Người Việt “lùn” nhất khu vực châu Á
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chiều cao người Việt thấp nhất khu vực châu Á.
Theo bà Lâm, trong 30 năm qua, người Việt cao lên nhưng rất chậm, 10 năm chỉ cao thêm được 1 cm.
“Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện là 164 cm, kém 8 cm so với người Nhật và 10 cm so với Hàn Quốc. Thậm chí còn thấp hơn Lào, Campuchia”, bà Lâm chia sẻ.
Người Việt thấp do bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lý giải, người Việt thấp do bị thiếu hụt dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, môi trường sống khiến trẻ mắc bệnh tiêu hóa, hô hấp, lười vận động.
Video đang HOT
Điều tra dinh dưỡng năm 2010, chiều cao của thanh niên Việt Nam hiện thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ 10-13cm, tức là hiện chỉ đạt 153cm đối với nữ và163,7cm đối với nam.
Theo bà Lâm, sự khác biệt về chiều cao và cân nặng của người Việt so với chuẩn quốc tế rõ rệt nhất là ở nhóm tuổi 6-12 tháng tuổi và 6-11 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi năm 2013 vẫn rất cao (gần 26%); chưa kể 29% thiếu máu, 51% thiếu kẽm, 14% thiếu vitamin A… gây ảnh hưởng rõ rệt lên kết quả học tập của trẻ.
Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia lý giải thêm, khẩu phẩn ăn của trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi mới chỉ đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng, 49% nhu cầu canxi; 35% nhu cầu về vitamin A có giá trị sinh học cao, i-ốt. Với chế độ ăn thiếu số lượng, kém chất lượng như vậy đã dẫn tới thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu canxi…
Bà cho rằng, sữa mẹ, chế độ ăn uống còn ảnh hưởng nhiều đến trí thông minh của trẻ. Chẳng hạn, cho trẻ ăn quá nhiều thịt trong một ngày, chỉ số IQ của trẻ sẽ bị giảm.
Ngoài ra, việc thiếu khu vui chơi trong nhà trường, nhiễm giun đường ruột… ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng và khả năng học tập của trẻ.
Bà Lâm cho biết, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nghiên cứu giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn rất quan trọng. Trong giai đoạn này, trẻ tăng nhanh về thể lực, phát triển giới tính và hình thành nhân cách.
Giai đoạn học sinh tiểu học từ 6-10 tuổi là giai đoạn có tốc độ phát triển chậm hơn nhưng rất quan trọng để tích lũy các chất dinh dưỡng cho phát triển thể lực nhanh ở giai đoạn vị thành niên sau này.
Khoảng 54% chiều cao tối đa của trẻ đạt được khi tròn 3 tuổi, 32% tối đa vào khoảng 12 tuổi và 14% còn lại vào 18 tuổi.
Giáo sư Dương Nghiệp Chí, Viện khoa học thể dục thể thao Việt Nam. người từng nhiều năm nghiên cứu về nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt, cho rằng, người Việt hiện thấp nhất trong khu vực là hệ quả của việc thiếu vận động, coi nhẹ thể dục thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Theo Khampha
WHO: Ebola gây ra cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trên thế giới
Theo WHO, kể từ khi bùng phát hồi tháng 4 vừa qua, dịch sốt Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 13/10 tuyên bố, đại dịch Ebola tại Tây Phi là cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trong thế giới hiện đại, song nhấn mạnh, những tác động về kinh tế có thể kiềm chế được nếu người dân được thông tin đầy đủ về dịch bệnh.
Dịch Ebola sẽ tiến triển thành cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu. (Ảnh: KT)
Theo Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Margaret Chan, 90% thiệt hại về kinh tế do bất kỳ dịch bệnh nào đều là do những biện pháp phòng tránh nhiễm trùng "phi khoa học và vô tổ chức" của con người.
Bà Margaret Chan cũng cho rằng, giáo dục cộng đồng về bất kỳ dịch bệnh bùng phát nào đều là chiến lược bảo vệ tốt nhất.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, kể từ khi bùng phát hồi tháng 4 vừa qua, dịch sốt Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.000 người, chủ yếu là tại các nước Tây Phi./.
Theo_VOV
Virus Ebola đặt thế giới trước thách thức chưa từng có LHQ hối thúc cộng đồng quốc tế thực hiện đúng các cam kết hỗ trợ và có các giải pháp thực tế để ngăn chặn dịch lây lan. Ngày 10/10, trong cuộc họp không chính thức tại Trụ sở LHQ ở New York, các quan chức LHQ gọi cuộc khủng hoảng dịch Ebola là thách thức chưa từng có do virus vẫn lây...