Người Việt khai chi 15.000 USD cho môi giới để tới Jeju làm việc
Hàn Quốc đang tìm kiếm 32 người Việt biến mất trên đảo Jeju, trong cuộc bỏ trốn được cho là có quy mô lớn nhất kể từ khi hòn đảo áp dụng luật miễn thị thực du lịch.
Giới chức Hàn Quốc bắt giữ người nước ngoài trong một vụ trốn trong xe chở phế liệu để lên phà từ Jeju vào đất liền. Ảnh: JejuIlbo
Báo Kyunghang daily dẫn Cục quản lý Xuất nhập cảnh Jeju cho biết tính đến hôm qua, giới chức đã tìm thấy 27 người Việt bỏ trốn và trục xuất về nước. Jejudo Daily đưa tin thêm rằng trong những người này, 26 người đã về nước, còn một người mất hộ chiếu đang đợi làm thủ tục trước khi bị trục xuất. Họ nằm trong số 59 người Việt Nam biến mất sau khi tới đảo Jeju hôm 12/1.
Hiện còn 32 người mất tích và cảnh sát và tuần duyên Hàn Quốc đang tích cực kiếm những người này. Báo cáo trước đó cho hay 56 người mất tích, tuy nhiên, phía công ty du lịch báo có thêm ba người nữa, nâng con số tổng cộng lên 59.
Giới chức hành pháp cho rằng nhiều khả năng những người này đến đảo Jeju nhằm trốn lại để lao động bất hợp pháp. Trong quá trình điều tra, những người Việt khai họ được hướng dẫn sau khi đến Jeju, ra sảnh khách sạn sẽ gặp người Hàn Quốc đưa đi tìm việc.
Những người bị bắt ở cơ sở chế biến thực phẩm nói họ chi khoảng 15.000 USD/người cho môi giới ở Việt Nam.
Cục quản lý Xuất nhập cảnh Hàn Quốc cho biết, ngoài việc tìm kiếm những người Việt Nam mất tích, họ cũng sẽ tìm kiếm những người Hàn Quốc môi giới tìm việc làm.
Video đang HOT
27 người bị bắt trong các ngày từ 13 đến 16/1. Ngày 13 và 14/1, cảnh sát tìm thấy 10 người đang ở tại các nhà nghỉ. Nhóm 10 người phủ nhận việc đến Jeju để trốn ra ngoài, cho biết họ chuyển ra thuê nhà trọ vì người quen tư vấn rằng như vậy sẽ tốt hơn.
Ngày 15/1, cảnh sát phát hiện ba người đang làm việc tại cơ sở chế biến thực phẩm ở ấp Hanlim, đảo Jeju. Đêm 15/1, họ tiếp tục tìm thấy 6 người đang cư trú tại các nhà nghỉ lân cận. Ngày 16/1, cảnh sát tìm thấy thêm 8 người khác ở hai nhà nghỉ tại ấp Hanlim.
Số người bỏ trốn sau khi đến Jeju qua từng năm. Đồ họa: KBS
Báo Hàn Quốc cho hay kể từ khi đảo Jeju bắt đầu áp dụng luật miễn visa du lịch vào năm 2002, đây là cuộc bỏ trốn có quy mô lớn nhất, với tổng cộng 59 người Việt Nam.
Theo thống kê, số người bỏ trốn sau khi du lịch vào Jeju liên tục tăng theo từng năm. Nếu như năm 2011, số người này là 282, thì năm 2015, con số lên tới 4.353 người, tức tăng gấp 15 lần. Theo Vn Express
Theo_Hà Nội Mới
Dân Trung Quốc kéo nhau nhập cư vào đảo Jeju
Với khoản đầu tư 500.000 USD, giới nhà giàu Trung Quốc có thể được cấp thị thực cư trú dài hạn trên hòn đảo lớn nhất Hàn Quốc.
Du khách Trung Quốc ghé thăm đảo Jeju của Hàn Quốc. Ảnh: NYTimes
Hơn 1.000 công dân Trung Quốc đã được phép cư trú dài hạn trên hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, sau khi bỏ ra một số tiền khá lớn để đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại khu vực này, Korean Times mới đây đưa tin.
Theo tập đoàn tư vấn bất động sản toàn cầu JLL, 99% người nộp đơn xin cư trú dài hạn trên đảo Jeju theo chương trình thu hút nhà đầu tư nước ngoài là công dân Trung Quốc, bởi hòn đảo này nằm cách Trung Quốc chưa đầy một giờ bay. Trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc hiện có 1,8 triệu người nước ngoài cư trú dài hạn, chủ yếu thông qua con đường hợp tác lao động, kết hôn.
"Quy định của chương trình này khá đơn giản: người nước ngoài sẽ được nhận quốc tịch Hàn Quốc khi chịu bỏ ra hơn 500.000 USD để mua một căn hộ trong khu dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, cao hơn khá nhiều so với giá nhà bình quân ở Jeju là 140.000 USD", ông Yongmin Lee, trưởng phòng nghiên cứu của JLL Hàn Quốc cho hay.
Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho hay từ tháng 3/2015 đến nay, có 1007 người nước ngoài xin định cư ở Jeju theo chương trình đầu tư trên, trong đó có 992 người Trung Quốc. Theo thống kê, cứ 10 nhà đầu tư Trung Quốc định cư ở hòn đảo này thì có 6 người tuổi từ 40 đến 59, và phần lớn đều đến từ những thành phố giàu có bậc nhất ở Trung Quốc.
Theo nhiều chuyên gia, yêu cầu đầu tư của Jeju thấp hơn khá nhiều so với nhiều nơi khác trên thế giới, bởi vậy nó thu hút được sự quan tâm của nhiều người Trung Quốc. Theo đó, người nước ngoài đầu tư hơn 500.000 USD và thuê hơn 5 công nhân địa phương sẽ được cấp visa F5 cư trú vĩnh viễn. Những người mua nhà sẽ được cấp visa cư trú tạm thời F2, và họ có thể nâng cấp lên F5 sau 5 năm.
Chương trình định cư này được chính quyền Jeju đưa ra vào năm 2010 sau khi được Bộ Tư pháp phê chuẩn, nhằm kích thích đầu tư nước ngoài vào hòn đảo. 4 địa phương khác của Hàn Quốc cũng đã áp dụng chính sách tương tự.
Nhiều người Trung Quốc quan tâm tới Jeju không chỉ vì sự gần gũi về địa lý, mà còn vì môi trường tự nhiên trên đảo, cũng như sự trì trệ của thị trường nhà đất Trung Quốc, nhu cầu về nhà ở nước ngoài của nhiều người giàu có nước này.
Khu căn hộ cao cấp trên đảo Jeju. Ảnh: Pinterest
Từ năm 2012, tập đoàn bất động sản Greenland lớn nhất Trung Quốc đã tới Jeju đầu tư vào thị trường căn hộ dành riêng cho người Trung Quốc. Mặc dù giá cao, các căn hộ này vẫn thu hút nhu cầu rất lớn và đạt tỷ lệ đặt cọc rất cao, theo JLL.
Tuy nhiên, chương trình định cư trên cũng gây ra nhiều quan ngại đối với người dân địa phương về sự phát triển thái quá của các khu dành cho người nước ngoài, và gần đây nó đã trở thành một đề tài chính trị gây tranh cãi trên đảo.
Giữa năm 2014, tân thị trưởng Jeju Won Hee-Ryong đã ra lệnh xem xét lại giấy phép xây dựng của các dự án lớn trên đảo, khiến một số công trình của Greenland bị trì hoãn.
Những thách thức này vẫn không cản trở được làn sóng người Trung Quốc đầu tư vào đảo Jeju trước khi chương trình trên hết hạn vào năm 2018. "Với sự bùng nổ chưa có dấu hiệu ngừng lại của ngành du lịch Trung Quốc, có rất nhiều cơ hội phát triển xung quanh các khu dành cho người nước ngoài như khách sạn, sòng bạc, nhà hàng và các khu giải trí", ông Lee nói.
Việt Dũng
Theo VNE
1% người giàu nhất giàu hơn phần còn lại của thế giới 1% những người giàu nhất trên toàn cầu hiện sở hữu số tài sản lớn hơn phần còn lại của thế giới cộng lại, theo Oxfam. Theo một báo cáo được công bố nhân sự kiện gặp gỡ thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sỹ, một nhóm rất nhỏ những người giàu có đã sở hữu phần...