lan mạnh. Nhưng để xác định được những ca bệnh có nhiễm chủng mới hay không thì cần phải giải trình tự gene.
Tương tự như trường hợp của cô gái nhập cảnh vào Nhật Bản. Trường hợp này được xác định nhiễm SARS-CoV-2 chủng mới do bên Nhật Bản giải trình tự gene. Nhưng tại Việt Nam, các bệnh nhân vẫn chưa thể xác định được.
Nếu sau khi giải trình tự gene, xác định các bệnh tại Việt Nam nhiễm biến chủng mới, thì công tác phòng, chống dịch sẽ càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. “Bởi qua nghiên cứu thì chủng mới này lây lan rất nhanh”.
Chuyên gia dịch tễ cũng khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuân thủ đúng quy định về phòng chống dịch; thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch và thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế”, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Chung quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM) cũng khuyến cáo, hiện nay dịch bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng. Do đó, ngoài việc cơ quan chức năng thực hiện thần tốc việc truy vết, rà soát, cách ly thì người dân cũng cân tự nâng cao cảnh giác về phòng, chống dịch. Đặc biệt là những người thuộc diện F1 hoặc đang ở vùng dịch. “Ai đang ở đâu thì ở yên chỗ đó để bảo vệ bản thân và cộng đồng”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Video: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu xử phạt nghiêm người không đeo khẩu trang
Ông Trần Đắc Phu: 'Lây nhiễm ở Hải Dương, Quảng Ninh rất phức tạp'
Chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu nhận định các ca nhiễm nCoV cộng đồng ở Hải Dương, Quảng Ninh rất phức tạp, chưa rõ nguồn lây, khuyến cao truy vết nhanh và xét nghiệm rộng.
Ông Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, trưa 28/1 cho biết các ca nhiễm mới chưa xác định được F0, vì vậy chưa rõ thời gian lây trong cộng đồng là bao lâu.
"Nhiều bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, dịch có thể lây lan mạnh khi người dân mất cảnh giác", ông Phu cảnh báo.
Trưa 28/1, Bộ Y tế công bố thêm 82 ca nhiễm mới, bao gồm 72 ca ở Hải Dương và 10 ca ở Quảng Ninh. Những ca nhiễm mới liên quan đến hai ca nhiễm cộng đồng gồm "bệnh nhân 1552" (nữ công nhân ở Hải Dương) và "bệnh nhân 1553" (nhân viên an ninh sân bay Vân Đồn, Quảng Ninh). Hai bệnh nhân này được ghi nhận sáng cùng ngày. Trong đó, "bệnh nhân 1552" tiếp xúc với cô gái dương tính với biến thể nCoV Anh tại Nhật Bản.
Biến thể này có khả năng lây tới 70%, nếu không được kiểm soát tốt có thể lây lan cho nhiều người trong cộng đồng, theo ông Phu. Do đó, mẫu của "bệnh nhân 1552" đang được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gene để xác định chủng nCoV. Quá trình cần khoảng 3 ngày mới có kết quả. Hiện chưa rõ có phải các bệnh nhân Hải Dương nhiễm biến thể mới này hay không.
Để nhanh chóng chặn nguồn lây, ông Phu khuyến cáo lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp quyết liệt gồm truy vết thật nhanh, phát hiện hết các nhóm người tiếp xúc từ F1 đến F3, xét nghiệm diện rộng để phát hiện ổ dịch và phong tỏa các ổ dịch nếu có. Toàn bộ người F1 đưa đi cách ly tập trung.
Đến sáng 28/1, giới chức y tế đã truy vết được 237 F1 của "bệnh nhân 1552" và 355 F1, 124 F2, 2 F3 của "bệnh nhân 1553". Lực lượng chức năng đang tiếp tục truy vết và lấy mẫu xét nghiệm những người các diện tiếp xúc.
Ông Phu nhấn mạnh: "Người dân không chủ quan, lơi lỏng các biện pháp phòng bệnh, áp dụng chặt thông điệp 5K gồm đeo khẩu trang, khử khuẩn tay, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người và khai báo y tế".
Các ca nhiễm mới đã chấm dứt 55 ngày không lây nhiễm cộng đồng tại Việt Nam. Hiện tổng số ca nhiễm là 1.635, tổng số khỏi 1.430, 35 người tử vong do Covid-19.
Nhân viên y tế xét nghiệm RT-PCR mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc "bệnh nhân 1553" tại Quảng Ninh, tối 27/1. Ảnh: UBND tỉnh Quảng Ninh.
Ca nhiễm biến chủng nCoV không có khả năng lây cộng đồng Chuyên gia dịch tễ Trần Đắc Phu cho rằng "bệnh nhân 1435" nhiễm chủng nCoV biến thể là trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay, nên không có khả năng lây cộng đồng. "Bệnh nhân 1435", sinh năm 1976, quê Trà Vinh, từ Anh nhập cảnh sân bay Cần Thơ hôm 22/12/2020, cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh. Cùng chuyến...